HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Một số bệnh dễ bùng phát vào hè

    1. Tay chân miệng

    Tại Việt Nam, dịch tay chân miệng bắt đầu tăng cao trong những năm 2011, 2012 và tiếp tục đà này đến năm 2013. Trong 5 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận hơn 27.000 ca bệnh, trong đó 7 trẻ tử vong.
     
    Nguyên nhân gây bệnh là virus đường ruột, lây lan theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng, phân của người nhiễm virus (người bệnh và người lành mang trùng). Có nhiều tuýp virus gây bệnh, một người có thể mắc nhiều tuýp khác nhau.
     
    Một số bệnh dễ bùng phát vào hè
     
    Bệnh tay chân miệng
     
    Bệnh chưa có văcxin phòng và thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, 90 đến 95% trẻ mắc sẽ tự khỏi. Vì thế với trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ – sốt nhưng vẫn ăn, chơi ngoan – thì cha mẹ nên chăm sóc tại nhà. Khi bé có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ, nôn, tiêu chảy, ăn ngủ kém, ngủ hay giật mình thì nên đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay.
     
    Để phòng bệnh, người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, lau sạch các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn thông thường ít nhất 2 lần trong ngày…
     
    2. Sốt xuất huyết
     
    Hiện nay sốt xuất rải rác hầu như quanh năm và có xu hướng tăng mạnh vào các tháng hè. Trong 5 tháng đầu năm cả nước ghi nhận hơn 14.600 ca bệnh, tử vong 10.
     
    Dấu hiệu lâm sàng của bệnh không rõ ràng, giống như sốt thông thường vì thế bệnh khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Người bệnh thường có biểu hiện: sốt cao đột ngột, 39-40 độ C, kèm các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau người, đau cơ, thường sau 2 – 3 ngày da mới xung huyết hoặc có phát ban.
     
    Tùy từng người mà bệnh diễn tiến nặng nhẹ khác nhau. Với những người có biểu hiện rất nhẹ chỉ sốt thì có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà, khi thấy dấu hiệu nặng hơn mới nhập viện. Ở nhà, bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, ăn các chất dễ tiêu, đặc biệt là uống nhiều nước. Tuy nhiên, dù thế nào người bệnh cũng không được chủ quan. Nguy hiểm thường ở ngày thứ 3-6, lúc đó, người bệnh mệt lả đi, đái ít, tiểu cầu sụt giảm, xuất hiện nguy cơ chảy máu, sốc.
     
    Để phòng bệnh, quan trọng nhất là ngủ màn, vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, diệt muỗi, bọ gậy.
     
    3. Cúm
     
    Kết quả giám sát cúm trọng điểm quốc gia cho thấy hiện nay cúm A(H1N1) đang lưu hành chủ yếu. Từ đầu năm đến nay cũng đã ghi nhận một số trường hợp tử vong tại một số địa phương như: Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hoá, mới đây nhất là TP HCM ghi nhận 2 ca tử vong, trong đó có một sản phụ.
     
    Bên cạnh đó cũng phải kể đến cúm gia cầm H5N1. Xuất hiện từ năm 2003 đến nay, nước ta đã ghi nhận 125 ca mắc, tử vong 62. Trong năm 2013 cũng đã 2 ca mắc, tử vong 1.
     
    Để phòng bệnh, người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, súc miệng hàng ngày bằng nước sát khuẩn, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm cúm. Các hộ gia đình cần thường xuyên vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường. Khi có các biểu hiện cúm như ho, hắt hơi, sổ mũi nên chủ động đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi và đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị kịp thời, hạn chế lây lan. 
     
    4. Liên cầu khuẩn
     
    Các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn ghi nhận rải rác tất cả các tháng trong năm. Từ đầu năm đến nay tại Hà Nội cũng đã ghi nhận 4 ca mắc tại Ba Vì, Chương Mỹ, Gia Lâm, Phú Xuyên, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào. Nguyên nhân có thể do ăn thịt lợn bệnh chưa được nấu chín, ăn tiết canh hoặc tiếp xúc với máu, dịch tiết của lợn qua các vết thương ở da, đường hô hấp.
     
    Bệnh lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.
     
    Một số bệnh dễ bùng phát vào hè
     
    Hình thể của vi khuẩn liên cầu dưới kính hiển vi
     
    Vi khuẩn gây bệnh liên cầu cư trú trong đường hô hấp, đường tiêu hóa… của lợn. Vì thế, để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm, chết, không xử lý sản phẩm sống từ lợn với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy thì nên có các phương tiện phòng hộ.
     
    Khi có biểu hiện sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ…, có thể khó thở, người dân nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong.
     
    5. Viêm màng não do não mô cầu
     
    Tại nước ta, viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu là một bệnh tương đối phổ biến, đứng thứ ba trong các căn nguyên gây viêm màng não mủ do vi khuẩn. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, đặc biệt 3-12 tháng tuổi. Tại Hà Nội từ đầu năm đến nay cũng đã ghi nhận 1 ca tử vong ở quận Ba Đình.
     
    Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với các hạt nước bọt và dịch tiết mũi họng của bệnh nhân. Vi khuẩn dễ bị diệt bởi các thuốc khử khuẩn thông thường.
     
    Một số bệnh dễ bùng phát vào hè
     
    Bệnh viêm màng não mủ
     
    Vì thế, để phòng bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, xúc họng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường… Ngoài ra có thể tiêm vắcxin phòng bệnh. Khi thấy sốt cao, đau họng, đau đầu, cổ cứng, nôn… thì người dân cần đi khám ngay để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng, tránh dẫn biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong…
     
    6. Bệnh dại
     
    Theo số liệu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, từ năm 2007 đến nay, các ca bệnh dại trên người có chiều hướng tăng rõ rệt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Số người tử vong do bệnh dại luôn ở mức trên 100 ca/năm. Trong số 571 ca tử vong trên cả nước thì 72% xảy ra tại miền Bắc.
     
    Tại nhiều vùng nước ta vẫn có tập quán thả rông chó, mèo nên việc tiêm phòng và quản lý đàn chó tại cơ sở gặp rất nhiều khó khăn. Người dân còn thiếu kiến thức, chủ quan khi bị chó, mèo cắn… đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, người dân tộc.
     
    Thời kỳ ủ bệnh từ 30 đến 90 ngày. Mới đầu vết cắn bị đau nhức, sưng tấy và kèm theo các triệu chứng như bồn chồn, thổn thức, chán nản vô cớ… Sau đó, bệnh nhân sẽ bị co cứng, co thắt cơ thực quản và hô hấp, sợ gió, hạ huyết áp, giãn đồng tử, phản ứng cơ thể dữ tợn…
     
    Vì thế, khi đã bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, người bệnh phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hòa đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn… Xử lý tại chỗ vết thương càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại tán phát càng hiệu quả. Sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội