HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Huyết áp - tim mạch

    Bệnh tim do xạ trị

    Xạ trị (radiation therapy) là một trong những biện pháp điều trị ung thư được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp này, hệ tim mạch của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.

    1. Tác dụng phụ của xạ trị

    Xạ trị là liệu pháp điều trị sử dụng các tia phóng xạ hay các hạt đồng vị phóng xạ có năng lượng cao, làm tiêu diệt khối u hay ức chế sự phát triển của khối u. Xạ trị có thể áp dụng để điều trị cho ung thư ở nhiều cơ quan khác nhau và các giai đoạn khác nhau. Khoảng 2/3 bệnh nhân ung thư được xạ trị trong quá trình điều trị của mình.

    Ảnh hưởng của xạ trị phụ thuộc vào liều chiếu tia, diện tích xạ trị, vị trí xạ trị, vào bản chất tia xạ và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Rất khó để đoán biết trước ảnh hưởng của tia xạ lên một bệnh nhân cụ thể.

    Tác dụng phụ của xạ trị có thể được chia thành tác dụng phụ sớm và muộn. Tác dụng phụ sớm có thể gặp là buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa… Tuy nhiên, thường những biểu hiện này sẽ hết nhanh khi dừng xạ trị. Tác dụng muộn do tia xạ làm tổn thương các mô ở cơ quan, tạo thành các vùng sẹo hóa làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan đó. Tùy theo vị trí xạ trị mà các tác dụng phụ có thể gặp ở phổi, tim hay đường tiêu hóa…

    2. Ảnh hưởng của tia xạ tới tim mạch

    Các bệnh tim mạch do xạ trị thường gặp ở những bệnh nhân bị chiếu xạ vùng ngực như bệnh nhân bị ung thư vú, ung thư phổi, ung thư thực quản, u lympho hodgkin’s… Cơ chế của bệnh tim mạch do xạ trị rất phức tạp, bao gồm tổn thương ở các lysosome trong tế bào, tổn thương tế bào, rối loạn chức năng nội mạc, tăng thâm nhiễm bạch cầu và lipid, phản ứng viêm…

    Ảnh hưởng của tia xạ trên tim mạch cũng đa dạng, bao gồm các tổn thương ở màng ngoài tim, cơ tim, van tim, động mạch vành gây ra bệnh cơ tim và các rối loạn nhịp. Một số trường hợp xạ trị ung thư vú thậm chí còn làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

    Bệnh tim do xạ trị

    Xạ trị gây ảnh hưởng đến tim mạch

    3. Những bệnh tim mắc phải do xạ trị

    Bệnh mạch vành do xạ trị có triệu chứng tương tự như bệnh mạch vành do xơ vữa. Bệnh nhân có thể có cảm giác tức nặng ngực, khó thở khi gắng sức, mệt mỏi, buồn nôn, vã mồ hôi. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân sẽ có cơn đau ngực điển hình kiểu mạch vành hay suy tim. Một số bệnh nhân có thể có đột tử như là biểu hiện đầu tiên của bệnh mạch vành. Phụ nữ và người già có thể biểu hiện bệnh không điển hình như nam giới. Bệnh mạch vành do xạ trị thường gặp ở tuổi trẻ hơn so với bệnh do xơ vữa. Thời gian trung bình xuất hiện bệnh mạch vành do xạ trị là 82 tuần và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân có bệnh mạch vành do xạ trị cao hơn 3,2 lần so với các bệnh nhân khác. Tuổi bắt đầu xạ trị càng bé thì càng có nguy cơ phát triển thành bệnh mạch vành do xạ trị. Điều trị bệnh mạch vành do xạ trị không khác biệt so với điều trị bệnh mạch vành do xơ vữa bằng các biện pháp can thiệp động mạch vành và mổ bắc cầu nối động mạch vành.

    Tổn thương màng ngoài tim là dạng tổn thương do xạ trị thường gặp thứ 2. Viêm màng ngoài tim có thể là viêm màng ngoài tim đơn thuần, viêm màng ngoài tim có tràn dịch màng tim hay viêm màng ngoài tim co thắt. Viêm màng ngoài tim có thể biểu hiện sớm sau vài ngày đến vài tuần với các triệu chứng đau ngực, sốt, có thể có kèm theo biến đổi điện tâm đồ ở tất cả các chuyển đạo. Điều trị thể này thường có đáp ứng tốt với thuốc chống viêm không steroids. Viêm màng ngoài tim có thể biểu hiện mạn tính như viêm màng ngoài tim có tràn dịch màng tim. Biểu hiện thường gặp là bóng tim to, siêu âm có tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều cần được chọc dẫn lưu. Viêm màng ngoài tim thể muộn cũng có thể biểu hiện thành viêm màng ngoài tim co thắt với các triệu chứng lâm sàng của một bệnh nhân suy tim sung huyết, tuy nhiên lại không đáp ứng với các điều trị suy tim sung huyết như lợi tiểu, ức chế men chuyển…

    Bệnh cơ tim do xạ trị là biểu hiện thường gặp thứ 3 của các bệnh tim mạch do xạ trị. Cơ chế do tia xạ làm tổn thương tế bào cơ tim, làm giảm số lượng collagen týp I và tăng collagen týp III làm ảnh hưởng đến khả năng co bóp cơ tim. Xạ trị cũng làm tổn thương các vi mạch vành và gây thiếu máu cơ tim mạn tính. Quá trình tái cấu trúc cơ tim sau xạ trị sẽ dần dần dẫn đến giãn các buồng tim và suy tim. Điều trị bệnh cơ tim do xạ trị cũng tương tự các bệnh lý khác với vai trò của ức chế men chuyển, chẹn beta giao cảm và kháng aldosteron.

    Bệnh van tim do chiếu xạ có thể gặp ở 81% bệnh nhân bị chiếu xạ vùng trung thất. Tuy nhiên, có đến hơn 70% số bệnh nhân là không có triệu chứng lâm sàng hay chỉ có triệu chứng nhẹ. Van hai lá là van dễ tổn thương nhất. Cơ chế tổn thương van có thể do loạn dưỡng lá van, tăng calci hóa lá van, dày nội mạc van. Điều trị bệnh van tim do xạ trị cũng tương tự các trường hợp tổn thương van tim khác.

    Như vậy, bệnh tim do xạ trị tương đối thường gặp ở những bệnh nhân phải xạ trị vùng ngực, đặc biệt là trung thất. Dự phòng bệnh tim do xạ trị chủ yếu là kiểm soát việc chiếu tia khu trú vào tổn thương và tránh xa vùng tim. Dùng liều chiếu tia thích hợp.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội