Hệ thống miễn dịch bao gồm nhiều tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm, nhiễm. Tuy nhiên, trẻ em có nguy cơ bị ốm nhiều hơn bởi hệ miễn dịch của các em vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Trên thực tế, ” Tạp Chí Phụ Huynh” cho biết phần lớn trẻ em ở tầm sáu đến tám thường dễ bị cúm, cảm lạnh và viêm tai giữa hàng năm. Mặc dù bệnh tật khó tránh, nhưng đề cao hệ miễn dịch sẽ giúp bé khỏe hơn. Có 7 bước giúp nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ.
Chơi với trẻ
Béo phì có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ phải gồng lên để chống chọi, tuy nhiên, các bài tập thể dục có thể nâng tỷ lệ bạch cầu và tăng khả năng của bạch cầu giúp nó chiến đấu với ốm đau, bệnh tật. Đạp xe, đi dạo da đình và chạy vòng quanh trẻ mỗi ngày sẽ tạo cho trẻ thói quen vận động hàng ngày, giúp bé không lo béo phì, bệnh tật.
Dạy trẻ thói quen rửa tay
Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên với nước ấm và xà phòng sau khi ăn hoặc sau khi sử dụng nhà vệ sinh, sẽ giúp ngăn một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Đồng thời, hãy nhắc nhở người trông trẻ và khách tới nhà rửa tay thường xuyên sẽ giúp trẻ bớt phải tiếp xúc với vi khuẩn hơn.
Chế độ ăn ít đường
Cho trẻ ăn ít đường đi. Hấp thụ 100 g đường, xấp xỉ lượng đường trong một lon soda có thể giảm tính hoạt động của các tế bào bạch cầu tới 40% trong 5 giờ đồng hồ.
Ăn nhiều rau củ quả
Thay các loại thức ăn nhanh bằng rau, củ quả. Nhiều loại rau củ có chứa chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch. Sử dụng các loại kích thích miễn dịch như dưa vàng, ổi, dâu tây, mâm xôi và đu đủ, dùng sữa chua để cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất đó.
Luôn chuẩn bị cá, nước nước lạnh như cá hồi giàu omega 3, giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa. Nếu bạn không thể cho con bạn hấp thụ 3 oz cá hồi mỗi tuần thì hãy cho bé uống viên dầu cá, cũng nước hoa quả mỗi ngày.
Không hút thuốc quanh trẻ
Hút thuốc biến trẻ thành người hút thuốc gián tiếp. Trẻ em dễ bị ảnh hưởng vì chúng hít thở nhanh hơn và hệ thống thải độc của trẻ chưa thực sự phát triển. Trẻ em có nguy cơ bị viêm tai giữa, hen suyễn và viêm phế quản nếu chúng thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường khói thuốc.
Đi ngủ sớm
Một chất giúp kích thích hệ tiêu hóa có tên gọi là interleukin-1 được giải phóng trong giấc ngủ. Nếu con bạn không ngủ đủ giấc, hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng. Theo như trang web KidsHealth, trẻ nhỏ cần ngủ từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ và cần 9 tiếng đồng hồ để ngủ khi chúng lớn hơn.
Kết luận:
Trẻ nhỏ rất dễ bị bệnh vì hệ miễn dịch của các em khá yếu. Do vậy, các bậc phụ huynh cần phải chú ý, chăm sóc các bé và nâng cao hệ miễn dịch cho các bé. Ngoài các biện pháp trên, các bậc phụ huynh có thể cho bé sử dụng các loại thuốc hỗ trợ để cải thiện hệ miễn dịch, tất nhiên khi có chỉ định của bác sĩ.
Dược sĩ Hưng
SORENTO ONE
CHO TIÊU HÓA KHỎE – CHO TRẺ HAM ĂN
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza