85% vi khuẩn trong cơ thể người là lợi khuẩn
Theo Giáo sư Mario Clerici, chuyên ngành miễn dịch, Chủ tịch ngành Miễn dịch học, ĐH Y khoa Milano (Italia), con người được cấu tạo bởi 10.000 tỷ tế bào. Song lượng vi khuẩn trong cơ thể gấp 10 lần con số đó, gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn.
99% thông tin di truyền trong cơ thể con người là thông tin di truyền vi khuẩn. Và do chiếm đến 90% tế bào trong cơ thể người nên sự ổn định, cân bằng của chúng tác động rất lớn đến sức khỏe mỗi người.
Lợi khuẩn (probiotic) rất tốt cho cơ thể
Chúng tập trung nhiều nhất ở đường ruột. Trung bình, bộ phận này của mỗi người chứa đến 2kg vi khuẩn. Trong đó, 85% là lợi khuẩn (probiotic) và 15% là hại khuẩn. Nếu sự cân bằng này mất đi, tỷ lệ hại khuẩn gia tăng thì cơ thể sẽ suy yếu về khả năng miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc một số bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh về hệ tiêu hóa và hô hấp.
Chu kỳ tồn tại của probiotic là 10-15 ngày. Và theo một số chuyên gia trên thế giới, liều dùng chủng khuẩn dòng Lactobacillus khuyến cáo đối với trẻ em hiện là 3-5 tỷ/ngày; đối với người lớn 10-20tỷ/ngày.
Lợi khuẩn ngăn chặn được nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường ruột
Theo GS Mario, trong các tế bào hệ thống miễn dịch của Dạ dày – Đường ruột, vi khuẩn và kháng nguyên thực phẩm luôn tác động qua lại với nhau. Hệ quả của các nội tác động này dẫn đến trạng thái phản ứng miễn dịch hệ thống và nội bộ, kết quả liên quan đến sức khỏe hay kém sức khỏe.
Các nghiên cứu cho thấy probiotic được đề nghị sử dụng trong tiêu chảy do truyền nhiễm; tiêu chảy do dùng kháng sinh, hoại tử ruột, viêm âm đạo do vi khuẩn, bệnh dị ứng, tăng cường hệ thống miễn dịch, lây nhiễm Hp, sâu răng, táo bón, viêm khớp mãn tính.
Lợi khuẩn ngăn chặn được nhiều bệnh
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người già và trẻ em dùng probiotic trong 2 tuần sau tiêm chủng bệnh sởi sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn là nhóm không dùng.
Một nghiên cứu khác do chính GS Mario thực hiện và sẽ công bố trong thời gian tới cho thấy hệ miễn dịch của những người nhiễm HIV, được tăng cường nhờ dùng probiotic.
GS Mario cũng cho biết nghiên cứu trên bệnh nhân loét miệng cũng cho thấy quá trình liền các vết loét miệng được rút ngắn hơn ở nhóm dùng probiotic so với nhóm không sử dụng.
Riêng với bệnh tiêu chảy, nghiên cứu trên 119 trẻ em Phần Lan (2 tuần – 12 tuổi) cho thấy tỉ lệ trẻ vẫn bị tiêu chảy sau 2 tuần điều trị ở nhóm kiếm soát là 19% trong khi ở nhóm dùng probiotic chỉ là 5%; nghiên cứu trên 724 trẻ Pháp cho thấy sau 18 tuần theo dõi, nhóm dùng sữa chua thông thường có tỉ lệ tiêu chảy là 22% trong khi nhóm sữa chua có chủng protic L.casei là 16%, thời gian điều trị tiêu chảy ở nhóm dùng sữa chua là 3,95ngày trong khi ở nhóm dùng sữa chua có L.casei là 3.53 ngày; tỉ lệ dương tính với vi rút Rota lần lượt là 2,2% và 0,3%.
Theo khuyến nghị của PGS.TS Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đối với trường hợp phòng chống đi ngoài táo bón, tiêu chảy, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thì nên sử dụng mên vi sinh Protbiotic (dưới dạng như cốm, viên, thực phẩm có bổ sung probiotic) và trong các trường hợp cần thiết phải sử dụng liều cao theo kê đơn hoặc tư vấn của bác sĩ; và đối với cuộc sống hằng ngày, có thể sử dụng và coi các thực phẩm có bổ sung probiotic là một trong những thực phẩm ăn uống để làm đa dạng hóa bữa ăn hằng ngày, đồng thời bổ sung 1 lượng vi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza