Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra gừng còn có chứa gingerol, có thể làm giảm sự phát sinh sỏi mật.
Tác hại của việc ăn gừng quá nhiều
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu bạn ăn với liều lượng lớn thì sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Hoa Kỳ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Bạn cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn gừng tươi, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh viêm ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Mặc dù gừng đôi khi được dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, nhưng ăn quá nhiều lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác, theo Trung tâm Y tế MayoClinic (Mỹ). Tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sẩy thai, chảy máu khi manng thai.
Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng nếu đang mang thai.
Nguy cơ chảy máu
Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì vậy nếu bạn có tiền sử rối loạn chảy máu thì bạn nên tránh ăn bổ sung nhiều gừng dù ở bất kì dạng nào. Gừng cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn, nên có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay hạ đường huyết. Ăn nhiều gừng có thể làm cho một số nguy cơ bệnh tim nặng hơn.
Những kiêng ki khi dùng gừng
Không được dùng cho những người bị trúng nắng
Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.
Không gọt vỏ
Theo Đông y, gừng có tính lạnh giúp tăng khí, chữa bệnh. Tính lạnh của gừng nằm chủ yếu ở vỏ gừng. Vì vậy, nếu bỏ vỏ gừng khi dùng thì tức là đã loại bỏ dược tính của gừng, làm biến đổi cả mùi vị của nó, khiến cho gừng từ tính lạnh biến thành tính nóng. Vì vậy khi sử dụng, bạn nêânr sạch và để cả vỏ gừng.
Không ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm
Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, có thể làm thay đổi tính chất của gừng, hoại tử tế bào gan và dễ dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
Không ăn gừng vào buổi tối
Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu. Chất gingerose trong gừng cũng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Từ buổi tối, về đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu ăn gừng sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Do đó, nếu ăn gừng buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến quy luật sinh lí, không tốt cho sức khỏe.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza