HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Dở khóc dở cười những quan niệm khi mang bầu

    Bụng bầu nhọn là bé trai, bụng bầu bẹt là bé gái?

    Trước khi có siêu âm và chọc dò ối, việc chẩn đoán giới tính thai như bí mật thần kỳ. Tuy nhiên, dựa vào bụng bầu để đoán giới tính thai thì độ chính xác chỉ là tương đối. Chiều cao của người mẹ cũng có ảnh hưởng tới việc bụng bầu trông to hay nhỏ. Những mẹ bầu cao và lưng dài (khoảng cách giữa hông và mông rộng) nên thể tích bụng thường rộng hơn; do đó, trông bụng bầu có vẻ nhỏ hơn do bụng bầu không được đẩy cao ra phía trước.
     
     
     
    Ngoài ra, vị trí của ngôi thai cũng có ảnh hưởng tới việc bụng bầu trông to hay nhỏ. Vào những tháng cuối, bé có thể nằm nghiêng trong bụng mẹ và vì thế, làm thay đổi hình dáng bụng bầu.
     
    Nhịp tim thai cũng có thể dự đoán giới tính thai nhi
     
    Nhịp tim bình thường của một thai nhi khoảng từ 120 đến 160 nhịp/phút. Nhiều người cho rằng, nếu nhịp tim thai nhanh hơn (trên 160 nhịp/phút) thì đó là bé gái. Ngược lại, nếu nhịp tim thai chậm hơn (dưới 120 nhịp/phút) đó là bé trai.
    Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng nhịp tim thai có thể chi phối giới tính của em bé. Nhịp tim thai có thể thay đổi mỗi lần bạn đi khám, phụ thuộc vào tuổi thai và mức độ vận động của bà mẹ tại thời điểm đi khám.
     
    Nhìn hình dáng và sắc mặt của bà bầu cũng có thể đoán được giới tính thai nhi
    Mỗi phụ nữ tăng cân và có những thay đổi về làn da khác nhau khi mang thai. Nhiều người cho rằng, thai phụ có khuôn mặt tròn và ửng hồng sẽ sinh bé gái mà họ chẳng có căn cứ nào cả. Cơ hội về giới tính thai trong trường hợp này là 50:50.

    Không thể quan hệ tình dục bằng miệng
     
    Bà bầu vẫn có thể quan hệ tình dục bằng miệng nếu cách này không gây cản trở hoặc làm cả hai vợ chồng khó chịu.
     
    Lưu ý rằng bà bầu không nên cúi, gập người quá mức khi yêu bằng miệng để tránh gây sức ép lên thai nhi. Đồng thời, nên gợi ý để đối phương không kích thích hay thổi mạnh vào âm đạo. Hành vi này có thể tác động vào sâu tử cung, ảnh hưởng đến em bé.
     
    Ngủ ít vì sợ em bé to
     
     
    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, những thai phụ ngủ ít hơn 6 giờ/ngày hoặc bị mất ngủ triền miên có nguy cơ bị đau khi chuyển dạ và phải sinh mổ cao hơn nhóm thai phụ còn lại. Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây nên hội chứng căng thẳng, stress, hay quên… ở bà bầu.
     
    Nếu bà bầu muốn duy trì một cân nặng phù hợp cho cả hai mẹ con, tốt nhất nên tuân thủ một chế độ ăn uống, vận động hợp lý.
     
    Lưu ý: Bà bầu không nên lo lắng, hoang mang hoặc quá tin vào những lời phán đoán thiếu cơ sở khoa học trước khi có sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ. Tuyệt đối không nên thu thập thông tin một cách bừa bãi từ gia đình, bạn bè hay những người xa lạ. Tốt nhất, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ những vấn đề mình gặp phải trong suốt thời gian mang thai.
     
    Ăn nhiều bơ (sữa) khi mang thai sinh con ra sẽ bị cứt trâu?
     
    Theo bác sĩ Robert Dickinson, đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm. Vì bơ (sữa) là một trong những nguồn cung cấp canxi cho thai phụ, nếu bỏ qua thực phẩm này thì vô tình đã làm mất đi một nguồn cung cấp canxi đáng kể. 
    Hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh hoàn toàn không liên quan gì đến dinh dưỡng của người mẹ mà nó là nguyên nhân của việc gia tăng tuyến dầu trên da đầu bé.
     
    Mẹ không nên tắm vì nước sẽ… chảy vào người bé?
     
    "Không tắm trong suốt thời gian mang bầu là điều hoang đường và phản khoa học", bác sĩ Robert Dickinson khẳng định. Quá trình mang thai của người phụ nữ kéo dài tới tận 9 tháng 10 ngày, nếu trong suốt thời gian dài đó bạn không hề tắm chỉ vì sợ rằng nước sẽ chảy vào người em bé thì thật kinh khủng. Điều này không những không giúp bảo vệ bé mà còn ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ không giữ vệ sinh sạch sẽ.
     
    Tắm là cách giúp bạn thư giãn, nhất là trước khi sinh. Còn em bé được bảo vệ bởi ngôi nhà riêng nên nước tắm không thể xâm nhập vào trong. Càng bầu bí, bạn càng phải giữ vệ sinh sạch sẽ hơn bao giờ hết.
     
    Mẹ bị ợ nóng, bé sẽ có nhiều tóc?
     
     
    Đây là một trong những quan niệm còn gây tranh cãi, thực tế chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Tuy nhiên, việc bé có nhiều hay ít tóc một phần phụ thuộc vào gene di truyền. Nếu bố/ mẹ nhiều tóc thì bé cũng có khả năng nhiều tóc. 
    "Chúng tôi chỉ biết rằng, chứng ợ nóng có liên quan đến nhiều yếu tố như hormone, áp lực của thai lên dạ dày mẹ", bác sĩ Robert Dickinson cho biết.
     
    Mẹ ăn trứng lộn, con ho hen?
     
    Mẹ ăn trứng vịt lộn, con sẽ ho hen vì lông vịt? Quan niệm này rất sai vì trứng vịt lộn cung cấp nhiều đạm nên rất tốt cho phụ nữ mang thai. Trong khi đó, bệnh hen xảy ra khi phế quản bị mẫn cảm hay phản ứng với các dị nguyên như: phấn hoa, lông chó mèo, bụi, khói thuốc lá… Ngoài ra, gia đình có tiền sử hen hoặc cơ địa dị ứng, chứng stress cũng dễ làm trẻ mắc bệnh hen.
     
    Nổi mụn nhiều… sinh con trai?
     
    Khi có thai, người mẹ xinh đẹp thì sinh con gái; nếu xấu xí, nổi mụn nhiều, da đen, mũi nở… thì sinh con trai? Quan niệm này rất sai lầm vì sinh con trai hay gái phụ thuộc vào tế bào mầm của bố và mẹ. Tế bào mầm của bố là tinh trùng mang 2 loại nhiễm sắc thể giới X, Y. Tế bào mầm của mẹ là trứng luôn mang nhiễm sắc thể X.
    Tinh trùng mang X kết hợp với trứng cũng mang X thì sinh con gái. Tinh trùng mang Y kết hợp với trứng mang X thì sinh con trai. Nhiều nam giới chỉ có loại tinh trùng mang X nên luôn sinh con gái. Câu "vợ không biết sinh con trai" là đổ oan cho phụ nữ.
     
    Mẹ uống nước dừa, con trắng da?
     
    Thai phụ uống nhiều nước dừa sẽ sinh ra con có làn da trắng trẻo? Quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở, bởi các tính trạng của thế hệ con đều do bộ gien của cha mẹ quyết định. Nếu gien trội ở mẹ thì giống mẹ nhiều hơn và ngược lại.
     
    Nếu mẹ ăn ít hoa quả tươi, bé sẽ bị khát?
     
    Bác sĩ Robert Dickinson đã trả lời rất hài hước trên Babycenter rằng: "Ăn quả tươi luôn là thói quen tốt cho sức khỏe vì quả tươi chứa nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của bé. Nhưng không có cách nào phòng ngừa bé bị khát trừ khi bé được chào đời".
     
    Mẹ ăn ốc, con thè lưỡi?
     
    Cũng như vậy, có nhiều người quan niệm thai phụ mà ăn ốc thì con thò lò mũi xanh? Thực tế thì trẻ thò lò mũi xanh là do mắc bệnh về đường tai-mũi-họng, thường là bị viêm sùi vòm họng nên không liên quan gì đến chuyện mẹ ăn ốc khi mang thai.

    Mẹ cáu kỉnh khi mang bầu, con cũng xấu tính theo?
     
     
    Một nghiên cứu năm 1969, Donald Winnicott cho biết rằng những xung đột tâm lý mà sản phụ gặp phải trong suốt thai kỳ, sinh nở và sau khi sinh là nguồn gốc của những rối nhiễu tâm lý xuất hiện sớm ở trẻ và có thể gây khó khăn trong giai đoạn dậy thì của trẻ.
    Tuy nhiên, theo bác sĩ Robert Dickinson: "Điều đó chỉ quyết định một phần rất nhỏ. Gene và môi trường giáo dục, cùng nhiều yếu tố khác sẽ quyết định bé thuộc tính cách nào".

    Mẹ giơ tay quá đầu, bé có thể bị ngạt vì dây rốn?
     
    Mẹ bầu vẫn thường được người đi trước mách bảo không được giơ tay quá đầu, không phơi quần áo… vì như thế sẽ ảnh hưởng đến dây rốn. Tuy nhiên, cách chuyển động tay của mẹ không có liên quan đến sự di chuyển của dây rốn, ngay cả khi mẹ bầu luyện tập nhiều động tác thể dục đưa tay lên cao. 
    "Trường hợp bé bị dây rốn quấn cổ hay bị ngạt là do chuyển động của chính bé trong bụng mẹ", bác sĩ Robert Dickinson khẳng định. 
     
    Mẹ xem nhật thực, con sẽ bị chẻ môi?
     
    Đây là một quan niệm có từ lâu đời của người Aztecs. Họ quan niệm, nhật thực (nguyệt thực) với hình mặt trời (mặt trăng) bị che khuất cũng giống như một khuôn mặt không hoàn thiện. Khi người mẹ quan sát nó, điều tương tự sẽ xảy đến với bé. Để bảo vệ, người mẹ thường mang theo một thứ kim loại như một vật trang điểm an toàn, cài lên quần lót. 
    "Tất nhiên, đó là quan niệm cổ xưa, không có bằng chứng khoa học và nghiên cứu nào chứng minh điều đó là đúng cả", bác sĩ Robert Dickinson cho biết. 
     
    Ăn nhiều: Con to, khó sinh?
     
    Ăn nhiều khi mang thai sẽ làm con to, khó sinh? Hiểu như vậy là sai vì chế độ dinh dưỡng hợp lý và đủ chất là yêu cầu hàng đầu trong thời kỳ mang thai. Folic acid – dạng tổng hợp của folate – có trong nhiều loại thực phẩm như rau, quả tươi, đậu, gan, lòng đỏ trứng… rất cần cho phụ nữ từ trước khi có thai và ngay trong tuần lễ đầu thai nghén để giảm nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng cũng như khuyết tật bẩm sinh thường gặp ở ống thần kinh của thai.
     
    Ước lượng thai nhi nặng, khó sinh thường?
     
    Không thể sinh thường khi con nặng quá 4,5 kg? Suy nghĩ này có thể đúng ở thời đại mà kỹ thuật sản khoa chưa tiến bộ. Tuy nhiên, ước lượng cân nặng thai nhi ngay cả với kỹ thuật siêu âm cũng có thể không chính xác. Trước đây, bác sĩ chỉ sờ nắn qua thành bụng để đánh giá cân nặng thai nhi nên dễ lầm. Ngày nay, nhiều phụ nữ sinh con to trên 4 kg vẫn có thể sinh thường, nếu gặp trở ngại gì mới cần can thiệp mổ lấy thai.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương