HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Đau dây thần kinh hông không thể khinh thường

    Đau thần kinh tọa y học gọi là đau thần kinh hông to là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng. Dây thần kinh hông to là dây thần kinh lớn nhất cơ thể, xuất phát từ đám rối thần kinh thắt lưng cùng (từ L4 đến S2).
    Chức năng của dây thần kinh hông to là chi phối cảm giác, dinh dưỡng và vận động cho phần lớn hai chân, đặc biệt là cẳng chân.  Đặc điểm của đau dây thần kinh hông là đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông bắt đầu từ thắt lưng đi xuống mông dọc theo hai mặt sau của đùi xuống cẳng chân rồi có thể xuyên ra ngón cái, ngón út.
    Nguyên nhân gây đau thần kinh hông
    Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau thần kinh hông, bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nhưng nguyên nhân xuất phát từ cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ cao hơn cả, trong đó thoát vị đĩa đệm đóng vai trò chủ yếu. Nghiên cứu cho thấy thoát vị đĩa đệm gây nên đau thần kinh hông chiếm tỷ lệ rất cao (từ 60 – 90%).
    Đĩa đệm là phần cấu trúc không xương nằm giữa 2 đốt sống, được cấu tạo bởi các sợi rất chắc bao bọc xung quanh và ở giữa là nhân nhày. Đĩa đệm có tác dụng làm “giảm xóc” khi có lực nén tác động vào cột sống (từ trên xuống hoặc từ dưới lên). Khi lực tác động mạnh, đột ngột lên đĩa đệm thì làm cho các vòng sợi có thể bị rách và nhân nhày bị đẩy ra ngoài, chui vào ống sống hoặc chui vào vị trí thoát ra của rễ thần kinh thắt lưng số 5 và cùng 1 làm chèn ép rễ thần kinh và gây đau. Ở người đang độ tuổi lao động, khi làm việc nặng, quá sức, sai tư thế rất có thể bị tổn thương đĩa đệm.
    Tuổi từ 30 – 60 dễ gặp đau dây thần kinh hông. Đau dây thần kinh hông chủ yếu là đau rễ thần kinh thắt lưng 5 và rễ thần kinh cùng 1. Đau thần kinh hông liên quan mật thiết với tủy sống. Về mặt cấu tạo thì tủy sống nằm trong ống sống. Dọc theo cột sống thì mỗi đoạn tủy sống có một đôi rễ thần kinh tương ứng đi ra khỏi ống sống (mỗi bên một rễ thần kinh). Đôi rễ thần kinh này có chức năng chi phối vận động và chi phối cảm giác từng bộ phận của cơ thể. Đôi rễ thần kinh của thắt lưng số 5 và cùng 1 được gọi là thần kinh hông (thần kinh tọa).
    Tổn thương đĩa đệm thường xảy ra cấp tính. Ở người tuổi xế chiều, đau thần kinh hông thường do thoái hóa đĩa đệm cho nên  thường xảy ra mạn tính và hay tái phát. Đau thần kinh hông cũng có thể do có sự biến đổi bất thường ở đốt sống thắt lưng như trượt đốt sống số 5 do cơ học (bưng bê không cân xứng, mang vác nặng) hoặc do đốt sống thắt lưng đã hoặc đang thoái hóa.
    Đau thần kinh hông cũng có thể do u xương sống, nhiễm khuẩn (lao cột sống, viêm do tụ cầu…), viêm khớp cùng chậu, ung thư ở cơ quan khác di căn đến. Đau thần kinh hông cũng có thể do viêm đốt sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp làm thu hẹp ống sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh và có thể gây nên hội chứng “đuôi ngựa”. Viêm cột sống dính khớp thường gặp ở tuổi trung niên (dưới 40 tuổi), biểu hiện là đau âm ỉ thắt lưng, mông, đau nhiều về đêm và buổi sáng, thường có biểu hiện cứng khớp cột sống thắt lưng làm hạn chế vận động.
    Ngoài ra, người ta cũng thấy đau thần kinh hông có thể có liên quan đến chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh hông như bị gãy xương chậu hoặc bị tiêm trực tiếp vào thần kinh hông (tiêm mông sai kỹ thuật) hoặc do một loại thuốc dầu được tiêm mông rồi thuốc khuếch tán đến thần kinh hông hay do loãng xương gây thoái hóa khớp.
    Dấu hiệu nhận biết
    Đau thần kinh hông dọc theo đường đi của dây thần kinh, vì vậy, triệu chứng đau rất điển hình. Trước tiên là đau thắt lưng, sau đó đau lan xuống mông, đến mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, rồi lan xuống mặt trước mắt cá ngoài, mu bàn chân và vắt ngang qua ngón cái. Nếu tổn thương ở đốt sống thắt lưng số 5 thì đau ở vùng thắt lưng. Cơn đau thường tự nhiên, bột phát, liên tục nhưng có trường hợp đau cấp tính như dao đâm.
    Điển hình nhất của cơn đau là xuất hiện khi gắng sức cúi xuống để nâng một vật nặng bỗng thấy đau nhói ở thắt lưng, bắt buộc phải ngừng công việc. Sau một vài giờ, tuy không làm việc nặng nữa nhưng lưng vẫn bị đau và có trường hợp vài ba ngày sau đó lưng vẫn còn tiếp tục đau. Đau tăng lên và lan dọc theo dây thần kinh hông, nhất là khi ho, hắt xì hơi hoặc lúc rặn để đại, tiểu tiện. Cơn đau có thể giảm khi nằm nghỉ, nhất là được nằm trên mặt giường cứng.
    Ngoài ra, cũng có thể thấy có cảm giác đau như kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bờ ngoài bàn chân, bắt chéo qua mu bàn chân và ngón cái hoặc ngón út bàn chân. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của ngành khoa học y học mà việc chẩn đoán đau dây thần kinh hông có nhiều thuận lợi hơn như chụp bao rễ thần kinh, chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Đau thần kinh hông nếu không được chữa trị nghiêm túc sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức lao động, lâu dần sẽ bị teo cơ và có thể gây tàn phế.
    Các kiểu đau của bệnh thần kinh hông
    Đó là các cơn đau tự nhiên với hai thể điển hình sau: Cơn đau từ vùng thắt lưng và đi xuống dọc theo mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, đi qua phía trước mắt cá ngoài và bắt chéo mu chân, rồi tận cùng ở ngón chân cái. Cơn đau cũng từ vùng thắt lưng rồi đi xuống qua vùng mông tới mặt sau ngoài đùi, mặt sau ngoài cẳng chân, đi qua phía sau mắt cá ngoài rồi xuống gan bàn chân và tận cùng ở ngón chân út. Cơn đau ở hai bên thắt lưng, dọc xuống hai bên (đau dây thần kinh hông hai bên).
    Các cơn đau kiểu này thường do tổn thương cột sống ép ngay vào rễ thần kinh L5- S1 ở hai bên. Đó là các bệnh ung thư cột sống, di căn tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tử cung, ung thư vú…, các sang chấn cột sống (gãy các khớp nhỏ gây trượt đốt sống), thoát vị đĩa đệm nặng
    Cơn đau “kiểu bàn cân” là kiểu đau có thể từ bên phải sang đau bên trái và ngược lại.
    Cơn đau có thể phát hiện qua các điểm đau: đó là khi thầy thuốc ấn vào các điểm dọc đường đi của dây thần kinh hông và bệnh nhân thấy đau, hoặc ấn vào đốt sống lưng, ở vùng đốt và khe đốt L4- S1 gây nên cơn đau.
    Thầy thuốc khám cột sống thắt lưng sẽ phát hiện thấy những bất thường ở độ cong sinh lý hoặc tư thế chống đau hoặc thấy các phản ứng chống đau của người bệnh (đứng lệch về bên không đau, nằm co chân đau…).
    Các dấu hiệu thay đổi hoạt động phản xạ ở hai chân: các rối loạn về phản xạ gân xương, rối loạn về cảm giác ở khu vực của rễ L5- S1, rối loạn dinh dưỡng (teo cơ).
    Các thay đổi ở Xquang cột sống, ở dịch não tủy, ở hình ảnh chụp cộng hưởng từ trong những trường hợp đau dây thần kinh hông do viêm nhiễm, do chèn ép tủy.

    Hậu quả của đau dây thần kinh hông
    Đau dây thần kinh hông có thể chỉ xảy ra một bên nhưng cũng có trường hợp bệnh xảy ra hai bên tùy theo nguyên nhân, ví dụ lao cột sống, thoát vị đĩa đệm giữa, ung thư… Đau dây thần kinh hông có thể đau cấp tính hoặc đau mạn tính.
    Thể đau cấp tính: Người bệnh đau dữ dội trong vài ngày, vài tuần có khi lâu hơn và khi dùng thuốc giảm đau sẽ có tác dụng, vì vậy khi dùng thuốc mà không có tác dụng thì cần được hội chẩn để có hướng điều trị khác.
    Thể mãn tính: Bệnh không được điều trị dứt điểm từ đầu thì có thể trở thành mạn tính, khi đó người bệnh thấy hay đau âm ỉ ở vùng mông và vùng thắt lưng.
    Ngoài ra, bệnh có thể tiến triển thành liệt nhẹ hoặc teo cơ.
    Phương pháp điều trị đau dây thần kinh hông
    Muốn điều trị bệnh hiệu quả, trước hết phải chẩn đoán bệnh chính xác. Đó là cần đánh giá các cơn đau dây thần kinh hông, xác định sớm qua hỏi bệnh (chú ý tính lan truyền của cơn đau) qua các nghiệm pháp căng và đau dây thần kinh hông. Cần phân định cơn đau của viêm cơ, xương (viêm khớp cùng chậu), chèn ép ở tiểu khung (có thai cũng có thể gây đau). Kết hợp các phương pháp thăm dò, chú ý trước tiên tới nguyên nhân chèn ép, đặc biệt tuỳ theo tuổi (tuổi lao động, tuổi già…), giới tính (phụ nữ có thai), bệnh nghề nghiệp (cưa xẻ, mang vác…), viêm nhiễm.
    Về điều trị thường là điều trị theo nguyên nhân. Điều trị nội khoa các trường hợp không có nguyên nhân chèn ép, hoặc có chèn ép nhưng không có chỉ định phẫu thuật. Điều trị nội khoa bao gồm nằm nghỉ, sử dụng thuốc tây y, có thể kết hợp với đông y như châm cứu, vật lý trị liệu…
    Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm, có thể dùng lý liệu pháp như xoa bóp, ion hóa canxi, điện nóng. Những trường hợp nặng như thoát vị đĩa đệm nặng điều trị nội khoa không có kết quả sẽ phải phẫu thuật.
    Nên làm gì để phòng đau dây thần kinh hông?
    Không mang vác nặng, đặc biệt là khi mang, vác vật nặng không đúng tư thế (tư thế bị lệch).
    Khi có hiện tượng dây thần kinh hông bị đau, đặc biệt là sau khi mang vác vật nặng, lệch tư thế cần đến cơ sở y tế để được khám và xác định, không tự tiện kéo, nắn hoặc làm các động tác thô bạo khác.
    Khi đã bị đau dây thần kinh hông cần được đi khám bởi thầy thuốc chuyên khoa thần kinh và tuân thủ các chỉ dẫn điều trị.
    Đối  với người có dị dạng cột sống, gai đôi, thắt lưng hóa đốt cùng, cùng hoá đốt sống lưng… cần có chế độ lao động thích hợp, tránh mang vác nặng. Đối với một số nghề nghiệp cần nhiều thao tác ở vùng thắt lưng cùng thì cần có những biện pháp bảo hộ lao động, định kỳ kiểm tra sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
    Nếu có thắc mắc cần được tư vấn bạn có thể liên hệ số điện thoại : 0903.235.139 của Dược An Bình để được tư vấn cụ thể.
    Dược sĩ Hưng

    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang