HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Thực phẩm vàng cho người bị tiểu đường

    Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi lượng insulin của tụy bị thiếu. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nhiều bệnh khác, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não…

    Theo bác sĩ Ngô Văn Quỹ và bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng thành phố), ăn uống phù hợp giúp giữ được tỷ lệ đường huyết ổn định, không lên xuống bất thường; giữ cho các chất béo trong máu ở mức độ vừa phải, phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, béo phì,…
     
     
     Đối với bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insuline (týp 1), sau bữa ăn, tỷ lệ đường huyết sẽ tăng lên nên thường được giải quyết bằng phương pháp tiêm insuline (trước khi ăn) và dùng một lượng thực phẩm bổ sung phù hợp.
     
    Người bệnh chỉ nên sử dụng đường trong các món nấu nướng như: canh chua, kho cá, thịt, pha nước mắm,… hoặc chỉ nửa muỗng cà phê trong tách cà phê sáng. Nên ưu tiên sử dụng chất bột đường phức tạp như đậu, khoai, gạo, mì, nui, các loại rau xanh và trái cây ít ngọt. Các chất này được cơ thể hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết và nhiều chất xơ cần thiết.
     
    Trong chế độ ăn giảm cân, người bệnh tăng cường lượng rau xanh, trái cây ít ngọt, thịt nạc thay cho cơm và các thức ăn chiên, quay; nên uống các loại nước trái cây, sữa đã lọc bỏ bơ, cà phê đen không đường… Tuy nhiên, luyện tập thể dục ở mức độ vừa phải (đi bộ, lao động hằng ngày, chạy xe đạp, bơi lội,…) cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

    Lượng chất cần cho người tiểu đường
     
    – Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:
     
    – Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50 – 60%).
     
    – Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…).
     
    – Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20 – 30%.
     
    – Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).
     
    – Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 – 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.
     
    Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.
     
    Thức ăn
     
    Miến: Miến luộc ăn tương tự như cơm nhưng chúng có ít chất tinh bột hơn cơm nên thay vì người bị bệnh tiểu đường ăn nhiều cơm mỗi ngày thì chúng ta nên giảm cơm đi và ăn thêm miến luộc. Khi vo gạo, nên vo kỹ hơn thay vì vo 1 đến 2 nước.

    Thịt bò: Thịt bò (đặc biệt là thịt nạc) chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu, ngoài ra nó còn có tác dụng chống ung thư.
     
    Sô-cô-la đen: Trong sô-cô-la có chứa nhiều chất đặc biệt mà phần nào chúng giúp ngăn ngừa và trị bệnh tiểu đường. 
    Ngoài ra, nếu sử dụng hợp lý thì nó cũng có thể giúp chúng ta giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol, cải thiện chức năng huyết quản. Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều trong một ngày.

    Cá biển: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp 3 lần so với những người bình thường. 
     
    Do đó, việc nạp nhiều thực phẩm chứa axit béo Omega-3 sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa ngy cơ tim mạch. Loại axit béo này có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
     
    Rau xanh: Rau xanh là thức ăn chứa nhiều chất xơ, vì vậy nó rất ít calo, nhiều protein, vì vậy, nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.
    Súp lơ. Như nhiều loại rau khác, súp lơ không ngọt. Nó cũng cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ.
     
     
    Bí ngô: Chúng ta thường xem bí ngô là một loại rau ngọt. Nhưng bí ngô cũng có chỉ số glycemic cao, đó là lý do tại sao bí ngô an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
     
    Rau diếp: Loại rau này có nhiều chất xơ và rất ít đường.
     
    Đậu tây: Những chất dinh dưỡng có trong đậu tây kích thích việc sản xuất insulin trong cơ thể. Vì thế, nó tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
     
    Cà rốt: Trong khi các loại đường có trong những loại thực phẩm khác nhanh chóng chuyển thành đường trong máu, đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường do chứa nhiều beta-carotene, một công cụ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
     
    Cỏ cà ri: Loại cỏ này rất hữu dụng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Cỏ có vị đắng nhẹ giúp làm giảm mức glucose trong máu.
     
     
     
    Đậu bắp: Chất dịch trơn chảy ra khi bạn cắt đậu bắp giúp điều hòa đường huyết. Vì thế, hãy ngâm đậu bắp đã được cắt nhỏ trong một ly nước và uống nó vào lúc sáng sớm.

    Bầu nậm: Một ly nước bầu nậm vào buổi sáng có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn sử dụng liệu pháp bổ sung insulin.
     
    Lúa mạch: Chứa cả chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan. Loại thực phẩm này rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường do nó giúp làm giảm đáng kể sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.
     
    Sữa: Là sự kết hợp của carbohydrate và protein giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần đảm bảo rằng sữa đang dùng thuộc loại ít chất béo.
      
    Hạt lanh:  Rất giàu protein, chất xơ và chất béo tốt. Nó cũng là nguồn magnesium, vốn là chìa khóa để kiểm soát đường huyết vì nó giúp các tế bào sử dụng insulin.
     
     
     Hoa quả cho người tiểu đường
     
    Cũng có nhiều loại rau quả thích hợp cho thể trạng của người bị tiểu đường. Những loại thực phẩm này có hàm lượng chất xơ cao nhưng lại chứa ít đường nên có thể hỗ trợ việc kiểm soát bệnh.  
     
    Tiểu đường là căn bệnh do quá trình trao đổi đường glucô trong cơ thể bị rối loạn. Đây là bệnh mãn tính thường gặp ở độ tuổi trung niên, khoảng 40 – 60 tuổi. Hiện nay, Đông y đã khám phá ra được tác dụng của một số loại hoa quả có thể phòng và chữa bệnh tiểu đường như: dưa hấu, đu đủ, táo, bưởi,  … dưới đây là 14 loại quả hay sử dụng nhất có thể phòng và chữa được bệnh tiểu đường.
     
    Đu đủ : Là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.
     
    Cam: Một quả cam nhỏ chứa đầy vitamin C nhưng lượng cacbon-hydrate lại không quá cao. Vì thế bạn có thể để sẵn loại quả này trong nhà.

    Chery: Khoảng 12 quả chery cho 1 bữa phụ trong ngày là vừa đủ đối với người có chỉ số đường huyết cao.
     
    Táo: Táo là loại trái cây rất phổ biến và có chứa hàm lượng lớn chất pectin – một loại chất rất có lợi đối với bệnh nhân mắc tiểu đường.
     
     
    Pectin là chất được tập trung nhiều ở vỏ và hạt táo, nó có tác dụng như một chất “khử độc” trong cơ thể. Nó có khả năng loại trừ những độc tố gây hại cho mạch máu và làm giảm hàm lượng đường insulin tới hơn 35% trong máu.
     
    Qủa cóc: Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).
     
    Quýt: Có những người mắc bệnh tiểu đường bị thiếu vitamin C, đó là lý do vì sao ta cần bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên, thay vì ta sử dụng những viên nén vitamin thì ta có thể tận dụng nguồn vitamin C dồi dào trong cam và quýt.
     
    Dưa hấu: Một miếng dưa hấu sẽ không gây hại cho đường huyết, 220g chỉ cung cấp 15g cacbon-hydrate. Nhưng nên thận trọng với nước dưa hấu: nó không chỉ nhiều cacbon-hydrate mà còn sức tải đường huyết (GL) sẽ tăng cao.
     
    Roi: Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.
     
     
     
    Trà xanh: Bổ sung trà xanh hoặc chè xanh vào mỗi buổi sáng không chỉ làm bạn cảm thấy sảng khoái trong người mà nó còn giúp chúng ta ngăn ngừa cũng như giảm đi hậu quả của căn bệnh tiểu đường.
     
    Dưa lưới: Một cốc dưa lưới cắt miếng sẽ giúp bạn có một buổi sáng dễ chịu.
     
    Quả bơ:  Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.
     
    Dâu tây: Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.

    Dưa lê: Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng.

    Đào: Một quả đào cỡ vừa (170g) là một nguồn cacbon-hydrate vừa đủ đối với người bị bệnh tiểu đường.
     
    Bưởi: Một nửa quả bưởi lớn sẽ đáp ứng nhu cầu cacbon-hydrat vào buổi sáng.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang