HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Suy nhược cơ thể

    1. Phân loại suy nhược cơ thể

    Trong tất cả các loại bệnh mạn tính thì suy nhược là một bệnh bí ẩn và khó hiểu nhất vì không có nguyên nhân rõ ràng, không có thước đo cụ thể và rất ít lựa chọn điều trị hiệu quả. Nó có thể đến với bất cứ người nào, kể cả người khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực. Tất cả mọi người trong chúng ta đều đã từng mệt mỏi do cơ thể bị suy nhược, tuy nhiên, tình trạng đó có thể kéo dài nhiều tháng đến vài năm và xuất hiện thường xuyên không có dấu hiệu báo trước. Khi cơ thể mệt mỏi, triệu chứng đầu tiên là mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ rõ rệt, đau cổ họng, các hạch bạch huyết ở cổ, nách hơi to và đau; đau cơ không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ; nhức đầu; cơ thể suy kiệt mau chóng, không thể làm những việc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày.

    Suy nhược cơ thể
     
    Mất tập trung là biểu hiện của suy nhược cơ thể
     
    Suy nhược cơ thể được chia thành 2 nhóm:
     
    Thứ nhất là suy nhược thực thể (chiếm 45% trường hợp, có thể xảy ra sau những bệnh lý nhiễm khuẩn như cúm, viêm phế quản, viêm gan hay nhiễm khuẩn đường ruột, sau phẫu thuật) và suy nhược chức năng (chiếm 55%).
     
    Thứ 2 là sau một tình trạng stress nặng hoặc không có nguyên nhân cụ thể.
     
    2. Biểu hiện khi cơ thể bị suy nhược
     
    Khi bị suy nhược, người bệnh thường thấy có những triệu chứng gần giống bị nhiễm virut như: mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ, đau cổ họng, đau nhức khớp nhưng không có dấu hiệu viêm, các hạch ở cổ và nách to và đau, đau cơ, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu nặng, sợ ánh sáng, kiệt sức, mất ngủ… Nhưng ở nhiễm virut, các triệu chứng sẽ giảm dần trong vài ngày hay 1-2 tuần, trong khi ở hội chứng suy nhược, các triệu chứng trên sẽ kéo dài vài tháng đến vài năm. Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể thường mất nghị lực, mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức sống, kèm theo là hiện tượng rối loạn tình dục như mất khoái cảm ở nữ và xuất tinh sớm, bất lực ở nam. Triệu chứng thường nặng trong vòng 1-2 tháng đầu tiên, sau đó một số ít hết bệnh hoàn toàn trong khi một tỷ lệ nhỏ khác không thể phục hồi lại được. Đa số còn lại có cải thiện dần dần, song không thể đạt được thể trạng như lúc chưa mắc bệnh.
     
    3. Cách điều trị
     
    Việc điều trị suy nhược cơ thể không khó. Tùy vào nguyên nhân mắc bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp. Đối với thể suy nhược thực thể thì khi các nguyên nhân được giải quyết dứt điểm, người bệnh sẽ hồi phục trở lại. Đối với thể suy nhược chức năng, người bệnh cần kiên trì và áp dụng nhiều phương pháp điều trị song song. Trước tiên, cần thay đổi lối sống nhằm tiết kiệm năng lượng cho những hoạt động cần thiết. Chế độ ăn điều độ, khoa học, chú trọng tới lượng calo và chất béo mà cơ thể thu nạp. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều chất xơ, rau quả tươi và các vitamin nếu cần. Bạn cũng phải hạn chế cách ăn uống theo sở thích và ăn theo thời gian biểu. Hạn chế dùng bia, rượu, cà phê, thuốc lá. Rèn luyện thân thể, tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày cần dành cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn cần thiết. Ngủ đủ và ngon giấc vào ban đêm. Cố gắng ngủ trưa khoảng 30 phút. Học cách kiểm soát các triệu chứng suy nhược nhằm cải thiện chức năng các cơ quan cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Tránh hoặc giảm stress gắng sức và tâm lý.
     
    Bên cạnh đó, người bệnh có thể được bác sĩ điều trị cho dùng thêm các thuốc chống trầm cảm, lo âu, giảm đau… giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu và đau đớn mà hội chứng suy nhược cơ thể gây ra.
     
    4. Món ăn, bài thuốc chữa bệnh suy nhược cơ thể
     
    Y học cổ truyền gọi chứng suy nhược cơ thể là chứng hư lao, do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống kém chất dinh dưỡng, do mắc bệnh cấp tính nặng nay đang bình phục, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ cho con bú,… Suy nhược cơ thể khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, khó ngủ, làm việc kém hiệu quả…
     
    Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc chữa suy nhược cơ thể:
     
    Món ăn chữa suy nhược cơ thể
     
    Bài 1: Râu ngô hoặc bắp ngô non 30g, móng giò lợn 1 cái, gừng 5g, hành và gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 tuần liền.
     
    Bài 2: Gà trống non 1 con khoảng gần một cân, quy thân 10g, đẳng sâm 15g, thục địa 15g, kỷ tử 10g, hạt sen 20g, ngải cứu 20g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, 1 tuần ăn 2 lần, ăn trong 4 tuần liền.
     
    Bài 3: Thịt gà ác 100g, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, chia ăn vài lần trong ngày. Ăn trong 1 tuần
     
    Suy nhược cơ thể
     
    Thịt gà hầm tốt cho người suy nhược cơ thể
     
    Bài 4: Chim cút 1 con, cát cánh 15g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, đại táo 7 quả, gừng, hành, rượu, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, cách ngày ăn 1 lần, trong 4 tuần liền.
     
    Bài 5: Thịt dê 100g, gừng tươi 15g, đậu phụ 2 bìa. Gừng tươi thái nhỏ, thịt dê xào qua, sau đó cho gừng và thịt dê nấu chín với mắm muối vừa phải. Tiếp đó cho đậu phụ nấu tiếp 15 phút. Ăn cái uống nước. Ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày.
     
    Bài 6: Chim bồ câu 2 con, đông trùng hạ thảo 15g, hoài sơn 15g , long nhãn 10g, mộc nhĩ trắng 10g, hạt sen 15g, một ít gừng và đường phèn. Cách làm: chim bồ câu bỏ nội tạng, làm sạch lông để ráo nước. Hạt sen cho vào nồi luộc qua, dùng đũa khuấy nhanh, bóc bỏ vỏ ngoài. Mộc nhĩ trắng ngâm trong nước ấm, rửa sạch. Hạt sen và chim cho vào bát hấp, trên rắc một lớp gừng rồi cho tiếp đông trùng hạ thảo, hoài sơn, long nhãn, mộc nhĩ trắng và đường phèn vào. Đổ nước sôi vào gần đầy bát thì đậy lại, cho bát vào nồi nước sôi hầm cách thủy trong 3 giờ là dùng được. Dùng trong 1 tuần.
     
    Bài 7: Long nhãn 15g, đương quy 15g, thịt gà 250g, khởi tử 15g, nhục thu dung 15g. Đun cách thủy 1 giờ, ăn liền 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. Những người suy nhược thể lực yếu món ăn này rất tốt.
     
    Bài 8: Cá chép 1 con khoảng 8 lạng . Cá chép làm sạch rồi ướp tỏi đã giã nhỏ, cho mắm muối vừa đủ rồi hấp cách thủy. 2 ngày ăn 1 lần, ăn trong 2 tuần.
     
    Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể theo từng thể bệnh
     
    Khí hư: Chủ yếu thương tổn ở hai tạng phế và tỳ.
     
    – Phế khí hư: Thường gặp ở những người bị suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế quản, giãn phế nang. Bệnh nhân thở yếu, ho nhỏ tiếng, thở ngắn, thở gấp, tiếng nói nhỏ, người mệt vô lực, tự ra mồ hôi. Nét mặt trắng bệch, gai rét sợ lạnh. Phương pháp điều trị chủ yếu là bổ phế khí, nâng cao thể trạng.
     
    Bài thuốc: Đẳng sâm, hoàng kỳ, ngũ vị tử mỗi thứ 10g. Thục địa, tử uyển, tang bạch bì mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày một thang.
     
    – Tỳ khí hư: hay gặp ở những người mệt mỏi sau lao động nặng, người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mạn do viêm đại tràng mạn, đau dạ dày, mới ốm dậy. Người mệt mỏi ăn không thấy ngon, sôi bụng, ậm ạch khó tiêu, đi ngoài lỏng, sút cân, chân tay lạnh, cơ nhẽo, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch chậm.
     
    Bài thuốc: Đẳng sâm 16g, ý dĩ, bạch truật, hoài sơn, biển đậu, liên nhục mỗi thứ 12g, cát cánh, phục linh mỗi thứ 8g, trần bì, sa nhân mỗi thứ 6g. Ngày uống 20g, thuốc tán dạng bột.
     
    Huyết hư: Chủ yếu thương tổn ở 2 tạng tâm và can
     
    – Tâm huyết hư: Hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh, người bệnh có triệu chứng hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực, hay quên, chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt vàng, môi nhạt, lưỡi nhạt, mạch yếu.
     
    Bài thuốc: Thục địa 16g, đương quy, bạch thược, xuyên khung, dạ giao đằng, mỗi thứ 12g, bá tử nhân, táo nhân, phục linh mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng dưỡng huyết an thần.
     
    – Can huyết hư: Hay gặp ở người già xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phụ nữ sau sinh. Triệu chứng ù tai đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt.
     
    Bài thuốc: Đẳng sâm 16g, hoàng kỳ, thục địa, bạch thược, đại táo mỗi thứ 12g, bạch truật, đương quy, xuyên khung, viễn chí mỗi thứ 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng bổ huyết dưỡng can.
     
    Dương hư: Thường gặp ở hai tạng tỳ và thận
     
    – Tỳ dương hư: Gặp ở những người hay rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mạn, loét dạ dày và tiêu chảy mạn tính. Trời lạnh hay đau bụng, đầy bụng, sợ gió, người lạnh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng, ăn kém, mạch trầm.
     
    Bài thuốc: Hoài sơn 16g, hạt sen 12g, sa nhân, vỏ quýt, mạch nha, bán hạ, cây vú bò, mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang để ôn trung kiện tỳ.
     
    – Thận dương hư: Gặp ở người già, lão suy, thần kinh kém hưng phấn, hay đau lưng, đi tiểu đêm. Chân tay lạnh, răng lung lay hay rụng, rêu lưỡi trắng, đi ngoài lỏng, mạch trầm trì.
     
    Bài thuốc: Thục địa 16g, sơn thù, hoài sơn mỗi thứ 12g, trạch tả, đan bì, phục linh, phụ tử chế mỗi thứ 8g, nhục quế 4g. Sắc uống nóng ngày một thang. Tác dụng ôn bổ thận dương.
     
    Âm hư: Gồm phế, tâm, tỳ, can và thận âm hư.
     
    – Phế âm hư: Những người bị viêm họng, viêm phế quản mạn tính, suy nhược do lao. Người gầy, ho khan, ho ra máu, ra mồ hôi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
     
    Bài thuốc: Sa sâm 20g, hoài sơn 16g, mạch môn, thiên môn, thục địa mỗi thứ 12g, mạch nha, quy bản, tang bạch bì đều 10g, trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng tư âm dưỡng phế.
     
    – Tâm âm hư: Thường gặp ở những người thiếu máu, phụ nữ sau sinh, mất máu nhiều, ngủ kém hay mơ màng, mộng mị, hồi hộp, hay quên, miệng khô, lưỡi đỏ, chân tay nóng, người nóng.
     
    Bài thuốc: Kỷ tử, mạch môn, sa sâm, liên nhục mỗi thứ 12g. Long nhãn, tâm sen, táo nhân, đăng tâm mỗi thứ 8g, sắc uống ngày một thang. Tác dụng an thần định trí.
     
    – Can âm hư: Hay gặp ở phụ nữ mãn kinh, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch ở người già. Người bồn chồn khó chịu, hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, lưỡi khô, môi đỏ, mạch huyền.
     
    Bài thuốc: Kỷ tử, hà thủ ô, thục địa, đỗ đen sao, sa sâm mỗi thứ 12g. Tang thầm, long nhãn, cúc hoa, mạch môn mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang.
     
    – Thận âm hư: Hay gặp ở người suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, bệnh rối loạn chất tạo keo, sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Người hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, tai ù, miệng khô, lưỡi đỏ, vã mồ hôi.
     
    Bài thuốc: Thục địa 16g, sơn thù, hoài sơn mỗi thứ 12g, trạch tả, đan bì, phục linh mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang, uống nguội.
     
    Bài thuốc trên chữa bệnh suy nhược cơ thể, nếu thấy mình có bệnh cần đến khám tại các cơ sở chữa bệnh của bác sĩ đông y hay lương y gia truyền để được điều trị kịp thời và hiệu quả. 
     
    5. Bài tập chữa suy nhược cơ thể
     
    Những người bị suy nhược cơ thể rất dễ mệt mỏi, yếu ớt, thiếu khả năng chịu đựng. Tuy vậy, họ vẫn cần thường xuyên vận động cơ thể, không nên nằm “nghỉ tiêu cực” hoàn toàn, vì như vậy sẽ làm bệnh nặng thêm, cơ thể sẽ thiếu dưỡng khí, sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thiếu sự kích thích và hỗ trợ của các hoạt động bên ngoài, tuần hoàn và các chuyển hóa cơ bản của cơ thể đã yếu càng yếu thêm.
     
    Bài thể dục đối với người bị suy nhược:
     
    Người bị suy nhược có thể tập thể dục để chữa bệnh, khi tập cần nhịp nhàng thong thả, các động tác cần phối hợp với thở sâu và chậm, hít vào bằng mũi thở ra bằng mồm.
     
    Tập tay: Người đứng thẳng, mềm mại, tay buông thõng.
     
    – Luân phiên từng tay giơ cao phía trước mặt, hít vào, từ từ hạ xuống, thở ra, mỗi tay làm 5-6 lần.
     
    – Luân phiên từng tay giơ ngang trước mặt (bàn tay úp), xoay ngửa bàn tay, dang tay ngang vai, hít vào, lật úp bàn tay, trả về phía trước mặt, từ từ hạ xuống, thở ra, mỗi tay làm 5-6 lần.
     
    – Luân phiên một tay chống ngang hông, một tay giơ cao phía ngang qua đầu, làm thân người cong về phía tay giơ cao, hít vào, từ từ hạ xuống, thở ra, mỗi tay làm 5-6 lần.
     
    – 2 bàn tay úp sấp, để khuỳnh sát trước ngực, quay tròn 2 khuỷu tay, thay đổi nhiều, mỗi phía 5-6 lần (khi kéo 2 vai ra sau, ngực ưỡn, hít vào, khi kéo vai về phía trước, ngực hóp, thở ra).
     
    Tập chân: 2 tay chống ngang hông, người mềm.
     
    – Kiễng gót chân, đứng bằng đầu bàn chân rồi chuyển đứng bằng gót (mỗi chiều 5-6 lần).
     
    – Luân phiên co đầu gối lên bụng, bàn chân cong lên, thân người hơi cúi gấp, thở ra, duỗi thẳng chân ra phía trước, bàn chân duỗi, thân người hơi ưỡn, cong hít vào, mỗi chân làm 5-6 lần.
     
    – Kiễng 2 gót chân, hít vào, ngồi xuống, thở ra (2 đầu gối dang rộng, mông chạm gót chân), đứng lên (vẫn kiễng gót) hít vào, để gót chân chạm đất, thở ra, làm 5-6 lần.
     
    Tập chân và tay phối hợp: Đứng thẳng, người mềm, 2 tay để thõng, thở ra.
     
    – Luân phiên từng chân bước ngang rộng, đồng thời vung hai tay lên cao (phía ngang), hít vào, trở về tư thế cũ, thở ra, làm 5-6 lần.
     
    – Đánh chéo tay phía trước bụng, thở ra, vung 2 tay lên ngang tầm vai, đồng thời đá ngang chân lên cao, hít vào, trở về tư thế cũ, thở ra, mỗi chân đá 5-6 lần.
     
    – Luân phiên từng chân bước lên phía trước một bước dài, đồng thời 2 tay vung lên cao (phía trước), người cong ưỡn ra phía trước, hít vào. Chân trở về tư thế cũ, đồng thời cúi gập người đánh xuống, ngón tay chạm đất, thở ra. Khuỵu 2 đầu gối (thân người thẳng) đồng thời dang ngang 2 tay (bàn tay ngửa), hít vào. Đứng thẳng người, 2 tay đưa về sát thân ở tư thế cũ, thở ra, làm 5-6 lần.
     
    – 2 tay dang ngang (bàn tay ngửa), luân phiên từng chân đá lên cao, đồng thời một tay kéo ra phía sau, đưa lên cao, đánh xuống (chân nọ tay kia), thở ra.
     
    – Dang ngang 2 tay (bàn tay úp), lật ngửa, co vào vai, thở đều, đưa thẳng 2 tay lên khỏi đầu, người dướn cao, chân kiễng, hít vào, gấp 2 tay xuống vai, thở ra, dang 2 tay thở ra, quay úp 2 bàn tay, thở ra, hạ tay xuống sát thân, thở ra (hít vào một nấc, thở ra 4 nấc), làm 5-6 lần.
     
    Tập xong, đi bách bộ thong thả, người mềm, đầu hơi ngẩng, thở đều.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội