HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Tổn thương tủy sống điều bạn chưa biết

    Tổn thương tủy sống là những tổn thương gây liệt hai chân hoặc liệt cả hai chân và hai tay kèm theo những rối loạn khác về cảm giác, bàng quang, ruột, sinh dục…

    Phần lớn những bệnh nhân tổn thương tủy sống là ở độ tuổi vị thành niên hoặc ở lứa tuổi đôi mươi. Trong số đó xấp xỉ có 80% là nam giới. Tỷ lệ tổn thương ở nam giới giảm ở độ tuổi trên 65, lứa tuổi trở thành cơ chế tổn thương tủy sống phổ biến nhất. Hơn một nửa trong tổng số các trường hợp tổn thương tủy sống xảy ra ở vùng cổ, ví dụ như ngay tại cổ. Gần một phần ba trong số các trường hợp xảy ra ở vùng ngực (nơi xương sườn dính vào cột sống). Số còn lại xảy ra ở vùng thắt lưng, ví dụ như ở vùng lưng dưới.

     
    Tủy sống của vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể
     
    Tủy sống bao gồm các nơron và các sợi thần kinh dài được gọi là các sợi trục (axon). Các sợi trục trong tủy sống có nhiệm vụ truyền những tín hiệu từ bộ não xuống  và truyền lên trên bộ não . Giống như não, tủy sống được bao bọc bởi ba màng (màng não): màng mềm, lớp tận trong cùng; màng nhện, lớp giữa mỏng manh; và màng cứng, là lớp ngoài cùng cứng hơn.
     
     
     Tủy sống được hệ thống thành các đoạn dọc theo chiều dài của cột sống. Các dây thần kinh từ mỗi đoạn tủy sống nối tới những vùng cụ thể của cơ thể.
     
    Nguyên nhân gây tổn thương tủy sống
     
    Các chấn thương: tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu trong các nguyên nhân chấn thương gây tổn thương tủy sống, sau đó là tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn thể thao, bạo lực, chiến tranh.
     
    Các biến dạng của cột sống: gù, vẹo, gai đôi.
     
    Các bệnh của tủy sống: viêm tủy cắt ngang, viêm màng nhện tủy, xơ tủy rải rác, u tủy.
     
    Do sơ cứu ban đầu không đúng: trong các nguyên nhân do chấn thương, không phải tất cả các chấn thương cột sống đều gây nên tổn thương tủy sống, trong nhiều trường hợp cấp cứu ban đầu do cố định cột sống bị tổn thương và vận chuyển bệnh nhân không đúng nên rất có thể làm cho tủy sống bị tổn thương.
     
    Biểu hiện thường gặp
     
    Giai đoạn cấp (choáng tủy): Xuất hiện ngay sau tai nạn, kéo dài vài giờ cho đến vài tuần. Biểu hiện chính trong giai đoạn này là mất toàn bộ chức năng tủy ở dưới mức tổn thương, đó là liệt mềm, mất tất cả phản xạ, đại tiểu tiện không tự chủ.
     
    Giai đoạn ổn định: Xuất hiện các phản xạ tự động tủy ở dưới mức tổn thương, đặc biệt là co cứng. Một số trường hợp nặng (tổn thương tủy hoàn toàn tiên lượng thường nặng cả trong điều trị và phục hồi chức năng).
     
    Các loại tổn thương tủy sống
     
    Tổn thương tủy sống chia làm 2 loại : tổn thương hoàn toàn với tổn thương không hoàn toàn
     
    Những người bị tổn thương không hoàn toàn là những người có một số chức năng cảm giác hoặc vận động không cần đến bị tác động dưới mức tổn thương – tủy sống không bị tổn thương hay phá vỡ hoàn toàn. Ở trường hợp tổn thương hoàn toàn, tổn thương thần kinh làm tắc từng tín hiệu từ não chuyển đến các bộ phận của cơ thể dưới mức tổn thương.
     
    Mặc dù phần lớn mọi người đều hy vọng cơ hội phục hồi chức năng sau tổn thương tủy sống, nhưng thường thì cơ hội phục hồi chức năng cao hơn lại ở những người bị những tổn thương không hoàn toàn.
     
    Chỉ  một phần bảy người bị liệt hoàn toàn ngay sau tổn thương đã có được một số cử động đáng kể. Nhưng trong số những người vẫn có khả năng cử động ở hai chân ngay sau khi tổn thương thì ba phần tư trong số họ đã có những tiến triển tốt hơn.
     
     
    Chẩn đoán định khu tổn thương tủy sống
     
     Khoảng 2/3 trong tổng số những người bị tổn thương ở cổ mà ngay sau khi tổn thương có thể cảm thấy nhức nơi ghim kẹp ở hai chân thì cuối cũng sẽ phục hồi được cơ đủ khỏe để có thể đi lại được. Trong số những người bị tổn thương ở cổ mà ngay sau khi tổn thương chỉ có thể cảm thấy chạm nhẹ thì có khoảng 1 trong số 8 người có thể đi lại được.
     
    Các cơ bắt đầu khôi phục lại chức năng càng sớm bao nhiêu thì càng nhiều cơ hội bấy nhiêu cho khả năng phục hồi thêm. Nhưng nếu các cơ phục hồi lại muộn hơn – sau khoảng một vài tuần đầu tiên – thì tỷ lệ phục hồi xảy ra ở các cơ cánh tay nhiều hơn các cơ ở chân.
     
    Chỉ cần có một số cải thiện và thêm các cơ phục hồi được chức năng thì cơ hội được phục hồi tốt hơn là có thể xảy ra.
    Nếu sự phục hồi không diễn ra càng lâu bao nhiêu thì tỷ lệ phục hồi càng ít hơn bấy nhiêu.
     
    Các rối loạn chức năng thường gặp
     
    Rối loạn về vận động
     
     Giảm hoặc mất vận động chủ động hai chân (tổn thương đoạn lưng, thắt lưng) hoặc cả hai chân và hai tay (tổn thương đoạn cổ). Rối loạn trương lực cơ, co cứng, co rút, teo cơ, cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ, loãng xương, rỗng tủy sau chấn thương làm nặng thêm tình trạng vận động của bệnh nhân.
     
    Rối loạn về cảm giác
     
    Giảm hoặc mất cảm giác dưới vùng tủy sống bị tổn thương, đau do bệnh lý thần kinh. Rối loạn cảm giác làm cho các biến chứng và thương tật thứ phát như loét do đè ép dễ xảy ra và trở nên ngày càng trầm trọng nếu không có sự chăm sóc đặc biệt.
     
    Các rối loạn thần kinh thực vật
     
     Rối loạn phản xạ tự động, hạ huyết áp tư thế, tăng tiết mồ hôi, rối loạn điều nhiệt, rối loạn đại tiểu tiện, biến chứng hô hấp, biến chứng tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối sẽ làm cho tình trạng bệnh nhân nặng thêm nếu không được chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời.
     
    Biện pháp phục hồi chức năng
     
    Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương tuỷ sống là dùng các biện pháp y học, xã hội học, giáo dục học, kinh học nhằm đảm bảo cho họ tái hoà nhập cộng đồng , có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động trong gia đình , xã hội và có cuộc sống bình thường so với hoàn cảnh của họ.
     
    Có thể chia ra nhiều giai đoạn, tuy nhiên sự phân chia giai đoạn này chỉ mang tính tương đối.
     
    Giai đoạn đầu: Từ khi bi tổn thương do tai nạn bệnh lý được điều trị tại các cơ sở y tế .
     
    Giai đoạn này thường là cấp cứu và cứu sống bệnh nhân và chăm sóc là chính. Song trong giai đoạn này cần điều trị phục hồi chức năng sớm nhằm duy trì các tầm độ vận động của cơ xương khớp và chống teo cơ.
     
    Giai đoạn tiếp theo: Bệnh nhân bắt đầu học cách chăm sóc, độc lập sinh hoạt, học cách di chuyển theo mức tổn thương của mình.
     
    Giai đoạn cuối cùng: Bệnh nhân tiến triển tốt thích nghi với hoàn cảnh tổn thương hoà nhập với cộng đồng và tạo công ăn việc làm .
     
    Mục tiêu chính của phục hồi chức năng là làm cho người bị tổn thương tủy sống có thể độc lập tối đa trong các hoạt động sống hằng ngày, tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng. Sau đây là những biện pháp cụ thể giúp người bị tổn thương tủy sống nhanh trở lại cuộc sống bình thường.
     
    Phục hồi về tâm lý 
     
    Tổn thương tủy sống gây nên những hậu quả tâm lý rất nặng đối với bệnh nhân và gia đình. Phục hồi chức năng phải gắn liền với các hoạt động hướng nghiệp việc làm cho  người bệnh.
     
    Phục hồi chức năng vận động
     
    Vận động sớm có thể ngăn ngừa được nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp đối với người bị tổn thương tủy sống như loét da do đè ép, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu, teo cơ, cứng khớp, co rút biến dạng… Tập bao gồm cả tập thở, tập ho, tập vận động đúng tư thế, tập theo tầm vận động, tập di chuyển tại giường, tập di chuyển từ giường ra xe lăn và ngược lại, tập làm mạnh cơ, tập thăng bằng ngồi tĩnh và động, tập đi, tập với các dụng cụ trợ giúp.
     
     
     
    Chống loét da do đè ép
     
     Sử dụng đệm chống loét (đệm hơi hoặc đệm nước), thay đổi tư thế bệnh nhân 2 giờ một lần bằng các kỹ thuật vị thế để loại bỏ đè ép, giữ cho da vùng dễ bị loét luôn khô ráo và sạch sẽ, phát hiện sớm các vùng da có nguy cơ loét để kịp thời xử lý, chăm sóc và điều trị loét. Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà một số kỹ thuật cần thiết để họ có thể tự làm.
     
    Phục hồi chức năng tiết niệu
     
    Chăm sóc và phục hồi chức năng tiết niệu bao gồm cho bệnh nhân uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày kể cả ăn), đặt thông đái lưu trong giai đoạn choáng tủy, sau đó là thông đái ngắt quãng 4 giờ một lần, hướng dẫn người bệnh tự thông đái sau khi ra viện, tập phục hồi chức năng bàng quang, phát hiện và điều trị sớm nhiễm khuẩn tiết niệu
     
    Khôi phục chức năng tiêu hóa
     
    Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng với lượng chất xơ phù hợp, uống đủ nước, tập đại tiện theo giờ cố định, tập thể dục thường xuyên, hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm soát đại tiện.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần