Nếu người ăn phải cua, tôm nướng, chưa được nấu chín, có nang trùng sán lá phổi, nang trùng sẽ tới ruột non, chui qua ống tiêu hóa tới xoang bụng, ở lại xoang bụng khoảng 30 ngày và sau đó đi xuyên qua màng phổi từng đôi một, phát triển lớn lên thành sán trưởng thành ký sinh ở phổi. Sau đó, sán trưởng thành lại đẻ trứng, trứng theo đờm ra ngoài và một chu kỳ sán mới lại bắt đầu.
Trong 40 loài sán lá phổi có trên 10 loại gây bệnh ở người, chủ yếu là loài Paragonimus westermani, còn ở Việt Nam loài gây bệnh hay gặp là P. heterotremus.
Ăn hải sản nướng dễ mắc sán lá phổi
Trong số rất nhiều loại bệnh do ký sinh trùng gây ra, các loại bệnh do sán chiếm một tỷ lệ không nhỏ cả về mức độ gây bệnh, số lượng các cơ quan bị tổn thương cũng như mức độ…, khó về mặt chẩn đoán. Bệnh sán lá phổi có lẽ là một loại hình như vậy.
Sán lá phổi (Paragonimus) là một loại ký sinh trùng thuộc thuộc lớp sán lá (Trematoda), ngành phụ sán dẹt (Plathelminthes) và nằm trong ngành đa bào Metazoa. Trong 40 loài sán lá phổi có trên 10 loại gây bệnh ở người, chủ yếu là loài Paragonimus westermani, còn ở Việt Nam loài gây bệnh hay gặp là P. heterotremus.
Sán lá phổi trưởng thành to cỡ bằng hạt cà phê hay hạt lạc nhỏ, dài 7 – 13mm, rộng 4 – 6mm, màu đỏ hoặc trắng hồng. Sán lưỡng tính, nghĩa là trên một con sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái. Sán chủ yếu ký sinh trong phổi, tạo nang trong các tiểu phế quản của phổi người hay súc vật, trong mỗi nang hầu hết có 2 con và dịch mủ màu đỏ, xung quanh có mạch máu tân tạo.
Sán lá phổi trưởng thành
Cũng có trường hợp có nhiều nang sán nối liên tiếp nhau thành chuỗi hoặc tạo thành một hốc nang lớn. Phổi là nơi sán thường ký sinh nhưng cũng có trường hợp sán ký sinh ở dưới da, màng bụng, màng phổi, gan, ruột, tinh hoàn, não… Trứng sán rất nhỏ và có nắp, màu sẫm, dài từ 80 – 100 micromet, chiều ngang từ 50 – 67 micromet, chỉ phát hiện được dưới kính hiển vi.
Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết của sán lá phổi
Sán lá phổi không những gây bệnh cho người mà còn gây bệnh cho nhiều loài động vật khác như chó, mèo, lợn, cáo, chồn, chuột… Bệnh phân bố chủ yếu tại các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Philippine, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia…
Những loại ốc, cua, tôm là vật chủ trung gian truyền bệnh của bệnh sán lá phổi có mặt ở hầu hết mọi nơi, nhưng ở những nơi người dân có tập quán ăn cua, tôm nướng… (chưa đảm bảo độ chín để diệt sán) hoặc ăn gỏi tôm, cua, ăn gạch cua sống, uống nước cua sống để chữa bệnh… thì tỷ lệ bị nhiễm bệnh cao hơn hẳn.
Các biện pháp dự phòng bệnh sán lá phổi: điều trị tích cực người bị bệnh, quản lý chặt chẽ và xử lý tốt đờm, phân do người bệnh thải ra để ngăn chặn mầm bệnh lây lan cho cộng đồng, tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vận động người dân tuyệt đối không ăn tôm, cua nước ngọt còn sống, nướng hoặc chưa được nấu chín. Khi có biểu hiện bệnh cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị và tư vấn kịp thời.
Sau khi bị nhiễm là giai đoạn sớm tính từ khi nhiễm cho đến khi sán đẻ trứng đầu tiên, trung bình từ 2 – 20 ngày, bệnh nhân có thể thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, mẩn ngứa. Trong thời gian ấu trùng di trú trong khoang phúc mạc, một số bệnh nhân thấy đau bụng hay đau thượng vị, thậm chí có thể có ỉa chảy.
Khi ấu trùng xuyên qua cơ hoành và di trú trong khoang màng phổi, có thể có đau ngực kiểu màng phổi (thường là hai bên). Sau đó, triệu chứng chủ yếu là ho khan, khạc đờm lẫn máu hoặc màu sô-cô-la. Ho khạc đờm ra máu hay xảy ra vào buổi sáng, tái diễn nhiều lần, vì vậy thường dễ nhầm với lao phổi, ung thư phổi…
Xác định bệnh sán lá phổi thường căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, tính chất dịch tễ (vùng bà con hay mắc bệnh do các tập tục về ăn uống) và xét nghiệm đờm tìm trứng sán lá phổi. Cũng có thể xét nghiệm phân để tìm trứng sán nếu bệnh nhân có nuốt đờm (nhất là ở trẻ em). Các xét nghiệm miễn dịch tìm bằng chứng hiện diện của sán lá phổi hoặc chụp cắt lớp ngực cũng có giá trị chẩn đoán xác định cũng như loại trừ các loại bệnh lý khác như lao, ung thư.
Sự phát triển của sán lá phổi
Sán trưởng thành đẻ trứng ở phế quản là sán ký sinh. Trứng sán được tống xuất ra ngoài theo đờm do bệnh nhân khạc nhổ ra môi trường xung quanh và tiếp tục phát triển ở các vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc, cua, tôm. Trứng sán sau một thời gian ở dưới nước, thường là 16 ngày (mùa nóng) và 60 ngày (mùa lạnh) sẽ phát triển thành ấu trùng lông.
Ấu trùng lông sau khi ra khỏi trứng tìm đến những loại ốc thuộc giống Melania để ký sinh. Sau khi xâm nhập ốc, ấu trùng lông phát triển thành bào ấu rồi trở thành những ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi có một bộ phận nhọn ở phía đầu và có thể bơi trong nước để tìm đến ký sinh ở những loại cua và tôm nước ngọt – vật chủ trung gian thứ hai của sán lá phổi.
Ở cua, tôm, ấu trùng sán lá phổi ký sinh dưới dạng nang trùng ở cơ ngực. Sau thời gian từ 45 – 54 ngày xâm nhập cua, tôm; nang trùng có thể có khả năng gây nhiễm bệnh cho con người.
Cách điều trị
Bệnh sán lá phổi hiện nay được điều trị bằng thuốc praziquantel. Thuốc được dùng đường uống với liều 75mg/kg cân nặng/ngày, chia 3 lần cách nhau khoảng 4 – 6 giờ, dùng trong 2 ngày và uống lúc no.
Sau điều trị khoảng 3 – 4 tuần, kết quả xét nghiệm đờm và phân âm tính thì xem như bệnh nhân đã khỏi bệnh.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza