HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Virus cúm A/H7N9: Mối đe dọa tiềm ẩn mới của con người

    1. Bùng phát từ Trung Quốc

    Từ giữa tháng 2, liên tiếp tại Thượng Hải, An Huy, Giang Tô và mới nhất là Chiết Giang (Trung Quốc) xuất hiện các ca bệnh cúm H7N9, hầu hết đều trở nặng nhanh chóng. Đến nay, Trung Quốc đã có 14 ca mắc và 5 trường hợp tử vong. Riêng Thượng Hải có 6 người bệnh thì 4 đã tử vong. Trong 2 bệnh nhân còn lại có một trẻ 4 tuổi, trong tình trạng bệnh nhẹ. Tất cả đều làm công việc liên quan đến giết mổ gia cầm, có các biểu hiện ho, chóng mặt, sốt, khó thở. 
     
    Mới đây, Các quan chức ngành nông nghiệp Trung Quốc thông báo phát hiện virus cúm gia cầm H7N9 trên các mẫu chim bồ câu được lấy tại chợ. các mẫu chim bồ câu trên được lấy tại một chợ bán các mặt hàng nông sản ở quận Songjiang, Thượng Hải. Kết quả xét nghiệm mẫu trong phòng thí nghiệm cho kết quả dương tính với virus H7N9. Kết quả phân lập gene cũng cho thấy, chủng virus cúm H7N9 tìm thấy trên chim bồ câu tương đồng với loại virus trên các bệnh nhân cúm H7N9.
     
    Cúm A/H7N9 là một loại virus có nguồn gốc từ gia cầm. Hiện tại, WHO khẳng định đây là lần đầu tiên việc nhiễm cúm này gây bệnh nặng trên người, đồng thời vẫn chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người.
     
    Ian Jones, một giáo sư về virus học tại Đại học Reading, Anh, cho rằng 3 loại cúm gia cầm H5, H7 và H9, được các chuyên gia coi là mối đe dọa tiềm ẩn đối với con người. Tiến sĩ Timothy O’Leary, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới trong khu vực cho biết, cơ quan này đang theo dõi sát sao diễn biến tình hình tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có chứng cứ rõ ràng cho thấy virus này lây từ người sang người.
    Đa số trường hợp tử vong ở người liên quan đến virus cúm gia cầm là do chủng cúm độc lực mạnh H5N1. H7N9 là một loại virus gia cầm ít phổ biến, ít có khả năng gây bệnh và không dễ dàng lây sang con người. 
     
    2. Cảnh báo cúm H7N9 từ Trung Quốc có thể lan vào Việt Nam
     
    Việc chẩn đoán cúm H7N9 gặp nhiều khó khăn
     
    Hiện tại, đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 chưa rõ ràng. Tuy nhiên, đường lây truyền nói chung của cúm gia cầm thường lây lan từ gia cầm sang người. Cơ chế lây lan chủ yếu là từ chất thải của gia cầm ra môi trường và từ môi trường lây lan sang người. Đặc biệt với những người trực tiếp giết mổ, chế biến gia cầm, nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Bằng chứng là tất cả 10 người mắc cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đều làm công việc liên quan đến giết mổ gia cầm, có các biểu hiện ho, chóng mặt, sốt, khó thở…
     
    Do đặc tính của virus cúm là đột biến và biến đổi cao nên thường có độc lực cao và khi đã có bất thường rất dễ lây lan từ người sang người. Hiện tại, WHO khẳng định đây là lần đầu tiên cúm A/H7N9 gây bệnh nặng trên người, đồng thời vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cúm A/H7N9 lây từ người sang người.
     
    Virus mới H7N9 lây lan sang người từ con vật chủ nào hiện đang có nhiều giả thiết được đưa ra. Một chuyên gia của WHO nhận định, cúm A/H7N9 có thể không phải lây từ gia cầm sang người, mà có thể từ một loài động vật có vú nào đó, có thể là lợn. 
     
    Một chuyên gia khác của Trung tâm Hợp tác cúm của WHO lại cho rằng, không loại trừ nguy cơ virus cúm A/H7N9 xuất phát từ chính con người rồi phát tán vào tự nhiên, tuy nhiên phán đoán này là quá sớm. Hầu hết các nhà khoa học đang tập trung hoài nghi về lợn; vì trên sông Hoàng Phố gần Thượng Hải gần đây liên tiếp xuất hiện tình trạng lợn chết bị thả trôi sông. Các con lợn trôi sông có thể chết vì dịch bệnh gây ra bởi circoviruses, một loại mầm bệnh lây lan trên lợn. Do vậy, tìm ra vật chủ gây bệnh đang được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu để từ đó giảm nguy cơ người phơi nhiễm và ngăn các trường hợp mắc mới
     
    Tại Việt Nam, theo thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh việt Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Lý do là vì về mặt lâm sàng biểu hiện bệnh cúm do virus H7N9 không có sự khác biệt so với cúm H5N1 hay các chủng cúm khác như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt… Vì thế, xác định yếu tố dịch tễ liên quan là rất quan trọng, có thể liên quan đến gia cầm hoặc đi từ vùng dịch về.
     
    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trước đây một số nước như Hà Lan, Canada, Mỹ, Mexixo từng phát hiện các ca mắc cúm H7N7, H7N3… nhưng những ca mắc cúm H7N9 ở Trung Quốc là lần đầu. Theo báo cáo bước đầu thì virus cúm này nhạy cảm với Tamiflu. Vì thế, các bệnh viện cần lên kế hoạch chuẩn bị đủ cơ số thuốc cần thiết. Ngay trong tuần sau Bộ sẽ ban hành phác đồ điều trị.
     
    Theo PGS.TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, điều đáng lo ngại nhất của chủng cúm mới H7N9 là nó nằm trong nhóm nguy cơ lây từ động vật sang người, H7N9 sống ở chim hoang dã.
     
    GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, đây là lần đầu tiên cúm A/H7N9 xảy ra ở người. “Vi rút cúm H7N9 này lưu hành ở các đàn gia cầm, còn H7N9 chưa từng xuất hiện ở người bao giờ và các nhóm vi rút cúm A/H7 thường gây bệnh nhẹ ở người với hội chứng cúm và viêm kết mạc”, 
     
    Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia lo lắng nhất là các dấu hiệu đặc trưng của chủng cúm mới hoàn toàn không có sự khác biệt với các chủng cúm khác. Chưa rõ đường lây truyền, chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vắc xin.
     
    “Cúm H7N9 lần đầu tiên phát hiện trên người, Trung Quốc chưa bao giờ có báo cáo, lần này lại có ca bệnh trên người. Điều mà chúng ta quan ngại, đó là mặc dù phát hiện trên người nhưng nguồn lây từ đâu chưa phát hiện. Xét nghiệm trên cả gia cầm, thủy cầm, lợn không phát hiện cúm này. Cũng có thể giả thiết từ chim hoang dã nhưng chúng ta chưa từng làm xét nghiệm liên quan đến nó. Đường lây truyền căn bệnh này cũng chưa rõ ràng, liệu nó có lây từ người sang người hay không? Bởi ca bệnh đầu tiên mà Trung Quốc phát hiện là hai bố con trong cùng một gia đình và đều đã tử vong. Nhưng cũng chưa đủ bằng chứng để chứng minh lây từ người sang người”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ.
     
    Theo BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khó khăn của chủng cúm mới này là chẩn đoán lâm sàng không có sự khác biệt so với nhiều loại cúm khác. Vì thế, phải căn cứ vào yếu tố dịch tễ để phát hiện. Có thể liên quan đến gia cầm và người từ vùng dịch để hạn chế tác hại. Ngoài ra, với thuốc Tamiflu hiện vẫn chưa xác định có tác dụng với chủng cúm mới hay không, vì thế chờ kết luận của các chuyên gia WHO và các nơi tiếp nhận ca điều trị.
     
    Theo đó, chủng cúm mới A/H7N9 gây các biểu hiện ho, sốt cao, khó thở, viêm kết mạc… như với hội chứng cúm thông thường khác.“Không chỉ cần cảnh giác với chủng cúm mới mà chúng ta cũng cần lưu ý đến các chủng cúm đang hiện hành. BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận 1 ca rất nặng và đã tử vong vì cúm A/H1N1. Vì thế cần luôn sẵn sàng có thuốc Tamiflu ở các cơ sở y tế để cho điều trị ngay khi có dấu hiệu cúm”, BS Hà cảnh báo.
     
    Việt Nam sẵn sàng đối phó với dịch cúm H7N9
     
    Với đường biên giới giáp Trung Quốc khá dài, trong khi đó tình trạng gia cầm gia cầm lậu vẫn ồ ạt tuồn qua biên giới khiến nguy cơ xâm nhập của chủng cúm này là rất lớn. Tình trạng nhập lậu gia cầm và con giống vào nước ta tuy đã được kiểm soát, nhưng vẫn còn chưa triệt để. Việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gà lậu vẫn ngang nhiên và công khai ở khắp các địa phương. Do đó, việc ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của chủng virus H7N9 vào trong nước là việc làm không dễ.
     
    Trước nguy cơ bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào, trong ngày 4/4, Thủ tướng đã có công điện yêu cầu các ngành quyết liệt ngăn gia cầm nhập lậu, chống sự xâm nhiễm H7N9. Bộ Y tế cũng đã có công điện gửi các tỉnh, thành yêu cầu triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 55/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm”. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 4.4.2013 và thời gian thực hiện đề án trong 2 năm (2013-2014).
     
    cúm H7N9: Mối đe dọa tiềm ẩn của con người
     
    Việc buôn bán, vận chuyển gia cầm qua biên giới được kiểm soát chặt chẽ
     
    Cấm tất cả các hình thức buôn bán vận chuyển gia cầm qua biên giới phía bắc. Biện pháp phòng cúm A/H7N9 hữu hiệu nhất là phòng ngừa, không tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm không an toàn, chỉ sử dụng các sản phẩm đã qua nấu chín. Virus cúm gia cầm bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao qua nấu chín thức ăn. Bộ NNPTNT ngày 4.4 đưa ra lệnh cấm tất cả các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới các tỉnh phía bắc, để ngăn ngừa cúm A/H7N9 lây lan qua gia cầm. Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị: “Các tỉnh khẩn trương thông tin tới người dân về nguy cơ lây nhiễm chủng virus cúm mới H7N9 cho người gây tử vong và lây lan dịch bệnh cho đàn gia cầm trong nước, vận động người chăn nuôi gia cầm mua giống từ các cơ sở có uy tín trong nước, có nguồn gốc rõ ràng.
     
    Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, các Viện phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời ổ dịch cúm trên gia cầm. Đồng thời, triển khai tốt công tác kiểm dịch y tế biên giới, giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh, xử lý y tế kịp thời đối với trường hợp nghi mắc bệnh, đặc biệt chú ý khách nhập cảnh từ vùng có ca bệnh.
     
    Bộ Y tế khuyến cáo các đơn vị cần giám sát những trường hợp mắc bệnh viêm phổi nặng nghi do virus tại cơ sở y tế và cộng đồng, kịp thời lấy mẫu gửi xét nghiệm. Các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly, sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong khi có bệnh nhân. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
     
    Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cũng đã chỉ đạo các đầu mối trong hệ thống giám sát tăng cường lấy mẫu bệnh phẩm những ca bệnh nghi ngờ. Viện hiện có đầy đủ nhân lực, phương tiện máy móc, các sinh phẩm để tiến hành xét nghiệm, phát hiện ca bệnh nhiễm cúm A/H7N9 nếu có.
     
    Bên cạnh đó, việc giám sát chặt người nhập cảnh cũng cần thực hiện chặt chẽ để đối phó với dịch cúm H7N9. Vì thế, trong ngày 4-4, Cục Y tế đã gửi công điện khẩn tới Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, đề nghị giám sát chặt chẽ với người nhập cảnh vào Việt Nam, tiến hành kiểm tra thân nhiệt bằng máy đo nhiệt độ từ xa cho tất cả các hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đường hô hấp cấp cần được khám sàng lọc, cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ viêm phổi nặng do vi rút, đặc biệt nếu có yếu tố dịch tễ như đi từ vùng dịch về, tiếp xúc với gia cầm ốm, chết.
     
    kiểm soát nhập cảnh
     
    Giám sát chặt chẽ người nhập cảnh vào Việt Nam
     
    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dù rất quan ngại với chủng cúm mới, nhưng Tổ chức Y tế thế giới vẫn đưa ra khuyến cáo các nước thành viên chỉ giám sát không hạn chế đi lại. “Tuy vậy cần đặc biệt tăng cường hệ thống giám sát tại cửa khẩu và xây dựng kế hoạch phòng chóng cúm. Lấy mẫu bệnh nhân viêm phổi vi rút nặng xét nghiệm. Chúng ta phải chủ động bởi bệnh nhân vào, với những dấu hiệu đặc trung của cúm chúng ta không thể nhận biết được ngay bệnh nhân có mắc cúm A/H7N9 hay không, TS Long nói.
    Ông Long cũng chỉ đạo các vụ, cục liên quan cần chuẩn bị về thuốc, máy thở, trang thiết bị… sẵn sàng cho điều trị bệnh nhân khi phát hiện. Đồng thời cần xây dựng phác đồ điều trị chủng cúm mới này, cần ban hành và hướng dẫn ngay trong tuần tới. Cần nâng cao năng lực xét nghiệm cho các viện, đào tạo tập huấn trang bị cho các tỉnh vê PCA, xét nghiệm phát hiện sớm các ca viêm phổi nặng.
     
    Khuyến cáo của Bộ Y tế đối với người dân
     
    Để tránh nguy cơ xâm nhập và lây lan của virus cúm H7N9, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện các nguyên tắc đảm bảo ATVSTP. Hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, tránh đưa tay lên mũi và miệng, làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chẩt tẩy rửa thông thường. Đồng thời nâng cao sức khỏe bằng việc ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý.
     
    Người dân cần sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không vận chuyển, buôn bán, sử dụng động vật (lợn, gia cầm) ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc.
     
    Trường hợp bị cúm nên đeo khẩu trang nhằm hạn chế lây truyền ra những người chung quanh. Khi có biểu hiện sốt cao, ho, đau ngực, khó thở… cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
     
    Tăng cường vệ sinh ăn uống:Tự phòng, tránh dịch cúm gia cầm:
     
    – Chỉ ăn thịt, trứng và các sản phẩm khác của gia cầm được nấu chín kỹ.
     
    – Chỉ mua gia cầm và sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị bệnh.
     
    – Không ăn tiết canh.
     
    – Không làm thịt và ăn các loại gia cầm ốm, chết. 
     
    Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh:
     
    – Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm, trước khi ăn.
     
    – Rèn luyện thân thể, giữ ấm cơ thể, để nâng cao khả năng phòng bệnh.
     
    – Nên thay, giặt quần áo, rửa giầy dép hàng ngày. 
     
    Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh:
     
    – Hạn chế tiếp xúc gia cầm kể cả khi chúng còn khỏe.
     
    – Không cho gà đấu chọi, không xem chọi gà.
     
    – Chỉ giết mổ gia cầm khỏe; đeo khẩu trang, găng tay khi giết mổ; rửa dao, thớt bằng nước sôi sau khi giết mổ; nên có hai thớt để thái thịt sống và thái thịt chín.
     
    – Không cho trẻ em tiếp xúc với gia cầm hoặc chơi cạnh chuồng gia cầm.
     
    – Đeo khẩu trang, găng tay, mặc quần áo bảo hộ khi phải tiếp xúc với gia cầm. 
     
    Hãy đến ngay cơ sở Y tế nếu bị sốt cao trên 38 độ C, ho, đau ngực, khó thở kèm theo đau đầu, đau cơ mệt mỏi… để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc điều trị ở nhà.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần