Đôi bàn chân bạn dễ gặp phải những tác nhân gây hại nhất là vào mùa mưa, hãy thảm khảo những bệnh thường gặp của đôi bàn chân dưới đây và cách phòng bệnh
Bệnh nấm da và móng
Bệnh nấm là căn bệnh thường gặp ở những người trưởng thành. Đây là bệnh truyền nhiễm với những triệu chứng gây ngứa, rát và da khô, móng tay, chân mờ đục. Do đây là một bệnh lý truyền nhiễm nên bạn cần thiết phải đến gặp bác sĩ da liễu để có những biện pháp phòng chống và chữa trị. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc kháng nấm nhưng phải tham khảo ý kiến bác sĩ cách dùng và thời gian sử dụng.
Chàm dạng tổ đỉa
Xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Việc tiếp xúc với nước mưa hoặc dầm chân trong nước lâu ngày là điều kiện thuận lợi để phát bệnh. Triệu chứng chính là những mụn nước sâu trong da, kèm ngứa nhiều ở bề mặt bàn chân, đôi khi có hiện tượng bong da tróc vảy. Nếu bị bội nhiễm, các mụn nước hóa mủ, trở nên đục trắng hoặc vàng, có thể kèm theo sốt hoặc nổi hạch bẹn bên bàn chân bị tổn thương.
Nên giữ bàn chân luôn khô ráo và rửa sạch chân ngay sau khi đi mưa. Tránh tiếp xúc với các chất có khả năng gây dị ứng da như xà phòng, dầu nhớt…
Mề đay chân
Yếu tố thuận lợi để bệnh phát sinh là tiếp xúc với nước mưa, mang tất hoặc giày chật trong thời gian dài. Bệnh biểu hiện dưới dạng những nốt sẩn đỏ, đôi khi nổi thành từng mảng, kèm theo ngứa nhiều.
Chứng da tăng sừng
Chứng ra mồ hôi chân, sử dụng xà phòng, mang giày tất ẩm là những yếu tố thuận lợi để bệnh phát sinh. Biểu hiện chính là lòng bàn chân trở nên thô ráp, kèm đỏ da. Thoạt đầu, da bong vảy dạng nốt, giống như hình ảnh mụn nước bị vỡ ra; sau đó da dày lên và tróc thành mảng. Đôi khi tổn thương xuất hiện cả ở lòng bàn tay. Bệnh dễ bị nhầm với một số bệnh lý ngoài da khác như nấm, chàm tăng sừng nứt nẻ.
Chai chân
Đây là vùng da cứng, sần sùi thường phát triển ở vùng gót chân, ngón chân, đặc biệt là ở những điểm tiếp xúc. Nguyên nhân chính của chai chân là do việc sử dụng giày dép không vừa, gây cọ xát vào chân, lâu ngày sẽ gây chai sần, thậm chí là đau đớn, khó chịu.
Nếu vùng chai đó gây đau đớn, cách tốt nhất là đi khám bác sỹ. Thầy thuốc có thể cắt bỏ vùng chai hoặc cho bạn những lời khuyên bổ ích trong việc sử dụng giày, lót giày phù hợp và cách đi lại. Để phòng ngừa chai chân, cần tránh đi giày quá chật, hoặc quá cao, gây sức ép cho đôi bàn chân. Những đôi giày quá rộng cũng khiến đôi chân ban bị trượt và cọ xát, gây chai chân.
Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái
Biểu hiện vùng da bị sưng tấy ở ngón chân cái, có thể do mang giày dép không phù hợp. Với trường hợp này, bạn có thể dùng miếng đệm lót để ngăn sự cọ xát khi đi giày, giúp cho ngón chân được thoải mái. Nếu bệnh nghiêm trọng, bác sỹ có thể phẫu thuật loại bỏ vùng sưng tấy. Để phòng ngừa, bạn cần đảm bảo đôi giày của mình không đè ép lên các ngón chân.
Lưu ý, nên chọn kiểu giày có mũi đủ dài để có khoảng cách giữa các đầu ngón chân với mũi giầy. Tránh đi giày cao gót trong một khoảng thời gian dài vì chúng dồn các ngón chân bị ép lại.
Mụn cóc
Bệnh gây ra bởi một loại virus thường thấy ở lòng bàn chân hoặc các kẽ chân. Ban đầu mụn chỉ là một nốt nhỏ nhưng sau đó có thể phát triển thành từng đám, chai cứng và có thể gây đau.
Nếu hột cơm không gây đau thì tự để cho hệ miễn dịch cơ thể đào thải. Nhưng nếu to và gây đau cần đi khám để bác sĩ để có phương pháp xử lý. Mặt khác, loại virus gây mụn cơm thường có trong môi trường ẩm ướt như bể bơi, phòng tắm công cộng… vì thế, mỗi khi đến những nơi này, bạn cần chú ý đi dép và vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh bàn chân “lực sĩ”
Là căn bệnh do một loại nấm lây nhiễm, có thể gây đau, ngứa ở vùng da giữa các ngón chân, dẫn đến tình trạng da nứt nẻ và đóng vảy. Bệnh cũng có thể gây ra mùi khó chịu và ảnh hưởng đến các móng chân, làm cho chúng bị dày lên và chuyển sang màu nâu.
Có thể điều trị bệnh bằng các thuốc có tác dụng diệt nấm. Để phòng bệnh, nên thay tất hàng ngày và không nên đi cùng một đôi giày trong hai, ba ngày liên tiếp. Đi săng-đan cũng rất tốt vì không khí có thể lưu thông giữa các kẽ ngón chân. Sau khi tắm, hãy lau khô các kẽ ngón chân vì nấm rất dễ phát triển trong môi trường ẩm ướt.
Viêm kẽ móng chân
Là tình trạng vùng da quanh móng chân bị sưng tấy, gây đau đớn do móng chân phát triển và chọc vào da.
Trong trường hợp này, bạn có thể ngâm chân trong nước muối để ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm mùi hôi. Cách phòng bệnh tốt nhất là đừng cắt móng chân theo hình vòng cung mà phải cắt móng chân thẳng. Ngoài ra, đi các loại giày quá rộng hoặc quá chật đều không tốt cho bàn chân.
Mạch hình mạng nhện
Là các nhóm mạch máu nhỏ màu đỏ hoặc tím nằm ngay dưới bề mặt da chân của bạn. Theo các bác sĩ, sớm hay muộn thì 90% phụ nữ đều phải trải qua hiện tượng bệnh lý này. Biện pháp tốt nhất nhằm ngăn chặn điều này là laser đông máu (khi thực hiện biện pháp này bạn cần tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 3 tuần). Ngoài ra, cũng có thể tiến hành biện pháp xơ hóa (chỉ định trong trường hợp tĩnh mạch có đường kính lớn) tuy nhiên bạn có thể gặp một số biến chứng như các cục máu đông, bầm tím và vấn đề về sắc tố.
Tĩnh mạch trương
Đây là việc các tĩnh mạch mở rộng nông gần bề mặt da và là một bệnh lý thường gặp với 2/3 phụ nữ. Nếu muốn chữa khỏi chứng bệnh này chi phí rất cao và thời gian nằm viện kéo dài. Các bác sĩ sẽ tiến hành xơ hóa tĩnh mạch, laser, hoặc phlebectomy (phác thảo, đánh dấu khu vực da cần điều trị, gây mê, tiêm chích vào chỗ da, phẫu thuật cắt bỏ các tĩnh mạch phồng lên, cắt phân đoạn thông qua một vết rạch nhỏ) và cần thiết phải đi tất sau 1 tuần điều trị.
Lông chân
Đầu tiên bạn nghĩ mình có thể cạo hoặc nhổ những sợi “violon” này một cách dễ dàng nhưng chỉ sau 5-7 ngày bạn thấy rất khó chịu khi chúng lại xuất hiện, thậm chí còn nhiều hơn. Bên cạnh đó, không ít người sử dụng các loại thuốc làm rụng lông chân và tay, nhưng kéo dài được 1 tháng và nó có thể cũng gây đau. Biện pháp an toàn tiến hành laser vừa không đau, nhanh mà rất hiệu quả.
Các cách phòng tránh bệnh lý bàn chân trong mùa mưa:
– Giữ bàn chân luôn khô ráo. Khi làm vệ sinh, cần chú trọng các kẽ ngón, lấy sạch bụi và các chất bẩn bám vào đó.
– Sau khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước bẩn trên đường phố, cống rãnh, nên rửa sạch chân bằng nước ấm.
– Ngâm chân với nước ấm mỗi ngày để máu lưu thông tốt, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có triệu chứng tê chân hoặc sử dụng giày, tất thường xuyên.
– Tránh để tất, giày hoặc các tấm lót giày bị ẩm ướt.
– Thay tất hằng ngày, tránh sử dụng các loại tất dễ gây kích ứng da hoặc quá chật.
– Có thể bôi một số dược phẩm hoặc mỹ phẩm dạng bột có tính hút ẩm nhằm giúp cho bàn chân luôn khô ráo. Nên bôi kỹ ở các vùng kẽ ngón chân.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza