HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Những loại sán dây gây bệnh ở người

    1. Những loại sán dây gây bệnh ở người 

    Trong 6 loại sán hay gây bệnh ở người thì sán dây lợn và cá có sự phân bố hạn chế hơn nhưng vẫn có ở Việt Nam, còn 4 loại sán kia thì có mặt trên toàn thế giới. Người là vật chủ cuối cùng duy nhất của sán dây bò và sán dây lợn. Cấu tạo của sán dây trưởng thành bao gồm một đầu, cổ và một chuỗi các đốt độc lập là nơi trứng hình thành. Đầu sán là bộ phận gắn kết của sán. 
     
    Bệnh nhân bị nhiễm nhiều con sán thường gặp là các sán nhỏ hoặc sán dây cá. Đối với sán dây lớn, ít khi một người nhiễm trên 1 hay 2 con sán dây bò, sán dây lợn.
     
    Sán dây bò: Ở hầu hết các nước chăn nuôi bò đều có bệnh sán dây bò. Các đốt trưởng thành của sán dây bò trong ruột người tự rời ra khỏi chuỗi và thải theo phân ra đất. Các đốt sán hoặc trứng bị động vật móng guốc ăn cỏ hoặc các loài bò nhà ăn phải, trứng nở ra phôi, đóng thành kén trong cơ gọi là các ấu trùng sán. Người ăn thịt bò sống hoặc nấu chưa chín chứa các ấu trùng sán còn sống – Cysticercus bovos sẽ bị nhiễm bệnh. Trong ruột người, các ấu trùng sán phát triển thành sán trưởng thành.
     
    Cách phát hiện bệnh sán dây
     
    Đường lây truyền của bệnh sán dây bò
     
    Sán dây lợn: Vòng đời của sán lợn cũng giống như vòng đời của sán bò, hoặc lợn ăn phân người có chứa các đốt sán và trứng rồi trở thành vật chủ của giai đoạn ấu trùng. Người bị mắc bệnh khi ăn thịt lợn nấu chưa chín chứa ấu trùng sán còn sống. Người còn là vật chủ trung gian khi bị nhiễm giai đoạn ấu trùng do ăn phải thức ăn và nước nhiễm trứng sán.
     
    Sán dây cá: Trứng sán theo phân người vào nước ngọt, đầu tiên bị các động vật giáp xác ăn, các động vật giáp xác lại bị cá ăn, cả hai loài này đều là vật chủ trung gian. Người bị bệnh khi ăn cá nước lợ hoặc cá nước ngọt còn sống hoặc chưa nấu chín. Các vật chủ khác gồm động vật như: chó, gấu và các động vật ăn cá khác.
     
    Sán dây tí hon có kích thước 25 – 40mm là loài sán đốt phổ biến nhất. Nhiễm sán dây tí hon hay gặp, nhất là ở trẻ em, ở những vùng vệ sinh còn kém trên toàn thế giới. Người là vật chủ cuối cùng của các dòng sán người; các dòng sán động vật gặm nhấm gây bệnh ở động vật gặm nhấm. Vòng đời của sán đặc biệt ở chỗ cả giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành đều có trong ruột người, gây nên quá trình tự nhiễm nội sinh và nói chung không có vật chủ trung gian. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người hoặc qua các vật dụng, nước, thức ăn.
     
    Sán dây của động vật gặm nhấm là sán gây bệnh ở động vật gặm nhấm. Nhiều loài côn trùng như bọ chét, bọ cánh cứng, gián, chuột là vật chủ trung gian. Người, chủ yếu là trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh do nuốt phải các côn trùng nhiễm sán, lẫn trong ngũ cốc hoặc các thực phẩm lưu trữ.
     
    Sán dây chó: Thường gặp ở trẻ nhỏ tiếp xúc gần với chó hoặc mèo nhiễm bệnh. Sự lây truyền do người nuốt phải các vật chủ trung gian nhiễm bệnh như bọ chét hoặc rận.
     
    Cách phát hiện bệnh sán dây
     
    Hình ảnh con sán dây
     
    2. Triệu chứng bệnh sán dây
     
    Các sán dây kích thước lớn: Bệnh nhân nhiễm các sán dây lớn nói chung không có triệu chứng. Nếu chú ý chỉ thấy một số triệu chứng tiêu hóa nghi ngờ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, đói, chóng mặt. Đôi khi gặp các dấu hiệu như nôn ra các đốt sán, tắc ống mật, tắc ống tụy hoặc viêm ruột. Nhiễm sán dây bò hoặc lợn có thể do bệnh nhân tự phát hiện khi thấy có các đốt sán trong phân, quần áo hoặc chăn đệm. Một số người nhiễm sán dây cá có triệu chứng thiếu máu hồng cầu to kèm với giảm tiểu cầu và bạch cầu. Thiếu máu là hậu quả do sán giành mất B12 của cơ thể. Các triệu chứng khác gồm: viêm lưỡi, khó thở, tim đập nhanh và các biểu hiện thần kinh như tê bì, rối loạn cảm giác, rối loạn thăng bằng, nghe kém, sa sút trí tuệ.
     
    Các sán dây kích thước nhỏ: Nhiễm sán nhẹ cũng không có biểu hiện lâm sàng. Nhưng nếu nhiễm sán nặng, nhất là sán dây tí hon có thể gặp các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, nôn, gầy sút, bứt rứt.
     
    Xét nghiệm xác định loại sán bằng phương pháp phân tích điện di men glucose phosphat isomerase; soi trên kính hiển vi.
     
    3. Phương pháp điều trị và phòng bệnh
     
    Thuốc điều trị đặc hiệu dùng cho tất cả các loại sán là praziquantel và niclosamid. Đối với sán T.saginata, D.latum, dùng praziquantel liều duy nhất 10mg/kg đạt hiệu quả khỏi bệnh gần 99%. Tương tự liều duy nhất 4 viên (2g) niclosamid, tỷ lệ khỏi bệnh cũng trên 90%. Cần chú ý, không dùng thuốc nhuận tràng trước và sau khi dùng thuốc điều trị. Thiếu máu và các biểu hiện thần kinh trong nhiễm D.latum có thể dùng vitamin B12 có hiệu quả tốt.
     
    Phòng bệnh chủ yếu là thực hiện ăn chín uống sôi. Điều trị khỏi hẳn cho những bệnh nhân nhiễm sán. Quản lý tốt phân, rác. Không dùng phân tươi tưới bón cho cây. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi lao động hoặc tiếp xúc với dụng cụ lao động và môi trường. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm sán nên đi khám để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương