HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Phòng ngừa chứng “chân tay lạnh” vào mùa đông

    Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người có cảm giác bàn chân, bàn tay luôn lạnh cóng, buốt giá, tay chân đỏ tấy hoặc trắng bệch, đau nhức… mặc dù đã mặc ấm, đi tất. Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém.



    Vậy làm thế nào để loại cảm giác khó chịu này? Xin mách bạn 6 lời khuyên dưới đây giúp bạn phòng ngừa chứng “chân tay lạnh” vào mùa đông.



    1. Ăn các thực phẩm có rễ, củ



    Theo nghiên cứu, nguyên nhân khiến nữ giới đặc biệt là người già thường gặp chứng lạnh chân, tay vào mùa đông thường có liên quan tới việc cơ thể bị thiếu muối vô cơ.



    Trong các loại thực phẩm có rễ, củ như cà rốt, khoai lang, cải xanh, bắp cải, ngó sen, súp lơ, hành xanh… đều chứa một lượng lớn khoáng chất, có thể ăn kèm chúng với các loại thịt để giúp phòng ngừa chứng lạnh tay chân.



    2. Ăn thực phẩm chứa sắt


    Phụ nữ thiếu sắt dễ sợ lạnh, do đó nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như tiết động vật, lòng đỏ trứng, thịt lừa, gan lợn, thận bò, lưỡi dê, đậu nành, hạt vừng, đậu khô, nấm mèo…



    ăn thực phẩm chứa sắt

    3. Ăn thực phẩm chứa Iốt


    Tuyến giáp trong cơ thể có thể bài tiết một loại hormone được gọi là thyroxine, có tác dụng sinh nhiệt, chất này do Iốt và tyrosine tổng hợp thành. Tyrosine có thể được sản xuất trong cơ thể, còn Iốt lại được bổ sung từ bên ngoài. Rong biển, tảo tía, các loại sò ốc, tôm, cua, hến, hàu, cá mòi, rau bina, cá đều giàu Iốt, hãy ăn nhiều các thực phẩm này.



    4. Ăn các loại thịt



    Hiệu quả chống lạnh của các loại thịt điển hình như thịt chó, dê, bò, thịt thú rừng, thịt nai, gà, vịt, chim cút, cá chép, thịt rùa, cá là tốt nhất. Chúng giàu protein, carbohydrates và chất béo, sản xuất nhiều nhiệt, giữ ấm, bổ sung khí huyết.



    5. Thực phẩm giàu vitamin E



    Chân tay lạnh là do tuần hoàn máu đến các bộ phận trong cơ thể kém. Vitamin E giúp mở rộng các mạch máu ngoại biên và thúc đẩy tuần hoàn máu, do đó nó có thể làm giảm tình trạng lạnh chân, tay.



    Thực phẩm giàu vitamin E bao gồm các loại hạt, bí đỏ, các loại hạt, mầm lúa mì, lòng đỏ trứng, rau lá xanh, thịt và các sản phẩm sữa…



    6. Thực phẩm chứa niacin



    Niacin có ích trong việc ổn định hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Nó giúp điều trị các chứng tiêu chảy kích thích, viêm da, và nở rộng các mạch máu ngoại biên, cải thiện chứng lạnh chân tay.



    Bạn có thể tìm thấy niacin ở trong gan động vật, trứng, sữa, pho mát, các sản phẩm từ bột mỳ chưa tẩy trắng, nấm, lạc, đậu, cà phê. Một bí quyết nữa là vitamin nhóm B giúp tổng hợp niacin. Do vậy, bạn có thể bổ sung 30-60 mg vitamin B mỗi ngày.

                                                                                                                                     


    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội