HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Các bệnh cấp tính dễ gặp khi leo núi

    Chứng say độ cao cấp tính

    Đau đầu là triệu chứng chính và tăng dần theo độ cao. Kèm theo là các biểu hiện khác như mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ, căng thẳng, ngủ mê mệt với ác mộng triền miên). Các biểu hiện của chứng say độ cao cấp tính xuất hiện ngay trong vòng 6 – 12 giờ khi lên đến độ cao xấp xỉ 2.500m hoặc hơn và càng lên cao mức độ càng tăng. Ước tính, có khoảng 25% những người leo núi chưa được tập luyện làm quen với khí hậu trước khi leo bị các dấu hiệu của chứng này ở độ cao 2.500m và ít khi bị ảnh hưởng đến tiến trình leo núi. Nhưng lên đến độ cao 4.500 – 5.500m, có tới 85% số người bị ảnh hưởng và hầu như không thể tiếp tục hành trình do các triệu chứng diễn biến nặng lên.

    Phù não do độ cao
     
    Phù não do độ cao biểu hiện bằng các triệu chứng như mất vận động, rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, đau đầu ít đáp ứng với liệu pháp corticoid, nôn mửa nhiều. Phù não thường xuất hiện sau 2 ngày leo núi và ở độ cao trên 4.000m. Có khoảng 0,5 – 1% những người leo lên độ cao 4.000 – 5.000m bị chứng này. Chụp cộng hưởng từ cho thấy đây là chứng phù não do rối loạn vận mạch, có kèm các vi xuất huyết trong nhu mô não tập trung nhiều ở vùng thể Chai (Corpus Callosum).
     
    Các bệnh cấp tính thường gặp khi leo núi
     
    Phù phổi cấp do độ cao
     
    Khi leo tới một độ cao nhất định, người leo núi có thể bị các biểu hiện của phù phổi cấp do độ cao. Các triệu chứng biểu hiện đột ngột và tăng dần. Bệnh nhân thấy mệt nhiều, tức ngực, khó thở tăng dần, tím môi đầu chi, nhịp thở nhanh nông, vật vã kích thích. Nặng hơn, bệnh nhân bắt đầu thấy ho nhiều và khạc bọt hồng hoặc trắng loãng. Nhiệt độ lạnh và thành phần không khí thiếu ôxy khi lên cao làm nặng thêm tình trạng của bệnh. Bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng do suy hô hấp nếu không được cấp cứu kịp thời. Phù phổi cấp do độ cao xảy ra sau 48 giờ leo núi và ở độ cao từ trên 3.000m trở lên mà hiếm khi xảy ra ở độ cao từ 2.500 – 3.000m và nguy cơ mắc cũng như mức độ nặng tỷ lệ thuận với độ cao người leo đang ở cũng như tốc độ leo nhanh hay chậm. Theo ước tính, chỉ có 0,2% số người leo núi bị phù phổi cấp khi lên tới độ cao 4.500m trong vòng 4 ngày, tỷ lệ này là 2% nếu họ lên tới độ cao 5.500m trong vòng 7 ngày và có thể lên tới 6 – 15% nếu chỉ leo trong vòng 1 – 2 ngày là lên tới độ cao này. Nguy cơ bị phù phổi cấp cũng tăng cao ở người đã có những yếu tố nguy cơ như trên và có tới 60% trong số này bị phù phổi cấp nếu lên tới độ cao 4.500m nhanh trong vòng dưới 2 ngày. Tỷ lệ tử vong do phù phổi cấp do độ cao có thể lên tới 50% nếu không được điều trị.
     
    Cơ chế bệnh sinh của phù phổi cấp do độ cao chủ yếu là do rối loạn vận mạch xảy ra khi thiếu ôxy nặng từ đó khởi phát quá trình viêm tại các mao mạch phổi và dẫn đến hiện tượng tăng áp lực và tổn thương mao mạch phổi. Nước, hồng cầu từ mao mạch phổi
    thẩm lậu và rò vào phế nang gây nên chứng phù phổi cấp.

    Giải pháp nào cho những người muốn chinh phục độ cao?
     
    Điều trị các bệnh do độ cao gây nên hàng đầu là cho bệnh nhân thở ôxy 2 – 4 lít/phút, đưa bệnh nhân xuống núi càng thấp càng tốt và cho bệnh nhân nghỉ ngơi. Nếu không đỡ, cho các thuốc chống nôn, giảm đau đầu như ibuprofen, lợi tiểu bằng acetazolamid, chống phù não bằng desamethason đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch tùy vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng. Trong trường hợp phù phổi cấp do độ cao, có thể dùng thêm nifedipin 60 – 80mg, uống theo chỉ định của thầy thuốc.
     
    Về mặt dự phòng, những người leo núi cần được tập luyện ở một độ cao trung gian khoảng 2.000m một vài ngày trước khi bắt đầu cuộc leo núi thực sự. Khi lên đến độ cao 2.500 – 3.000m, chỉ nên leo khoảng 300 – 500m/ngày và cứ 3 – 4 ngày lại nghỉ 1 ngày, đồng thời theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu bệnh lý khi leo cao.
     
    Có thể dùng thuốc để dự phòng chứng bệnh do độ cao ở những người có nguy cơ như nguy cơ bệnh say độ cao hoặc phù não do độ cao: sử dụng desamethason  và acetazolamid đường uống,  dự phòng phù phổi cấp do độ cao bằng nifedipin, thuốc ức chế 5-phosphodiesteras, dexamethason, hoặc hít salmeterol tùy theo mức độ của nguy cơ. Và cuối cùng, những người leo núi, dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư, vẫn phải được khám xét và tư vấn bởi những thầy thuốc có kinh nghiệm trong lĩnh vực này trước khi tham gia leo núi hoặc làm việc ở những độ cao lớn.
     
    Các nghiên cứu đã cho thấy, những người hay bị chứng say khi lên cao là những người có các yếu tố nguy cơ như tiền sử đã bị say khi leo cao; leo quá nhanh, trên 625m/ngày và vượt quá độ cao 2.000m trong ngày; tập luyện không đầy đủ (phải tập luyện ít nhất 5 ngày ở độ cao dưới 3.000m trong vòng 2 tháng trước đó); một số nguy cơ khác bao gồm nữ giới, tuổi dưới 46, tiền sử bị bệnh migrain (chứng đau nửa đầu vận mạch, hay xảy ra ở phụ nữ trẻ). Tập luyện nhiều cũng có thể làm tăng mức độ bệnh do yếu tố thể lực ít ảnh hưởng đến việc bệnh có xuất hiện hay không, nặng hay nhẹ. Các triệu chứng sẽ tự hết sau khi điều trị hoặc người leo núi quay xuống độ cao thấp hơn.
     
    Nguồn : sức khỏe và đời sống

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang