Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu trường đại học dược California San Diego phát hiện trẻ bị béo phì có nguy cơ mắc chứng gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp và bệnh tim có vấn đề.
Chứng gan nhiễm mỡ không do cồn ở trẻ
Gan nhiễm mỡ không do cồn là hiện tượng mỡ tích lũy trong gan vượt quá 5% mà không phải do phải vì lý do cồn. Gan nhiễm mỡ dạng này có thể do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, dẫn đến tích quá nhiều mỡ trong cơ thể. Vậy nên trẻ em, nhất là trẻ em bị béo phì cũng có nguy cơ mắc chứng gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ không do cồn thường gặp ở trẻ béo phì ngay từ khi trẻ còn nhỏ
Trẻ bị gan nhiễm mỡ không do rượu có nguy cơ lên cơn đau tim và đột quỵ cao. Huyết áp cao và chứng bệnh về gan nhiễm mỡ không do cồn (NAFDL) được xem xét là những vấn đề sức khỏe mới nổi, đáng quan tâm hiện nay, liên quan đến chứng béo phì ở trẻ. Chứng bệnh này hiện đang ảnh hưởng đến 10% trẻ em Mỹ.
Gan nhiễm mỡ không phải là bệnh, mà là triệu chứng. Triệu chứng này là nguyên nhân phổ biến gây bệnh gan mãn tính ở Mỹ. NAFLD khá phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân, nó có thể biến chuyển, phát triển cùng với bệnh tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Gan nhiễm mỡ không do cồn có liên quan đến huyết áp cao
Viện Y Tế quốc gia nghiên cứu về bệnh NAFDL bằng cách quan sát 484 trẻ em từ 2-17 tuổi bị nhiễm NAFDL. Trong 48 tuần, nghiên cứu rút ra rằng, 21% thành viên trong nhóm có huyết áp cao. Huyết áp cao có tỷ lệ 2-5% ở trẻ bình thường và 10% ở trẻ béo phì. Trẻ bị béo phì thường có nguy cơ huyết áp cao và gan nhiễm mỡ song song.
Nghiên cứu cũng cho biết, các em gái có nguy cơ huyết áp cao lớn hơn các em trai. Tiến sĩ Jeffrey Schwimmer, Khoa Nhi trường UC- San Diego mô tả: “ Cùng với nguy cơ tim mạch, chúng tôi nhận thấy trẻ mắc chứng huyết áp cao dễ bị gan nhiễm mỡ hơn trẻ em huyết áp bình thường. Điều này khiến cho bệnh gan trở nên nghiêm trọng hơn.”
Hiện tượng huyết áp cao và gan nhiễm mỡ rất gần nhau
Bác sĩ Schwimmer và đồng sự cho biết chẩn đoán, quản lý và kiểm soát huyết áp là một thành phần không thể thiếu trong công tác quản lý lâm sàng bệnh nhi mắc chứng NAFLD. Theo nghiên cứu và thống kê, trẻ em bị NAFDL thường có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao. Huyết áp cao cũng là một trong những nguyên nhân gây tàn tật và tử vong ở trẻ nhỏ và nó thường xảy ra rất sớm. Mặc dù hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị NAFDL nào được phê duyệt, vẫn có những điều trị dành cho bệnh cao huyết áp, Bác sĩ Schwimmer cho rằng kiểm soát chứng huyết áp cao sẽ giúp giảm nguy cơ mắc tim mạch ở trẻ, đảm bảo cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ ở tuổi thành niên,”
“ Các bậc phụ huynh và y bác sĩ nên nhận thức được nguy cơ của trẻ bị nhiễm gan nhiễm không do cồn. Xác định và điều trị huyết áp cao càng sớm thì bệnh nhi sẽ khỏe mạnh hơn khi trưởng thành.
Ngoài mối liên quan giữa huyết áp cao và bệnh gan, gần đây, Tạp chí Y Tế công bố nghiên cứu của hội JAMA cho biết có mối liên quan giữa phơi nhiễm kháng sinh và chứng béo phì thuở thơ ấu. Theo một nghiên cứu mới về Kho bệnh trẻ em nghiên cứu mối liên hệ giữa việc ngủ ít và nguy cơ béo phì tăng ở trẻ.
Kết luận:
Thời thơ ấu là thời kỳ cơ thể mỏng manh, yếu ớt nhất, nhưng cũng là thời kỳ đặt nền móng cho sức khỏe của các em sau này. Vì thế cha mẹ nên cẩn thận, chú ý đến các bệnh của trẻ, phát hiện điều trị càng sớm, bé càng chóng khỏe và có sức khỏe tốt, sống có ích trong tương lai.
Dược sĩ Hưng
Giải Độc Gan An Bình
Gan tốt – Sức khỏe tốt
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza