HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh cảm lạnh

    I. CÓ THỂ DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG NHIỄM BỆNH CẢM LẠNH

    Các nhà khoa học tại Mỹ phát hiện dấu hiệu ở hệ miễn dịch cho thấy khả năng một người dễ mắc bệnh cảm lạnh.Nhóm nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon, Philadelphia (Mỹ) nghiên cứu chiều dài telomere trong tế bào bạch cầu của 152 người khỏe mạnh từ 18 đến 55 tuổi.

    Telomere bảo vệ thông tin của nhiễm sắc thể

    Telomere bảo vệ thông tin của nhiễm sắc thể

    Telomere là phần cuối của các nhiễm sắc thể, có vai trò bảo vệ nhiễm sắc thể không bị mất thông tin khi các tế bào trong cơ thể phân chia. Khi con người càng lớn tuổi thì telomere càng ngắn đi, khiến con người dễ bệnh tật hơn.
     
    Nhóm nghiên cứu nhận thấy chiều dài của telomere ở độ tuổi 22 có thể giúp dự đoán khả năng nhiễm bệnh về hô hấp của một người.
     
    Họ cho rhinovirus tiếp xúc với các telomere. Đây là các virus gây bệnh cảm lạnh thông thường. Sau đó họ quan sát trong 5 ngày để xem xét khả năng bị nhiễm bệnh.
     
    Kết quả cho thấy những đối tượng có telomere càng ngắn thì càng dễ bị nhiễm vi rút cảm lạnh.
     
    “Nghiên cứu cho thấy có thể dự đoán khả năng dễ bị nhiễm bệnh của con người dựa vào chiều dài của telomere từ khi họ còn trẻ tuổi”,
     
    II. NGUYÊN NHÂN
     
    -Thủ phạm hay gặp nhất và rất dễ lây là virut rhinovirus.
     
    – Lý do thời tiết lạnh chỉ là một phần, yếu tố quan trọng hơn là do mọi người bị lây sang nhau.
     
    – Cảm lạnh có thể bị lây do tiếp xúc với nước bọt hay hít phải virut trong không khí, đặc biệt là không khí mà trước đó có người xì nước mũi hay ho.
     
    III. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

    Triệu chứng thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus và bao gồm:

    • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
    • Họng ngứa và đau
    • Ho
    • Đau người hoặc đau đầu nhẹ
    • Hắt hơi
    • Chảy nước mắt
    • Sốt nhẹ
    • Mệt mỏi nhẹ
    bệnhcảm lạnh
    Người bị cảm lạnh
    IV. PHÒNG BỆNH
     
    1. Rửa tay sạch
     
    Điều này thật sự rất dễ hiểu. Nhưng không phải ai cũng có thói quen làm chuyện đơn giản này. Cảm lạnh thông thường chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, một người nào đó hắt hơi vào bàn tay của họ, rồi chạm vào một đồ vật, sau đó lại có một người chạm vào vật này thì nguy cơ người chạm vào sau bị mắc bệnh là rất cao. Chính vì vậy, rửa tay thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus cúm và cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hay miệng. Vì vậy, hãy cố gắng tránh chạm vào khuôn mặt của bạn nếu như bạn vừa đi đâu về và chưa rửa tay.
     
    2. Sử dụng khăn giấy
     
    Vì vi trùng, vi khuẩn có thể bám vào tay bạn, chính vì vậy, hãy dùng khăn giấy khi hắt hơi, xì mũi hay ho để tránh không cho các chất nhờn, tức là cả các loại vi khuẩn có cơ hội được phát tán trong không khí. Nếu mọi người cùng dùng khăn giấy, bầu không khí sẽ bớt đi được các mầm mống gây bệnh. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ vất giấy ăn vào thùng rác sau khi đã sử dụng nhé.
     
    3. Có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng
     
    Nếu chế độ ăn uống của bạn có nhiều chất béo, đường và caffeine, thêm vào đó bạn thường xuyên bỏ bữa thì rất có thể bạn sẽ có nguy cơ bị cảm cúm cao. Do đó, trước khi uống thuốc để tránh cảm lạnh, bạn cần phải nhận ra rằng thực phẩm tốt chính là loại thuốc bổ dưỡng nhất. Khi bạn ăn, các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Còn khi bạn uống thuốc, thành phần trong viên thuốc không thể cung cấp cho bạn các chất như trong thực phẩm hàng ngày. Do đó, hãy luôn đảm bảo bạn có một chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Trước hết, bạn nên ăn đủ các loại rau củ quả với rất nhiều màu sắc khác nhau như rau xanh, cà rốt vàng, bí đỏ, cà tím. Điều này sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn. Sữa chua cũng là một mục không thể bỏ qua. Một nghiên cứu cho thấy tiêu hóa một cốc sữa chua mỗi ngày có thể làm giảm 25% nguy cơ bạn bị cảm cúm. Đây là kết quả từ hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong sữa chua, kích thích hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật.
     
    4. Uống nhiều chất lỏng
     
    Chất lỏng đầu tiên cần nói tới ở đây chính là nước lọc. Bạn cần rất nhiều nước cho hoạt động của cơ thể và loại bỏ các loai độc tố. Bên cạnh nước lọc, các loại nước canh hay trà thảo mộc cũng đem lại tác dụng chống cảm lạnh. Nếu như sáng sớm bạn uống một thìa mật ong có thêm một ít chanh thì hẳn nguy cơ cảm lạnh cũng giảm đi phần nào.
     
    Uống nhiều nước phòng cảm lạnh
    Uống nhiều nước chống cảm lạnh
     
    5. Tập thể dục
     
    Ai cũng nhắc đến lợi ích của việc tập thể dục. Tập thể dục tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, khi cơ thể vận động nhiều, mồ hôi ra cũng tăng khả năng phòng ngừa vi khuẩn, vi trùng bám trên da. Và hẳn không cần nhắc, bạn đọc cũng biết nên làm gì hàng ngảy, chỉ có điều, bạn có tập thể dục đều đặn như kế hoạch đề ra hay không. Hoạt động thường xuyên sẽ giúp bạn giảm được một nửa nguy cơ bị cảm lạnh. Và với những người hay hoạt động, dù có bị cảm lạnh thì cảm cũng không nặng như người ít vận động.
     
    6. Xông hơi khô
     
    Xông hơi khô thường dùng đá (sỏi) được đun nóng để làm tăng nhiệt độ phòng (khoảng 60 độ C), giúp mồ hôi vã ra thật nhiều. Hơi nóng từ xông hơi sẽ giúp kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động, lỗ chân lông mở rộng dưới tác động của nhiệt sẽ thúc đẩy sự đào thải các độc tố, chất bã nhờn và cả các loại vi khuẩn. Người nào xông hơi khoảng hai tuần một lần sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm lạnh so với những người không xông hơi. Hơn nữa, xông hơi cũng làm giãn các mạch máu dưới da, giúp mạch máu lưu thông, tinh thần thư giãn.
     
    7. Không hút thuốc
     
    Người nghiện thuốc nặng sẽ hay bị nhiễm lạnh. Điều này là do khói thuốc ra từ đằng mũi làm khô các lông trong lỗ mũi, khiến chất nhầy trong lỗ mũi không còn để có thể ngăn chặn được bụi bặm và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bạn hãy tìm cách để tránh phải sử dụng thuốc lá và hít phải thứ khói thuốc độc hại này.
     
    Thời tiết chuyển mùa rất dễ gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là cảm lạnh. Bài viết đã cung cấp tới bạn đọc một số cách cơ bản để cơ thể không bị cảm lạnh. Chúc bạn đọc sẽ biết cách chăm sóc mình để cơ thể luôn khỏe mạnh.
     
    V. ĐIỀU TRỊ
     
    Không có thuốc chữa khỏi cảm lạnh. Kháng sinh không có tác dụng chống lại virus gây bệnh. Các thuốc không kê đơn dùng đề chữa cảm lạnh không chữa khỏi bệnh cũng như không làm cho bệnh nhanh khỏi hơn.
     
    VI. CÁC BIỆN PHÁP TỰ CHĂM SÓC
    • Uống nhiều nước.
    • Nghỉ ngơi đầy đủ.
    • Giữ cho phòng ở luôn ấm và ẩm.
    • Súc họng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm hoặc uống nước chanh ấm pha với mật ong để làm dịu chỗ họng bị viêm và giảm ho.
    • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm giảm xung huyết mũi

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần