HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh sinh lý

    Các loại bệnh mụn rộp

    Mụn rộp là một bệnh lây lan. Đặc biệt là những phụ nữ bị bệnh mụn rộp ở âm đạo có thể truyền bệnh này cho người bạn đời của mình khi quan hệ tình dục. Chúng có thể xuất hiện ở môi, mắt, tay, chân… Về lý thuyết, mụn rộp có thể phát triển khắp nơi trên cơ thể. Tuy nhiên  số lượng những người bị mụn rộp ở cơ quan sinh dục vẫn chiếm số đông. 

     

    I. NGUYÊN NHÂN

     

    – Khác với nhiều người thường nghĩ bệnh mụn rộp chỉ có thể lây lan giữa 2 người với nhau. Trên thực tế bất cứ ai trong chúng ta đều có thể lây căn bệnh này khi đi bơi, dùng nhà vệ sinh công cộng, quan hệ tình dục… Tuy nhiên bệnh này chỉ lây từ người sang người, súc vật không phải là trung gian truyền bệnh

     

    – Ngại ngùng hay xấu hổ không dám nói căn bệnh này ngay cả với bác sỹ là nguyên nhân chính làm tăng số lượng người mắc bệnh mụn rộp, đặc biệt là những người bị mắc bệnh mụn rộp ở âm đạo. Do không được điều trị kịp thời, bệnh nhanh chóng lây lan sang các vùng bên cạnh và những vùng khác nhau trên cơ thể người bệnh. Không thể tự điều trị khỏi bệnh còn gây cho người bệnh những tác động xấu về tâm lý như căng thẳng, stress, lo âu… và rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc.

     

    II. CÁC LOẠI BÊNH   

     

    Có 2 loại vi rút chính gây nên bệnh mụn rộp

     

    1. HSV1 (mụn rộp ở môi):

     

    Căn bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa, biểu hiện là những đám mụn nước nhỏ trên môi, gây đau rát. Các vết rộp có thể biến mất tự nhiên hoặc do điều trị; tuy nhiên, virus herpes vẫn tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể và gây phiền toái khi có điều kiện.

     

    Bệnh mụn rộp ở môi

    Bệnh mụn rộp ở môi

     

    Các yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh rộp môi do herpes:

    • Tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương, cắn vào môi khi ăn…).
    • Chấn thương răng miệng, sốt, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên.
    • Hành kinh, có thai.
    • Suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần, chấn thương thể chất.
    • Giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch (AIDS, ung thư, đang xạ trị hay hóa trị, ghép tạng…).
    • Bệnh rất dễ lây truyền qua tiếp xúc (kể cả tiếp xúc gián tiếp như dùng chung khăn).

    Triệu chứng:

    – Biểu hiện đầu tiên là các triệu chứng ngứa, nóng rát hay cảm giác lăn tăn ở môi. Sau 12-24 giờ, những mụn nước nhỏ li ti xuất hiện, tập trung thành từng đám trên nền da sưng đỏ ở môi hay xung quanh môi (đôi khi ở miệng, cằm, mũi, hai má…), kèm với cảm giác đau, rát. Bệnh nhân thường có các triệu chứng kèm theo như hạch cổ, hạch dưới hàm sưng to, đau; sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng…

    – Sau 1-2 tuần, các mụn nước sẽ tự khô đi, đóng mày và sẽ lành mà không để lại sẹo. Nếu các mụn nước bị vỡ, chúng sẽ tạo ra các vết loét hay vết trượt, rồi cũng đóng mày và lành sau 10 ngày nhưng dễ bị nhiễm trùng hơn và gây lây lan virus herpes nhiều hơn.

    – Bệnh mụn rộp do herpes rất dễ tái phát khi có các yếu tố thuận lợi vì loại virus này vẫn tồn tại mãi mãi trong cơ thể, kể cả khi các vết rộp biến mất.

    Điều trị tại nhà bằng các bước sau:

    – Súc miệng bằng nước muối pha loãng để làm sạch, êm dịu vết thương và giảm nguy cơ bội nhiễm vi trùng. Tắm bằng nước ấm pha với muối hay thuốc tím thật loãng.

    – Dùng son dưỡng môi có vaseline và chất chống nắng (SPF>=15) để làm dịu các vết nứt (do thời tiết lạnh hoặc ánh nắng mặt trời gây ra. Không nên dùng kem hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp để tránh bội nhiễm.

     – Giảm tối đa căng thẳng, lo âu; tăng cường dinh dưỡng.

    – Tránh các loại thức ăn giàu arginine (một chất cần thiết cho chu kỳ tái sinh của virus herpes) như dừa, đậu nành, lạc, chocolate, cà rốt… Nên ăn các loại thực phẩm mềm và nhạt như rau quả, trái cây, giá, thịt bò, cá, gà… để tránh kích thích các vết lở và các vùng da nhạy cảm xung quanh.

    – Uống thuốc giảm đau thông thường trong 7-10 ngày đầu. Nếu bệnh kéo dài, trầm trọng, lan rộng, gây biến chứng nặng hoặc xảy ra ở những bệnh nhân đặc biệt (trẻ sơ sinh, thai phụ, bệnh nhân bị AIDS, ghép nội tạng), cần có sự theo dõi của bác sĩ.

    Tránh lây bệnh bạn nên:

    • Không chạm vùng có sang thương (mụn nước, vết loét trợt) của mình vào người khác.
    • Không dùng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly, bát đũa, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”.
    • Rửa tay sau khi bôi thuốc.

    2. HSV2 (mụn rộp ở sinh dục).

    Bệnh lây nhiễm do siêu vi trùng herpes qua các hoạt động tình dục.

    Bệnh mụn rộp sinh dục nữ

    Triệu chứng:

    Nơi nhiễm HSV có cảm giác đau rát, vài giờ sau nổi mảng đỏ trên mặt da bị tổn thương và những mụn nước nhỏ, đau hoặc loét nông ở âm hộ, các môi sinh dục, cổ tử cung ở phụ nữ hoặc dương vật ở nam giới… xuất hiện trên mảng đỏ thành từng chùm hoặc rải rác. Bệnh nhân đi tiểu đau, vùng sinh dục dễ bị đau khi chạm vào. Phụ nữ có thể bị ra huyết trắng. Vài ngày sau mụn nước vỡ, tạo nên các vết loét có vảy, đau đớn. Từ 7-20 ngày, vảy bong ra để lại vết trợt đỏ rồi lành, không gây sẹo. Bệnh Herpes thường tái phát nên dù đã khỏi nhưng sau một thời gian vẫn bị lại. Lần đầu nhiễm bệnh Herpes sinh dục có triệu chứng giống như bệnh cúm (đau bắp thịt, mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ), đi tiểu đau và nước tiểu ít, hạch bạch huyết bị sưng; sưng, đau hoặc ngứa quanh bộ phận sinh dục. 

    Biến chứng:  

    Ở người trưởng thành, ngoài vết loét da, Herpes sinh dục không gây ra các biến chứng gì nặng nề khác. Khi mẹ mang thai bị Herpes sinh dục với các vết loét da có thể lây qua cho con trong quá trình đứa trẻ được sinh ra qua ngã âm đạo. Trường hợp này, Herpes sinh dục có thể gây tổn thương não, mờ mắt hoặc tử vong cho trẻ. Nhiễm Herpes sinh dục từ mẹ qua con thường gặp hơn nếu mẹ bị nhiễm và bộc phát lần đầu khi mang thai hoặc đang ở trong giai đoạn hoạt động của herpes sinh dục.

    Định bệnh và điều trị:

    Đình bệnh bằng cách khám xét lâm sàng và xét nghiệm chất dịch tiết ra từ những nốt lở loét. Điều trị bằng loại thuốc viên trị mụn rộp sinh dục. Hiện trên thị trường phổ biến là dùng famciclovir, aciclovir và valaciclovir. Công dụng của những loại thuốc này là ngăn chặn siêu vi khuẩn trùng rộp sinh sôi nảy nở.


    Dùng bao cao su có thể phòng tránh được nhiều loại bệnh hoa liễu. Dù bao cao su không che phủ hết những điểm có thể tránh lây bệnh mụn rộp nhưng đó vẫn là biện pháp tốt. Theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam, người ta thường dùng trà, chè tươi hay bã cà phê đắp lên mụn rộp cũng có công hiệu. Điều này có cơ sở bởi một báo cáo khoa học của phương Tây cũng cho biết siêu vi trùng herpes sẽ bị kiềm hãm trong môi trường cafein.

     

    Bệnh mụn rộp sinh dục nam

     
    III. MỘT SỐ LỜI KHUYÊN

     

    Khi phát hiện mình bị mụn rộp bạn cần nhanh chóng đi khám bác sỹ. Các xét nghiệm sẽ cho chẩn đoán chính xác và việc điều trị sẽ đạt kết quả tối ưukhi bạn tuân thủ các nguyên tắc:

     

    – Không sờ vào, không gãi hoặc băng bó những vùng bị tổn thương

     

    – Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục khi người bạn đời của bạn bị mụn rộp.

     

    – Rửa tay bằng xà phòng sau khi rửa, chạm vào… những vùng tổn thương

     

    – Không dùng chung những dụng cụ như găng tay, khăn mặt… trong nhà tắm, nhà vệ sinh

     

    – Không thơm, hôn… những người đang bị mụn rộp ở môi.

     

    – Không đưa tay lên mắt đề phòng bệnh có thể lây lan lên phần này.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần