MỘT SỐ BỆNH CỦA QUẢ TIM CÓ THỂ GÂY SUY TIM:
(1). Những bệnh tim bẩm sinh mắc từ khi còn nằm trong bụng mẹ, như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch,v.v..
(2). Những bệnh van tim, do thấp khớp cấp để lại hậu quả. Hàng đầu là hẹp hai lá, rồi đến hở hai lá, hở van chủ, hẹp van chủ. Những bệnh này thường mắc từ tuổi đi học, 7-16 tuổi, nhưng phần nhiều lớn lên mới được chẩn đoán.
(3). Những bệnh tim do thiếu máu cục bộ, như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, một số loạn nhịp hoặc suy tim. Đây là bệnh của những người đứng tuổi 40-50 tuổi trở lên.
(4). Những viêm cơ tim, do nhiễm trùng, những bệnh cơ tim nguyên nhân chưa rõ như bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, tuổi nào cũng có thể mắc.
(5). Những bệnh màng ngoài tim như tràn dịch, viêm co thắt màng ngoài tim, phần lớn do nhiễm trùng các loại, nên không phụ thuộc vào tuổi.
(6). Những rối loạn nhịp tim như loạn nhịp hoàn toàn (còn gọi là rung nhĩ), tim quá chậm hoặc quá nhanh, cũng có thể gây suy tim.
– Ngoài những bệnh của quả tim kể trên, một số bệnh của mạch máu chủ yếu là của động mạch, cũng có thể đưa đến suy tim. Quan trọng nhất là tăng huyết áp; hẹp động mạch vành đã được coi là thiếu máu cục bộ cơ tim nói ở trên rồi. Hẹp động mạch thận cũng có thể dẫn đến suy tim vì nó cũng làm tăng huyết áp.
– Những bệnh của phế quản hoặc bệnh phổi mạn tính, lâu ngày có thể đưa đến suy tim, gọi là tim phổi mạn.
– Cuối cùng một số bệnh toàn thân cũng có khi dẫn đến suy tim, điển hình là suy tim do tuyến giáp hoạt động thái quá (nhiễm độc giáp) hoặc kém quá (suy giáp), suy tim do thiếu máu bất kỳ nguyên nhân nào. Một số nhiễm độc hoặc suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải cũng đôi khi gây ra suy tim.
– Chú ý lao động thể lực quá sức, nếu tim bình thường, không thể đưa đến suy tim được. Người đưa tin chiến thắng chạy 42 kilomet từ Marathon đến Athenes (Hylạp) năm 490 trước Công Nguyên, chết vì kiệt sức chứ tim không suy. Gần đây một số võ sỹ quyền Anh chết ngay sau trận đấu, cũng không phải vì suy tim mà vì chảy máu não. Cho nên nếu tim không có bệnh thì các vận động viên cũng như những người lao động nặng, không nên sợ suy tim mà không dám tập và làm việc hết sức mình.
– Lao động trí óc cũng vậy, làm việc quá sức cũng không gây suy tim. Mất ngủ kéo dài, buồn phiền lo lắng, căng thẳng thần kinh có thể gây những rối loạn chức năng nhẹ về thần kinh tim chứ không thể trực tiếp gây suy tim được.
Theo kinh nghiệm thực tế Việt Nam, có thể phần nào dựa theo tuổi để tìm nguyên nhân suy tim. Ở tuổi trẻ, thanh thiếu niên bị suy tim phần nhiều do thấp khớp cấp, các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh. Ở người đứng tuổi từ 40-45 trở lên, nên nghĩ đến các nguyên nhân tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim. Còn các nguyên nhân có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim và các bệnh toàn thân.
TRIỆU CHỨNG CỦA SUY TIM TRÁI, SUY TIM PHẢI
Suy tim thường xuất hiện với các triệu chứng như khó thở, ho, nhịp tim nhanh…
A. SUY TIM TRÁI
1. Triệu chứng cơ năng
a. Khó thở: Là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở xảy ra thờng xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở nên thờng phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở một cách dần dần, nhưng nhiều khi đến đột ngột, dữ dội như trong cơn hen tim hay phù phổi cấp.
b. Ho: Hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Thường là ho khan nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn ít máu.
2. Triệu chứng thực thể
a. Khám tim: Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch sang trái. Nghe tim: Ngoài các triệu chứng có thể gặp của một vài bệnh van tim đã gây nên suy thất trái, ta thường thấy có ba dấu hiệu:
– Nhịp tim nhanh.
– Có thể nghe thấy tiếng ngựa phi.
– Cũng thường nghe thấy một tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, dấu hiệu của hở van hai lá cơ năng vì buồng thất trái giãn to.
b. Khám phổi:
– Thường thấy ran ẩm rải rác hai bên đáy phổi. Trong trường hợp cơn hen tim có thể nghe được nhiều ran rít và ran ẩm ở hai phổi, còn trong trờng hợp phù phổi cấp sẽ nghe thấy rất nhiều ran ẩm to, nhỏ hạt dâng nhanh từ hai đáy phổi lên khắp hai phế trường như “thủy triều dâng”.
– Trong đa số các trường hợp, huyết áp động mạch tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu lại bình thường nên số huyết áp chênh lệch thường nhỏ đi.
B. SUY TIM PHẢI
1. Triệu chứng cơ năng
a. Khó thở: ít hoặc nhiều, nhưng khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần và không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái.
b. Ngoài ra, bệnh nhân hay có cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải (do gan to và đau).
2. Triệu chứng thực thể
a. Chủ yếu là những dấu hiệu ứ máu ngoại biên:
– Gan to đều, mặt nhẵn, bờ tù, đau một cách tự phát hoặc khi sờ vào gan thì đau. Lúc đầu gan nhỏ đi khi đợc điều trị và gan to lại trong đợt suy tim sau, nên còn gọi là gan “đàn xếp”. Về sau, do ứ máu lâu ngày nên gan không thể nhỏ lại được nữa và trở nên cứng.
– Tĩnh mạch cổ nổi to và dấu hiệu phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính. Áp lực tĩnh mạch trung ương và áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng cao.
– Tím da và niêm mạc: Tím là do máu bị ứ trệ ở ngoại biên, nên lượng Hemoglobin khử tăng lên trong máu. Tùy mức độ suy tim mà tím nhiều hay ít. Nếu suy tim nhẹ thì chỉ thấy tím ít ở môi và đầu chi. Còn nếu suy tim nặng thì có thể thấy tím rõ ở toàn thân.
– Phù: Phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi dưới, về sau nếu suy tim nặng thì có thể thấy phù toàn thân, thậm chí có thể có thêm tràn dịch các màng (tràn dịch màng phổi, cổ chớng…). Bệnh nhân thường đái ít (khoảng 200 – 500ml/ngày). Nước tiểu sậm màu.
b. Khám tim:
– Sờ: có thể thấy dấu hiệu Hartzer (tâm thất phải đập ở vùng mũi ức), nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có dấu hiệu này.
– Nghe: ngoài các triệu chứng của bệnh đã gây ra suy tim phải ta còn có thể thấy:
(a) Nhịp tim thường nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải.
(b) Cũng có khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do hở van ba lá cơ năng. Khi hít vào sâu, tiếng thổi này thờng rõ hơn (dấu hiệu Rivero-Carvalho).
(c) Huyết áp động mạch tối đa bình thường, nhưng huyết áp tối thiểu thường tăng lên.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi