Thức ăn có đường có khả năng tàn phá cơ thể bạn, từ răng cho tới thắt lưng. Không chỉ vậy, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, các loại thực phẩm giàu carbohydrate và đường tinh chế có thể gây đau, viêm và cứng khớp, dẫn tới viêm khớp.
Mối quan hệ giữa đường và viêm khớp dạng thấp
Rất nhiều bằng chứng đã chỉ rằng thói quen ăn uống có thể tác động đến tình trạng viêm trong cơ thể, đặc biệt là đối với chứng viêm khớpp. Cuộc khảo sát năm 1989 đã cho thấy, bệnh nhân bị bệnh khớp có dấu hiệu gia tăng triệu chứng sau khi ăn một chế độ dinh dưỡng với các loại thịt, muối, caffeine, chất béo và thậm chí một số loại rau nhất định như khoai tây, cà chua, cà tím.
Đường khiến viêm khớp trầm trọng hơn
Theo tạp chí American Colledge năm 2006, đường là thủ phạm gây viêm đau khớp khi công bố mối quan hệ tạm thời giữa lượng đường trong máu với bệnh viêm khớp, thường là kết quả của việc ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường và carbohydrate cao gây viêm, đặc biệt là những người bị viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các mô khỏe mạnh. Trong trường hợp của RA, các hoạt dịch, hoặc màng mỏng bao phủ các khớp, bị phá hủy, dẫn đến viêm lan rộng và đau.
Những người có loại viêm khớp cũng có thể gặp khó khăn trong việc quản lý lượng đường huyết của họ. Điều có này liên quan đến việc tiêm corticosteroid, là một loại phương pháp điều trị phổ biến với chứng viêm khớp dạng thấp, cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu người bệnh.
Insulin là một hormone được sản xuất trong tuyến tụy giúp đường từ thực phẩm bạn ăn được các tế bào khác, nơi nó được chuyển đổi thành năng lượng. Khi tế bào trở nên kháng insulin, glucose vẫn còn trong máu.
Theo một nghiên cứu tương tự được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch Mỹ, lượng đường trong máu cao, dù chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, cũng có thể kích hoạt hóa chất gọi là chất gây viêm cytokines . Các cytokine có thể làm tăng phản ứng viêm và gây tổn hại khắp cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Các bệnh về khớp cho thấy tầm về ảnh hưởng của chế độ ăn uống với sức khỏe của họ, và yêu cầu người tham gia loại bỏ các loại thực phẩm nhất định, bao gồm đường, trong chế độ ăn uống của họ. Những người tham gia theo chế độ ăn loại trừ này trong hơn một năm, và sau đó dần dần sử dụng lại các loại thực phẩm trên. Kết quả cho thấy 45 phần trăm người bị RA đã tham gia vào nghiên cứu cảm thấy một sự gia tăng các triệu chứng viêm khớp sau khi tái sử dụng các loại thực phẩm như thịt, đường và cà phê.
Thay đổi chế độ ăn uống để giảm viêm
Đây là một đề tài nghiên cứu đầy hứa hẹn, giúp khắc phục những nỗi đau do viêm khớp. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để xác nhận mối liên hệ giữa lượng đường và tình trạng viêm.
Các loại thuốc có thể điều trị được chứng viêm và đường huyết cao, và áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cải thiện các chứng viêm khớp. Đối với những người bị viêm khớp, duy trì mức đường huyết cố định bằng cách thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ít đường, với hàm lượng carb thấp giúp ngăn ngừa tình trạng đường tăng đột biến, gây giải phóng các cytokine gây viêm.
Kết luận
Một chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn có thể giúp duy trì một cân nặng phù hợp, theo đó, áp lực trên khớp sẽ lần lượt được giảm dần. Thừa cân gây căng thẳng lên khớp xương, vậy nên ăn ít và ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng, ít đường và giàu chất xơ sẽ giúp giảm nhẹ gánh nặng cho người viêm khớp.
Dược sĩ Hưng
JOINTKING – HỖ TRỢ CHỮA TRỊ THOÁI HÓA KHỚP
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza