Cholesterol (hay mỡ trong máu) là chất béo dính giống như sáp được tạo ra từ gan để phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Cơ thể chúng ta cần cholesterol để:
– Duy trì thành của tế bào được khỏe mạnh
– Tạo kích thích tố để giúp quá trình trao đổi các chất trong cơ thể.
– Tạo vitamin D cần thiết cho cơ thể qua ánh sáng mặt trời.
– Tạo mật xanh (bile axit) để yểm trợ việc tiêu hóa chất béo
Tuy nhiên, đôi khi cơ thể chúng ta tạo ra nhiều cholesterol hơn nhu cầu chúng ta cần, có thể làm tắc nghẽn mạch máu và làm tổn thương các bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim và não. Những hiểu lầm về cholesterol dưới đây bạn nên biết để có sức khỏe dẻo dai hơn.
Trẻ em không thể bị cholesterol cao
Nghiên cứu cho thấy xơ vữa động mạch, sự thu hẹp của động mạch dẫn đến việc tim bị tấn công. Tình trạng này có thể xảy ra sớm nhất là khi trẻ lên 8 tuổi. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ hướng dẫn nên cho trẻ em nthừa cân, hoặc trẻ ở gia đình có tiền sử về bệnh tim được kiểm tra cholesterol từ khi trẻ 2 tuổi.
Trẻ em được chẩn đoán có hàm lượng cholesterol cao nên có một chế độ ăn uống hạn chế chất béo bão hòa, đồng thời khuyến khích cho trẻ tập luyện thêt dục thể thao nhiều.
Tuổi trung niên mới cần kiểm tra cholesterol
Ngay cả trẻ em, đặc biệt là những người mà gia đình có tiền sử bệnh tim có thể có hàm lượng cholesterol cao. Việc kiểm tra nồng độ cholesterol ở tuổi trẻ là một điều hoàn toàn tốt.
Cholesterol cao là di truyền và bạn không thể làm gì để thay đổi nó
Trong khi di truyền học đóng một vai trò quan trọng và chắc chắn thì việc lựa chọn chế độ ăn uống và lại có một tác động đáng kể về mức độ cholesterol. Một gia đình có yếu tố di truyền cholesterol cao thì bạn càng cần phải thực hiện các bước phòng ngừa và chủ động hơn để giữ cho mức độ cholesterol ở mức bình thường.
Hạ Cholesterol bằng dùng thuốc
Khi bạn biết bạn có cholesterol cao, thì việc tìm ra nguyên nhân là rất quan trọng. Nếu bạn biết cách khắc phục những nguyên nhân đó, mức độ cholesterol của bạn sẽ trở lại bình thường. Những nguyên nhân có thể dẫn đến cholesterol cao bao gồm chế độ ăn uống kém, thiếu hoạt động, nhiễm trùng, căng thẳng tinh thần và thể chất.
Cholesterol không hề tốt
Hầu hết mọi người khi nghe "cholesterol", họ đều nghĩ đó là một điều gì đó không tốt. Thực tế phức tạp hơn rất nhiều. Lượng cholesterol cao có thể là nguy hiểm, nhưng chính cholesterol lại cần thiết cho các quá trình chuyển hóa khác nhau trong cơ thể, từ cách điện tế bào thần kinh trong não bộ để cung cấp cấu trúc màng tế bào.
Vai trò của cholesterol trong bệnh tim thường bị hiểu sai. Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các lipoprotein mật độ thấp và mật độ cao (LDL và HDL). LDL, được biết đến là cholesterol xấu, và nó có thể là nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch.
Cholesterol thấp là tốt
Mặc dù cơ thể bạn có mức độ cholesterol xấu (LDL) thấp, bạn vẫn có thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy, những người mắc bệnh ung thư thường có mức độ cholesterol LDL thấp hơn so với những người không bị ung thư.
Những người có lượng cholesterol trong máu thấp cũng dễ bị các bệnh nhiễm trùng khác nhau, mắc bệnh lâu hơn và có nhiều khả năng tử vong do nhiễm trùng.
Cholesterol cao không có biểu hiện bên ngoài
Một số người có hàm lượng cholesterol cao có khả năng phát triển thành bệnh u vàng, hay còn gọi là xanthoma. Bệnh này có thể xảy ra trên mí mắt, khớp, tay, hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc một bệnh di truyền về cholesterol cao thì có nhiều khả năng bị mắc xanthoma.
Cách tốt nhất để biết mức độ cholesterol của bạn là nên kiểm tra 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 20, hoặc thường xuyên hơn để đảm bảo cho sức khỏe của bạn.
Cholesterol cao không phải là vấn đề đối với những người gầy
Dù bạn gầy, thừa cân, hay cơ thể bình thường, tất cả mọi người nên kiểm tra cholesterol thường xuyên. Trong khi những người thừa cân thường có cholesterol cao do ăn quá nhiều thức ăn béo, những người gầy cũng cần phải nhận thức được họ ăn bao nhiêu chất béo bão hòa.
Bơ thực vật sẽ giúp giảm cholesterol
Bơ thực vật cũng như bơ động vật, chúng có nhiều chất béo và tất cả các loại thực phẩm béo bạn nên ăn ở mức vừa phải nếu bạn có cholesterol cao. Hầu hết bơ thực vật có chứa chất béo bão hòa, một yếu tố cũng góp phần làm hàm lượng cholesterol cao. Sự lựa chọn được gợi ý đó là một loại dầu thực vật dạng lỏng không chứa bất kỳ chất béo chuyển hóa nào (dầu thực vật hydro hóa).
Tất cả các cholesterol đều xuất phát từ thực phẩm
Hầu hết các cholesterol bên trong cơ thể bạn đều do quá trình chuyển hóa tự nhiên của cơ thể chứ không phải đến từ những thực phẩm bạn ăn hằng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những tuyệt chiêu dưới đây để loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể:
– Tránh uống rượu: Dù không nói ra thì ai cũng biết rằng uống rượu không có lợi cho sức khỏe. Nhưng uống nhiều rượu làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể thì không phải ai cũng biết? Không những thế, rượu còn "hỗ trợ" vòng 2 của bạn ngày càng "phì nhiêu" hơn nữa đấy.
– Giảm hút thuốc: Hút thuốc làm mỏng lớp lót bên trong các động mạch, hoặc nội mạc, dễ dẫn đến tổn thương nội tạng. Các chất gây ung thư và carbon mono-oxit trong khói thuốc lá cũng làm cho các động mạch trở nên dễ bị co thắt, dẫn đến mức cholesterol trong máu cao, lượng cholesterol xấu cao, cholesterol tốt giảm.
– Giảm chất béo bão hòa và tránh các chất béo trans (transfat) khi ăn uống: Bạn nên hạn chế thịt mỡ, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, toàn bộ sản phẩm sữa và đồ nướng. Những món ăn này thường chứa chất béo bão hòa và trans nên nếu ăn nhiều sẽ làm tăng cholesterol xấu.
– Tập thể dục các ngày trong tuần: Cho dù bạn đang cố gắng ăn ít để ngăn chặn lượng cholesterol thừa tích tụ trong cơ thể thì cũng không nên bỏ qua việc tập thể dục. Tập thể dục là biện pháp tuyệt vời, có tác dụng nhanh nhất trong việc tiêu tan mỡ thừa, đốt cháy cholesterol và tốt cho tim mạch.
Các chuyên gia sức khỏe đều cho rằng tập thể dục ít nhất 40-60 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm 5-10% cholesterol xấu và tăng 3-6% cholesterol tốt.
– Giảm cân nếu bạn bị béo phì / thừa cân: Nếu bạn bị béo phì và đặc biệt là vòng eo quá to thì hãy nghĩ ngay đến phương án giảm cân đi nhé, vì béo phì chính là điều kiện tốt nhất để cholesterol tích tụ thêm vào cơ thể.
Béo phì có thể gây ra kháng insulin, một tình trạng mà cơ thể không thể sử dụng nội tiết tố insulin (không thể chuyển glucose vào máu để giải phóng năng lượng cho cơ thể). Kháng insulin thường dẫn đến hai bệnh nguy hiểm là tiểu đường và cholesterol cao.
– Ăn cá: Ai cũng biết rằng, ăn cá có lợi trong việc giữ cho hệ tim mạch khỏe mạnh, tránh đột quỵ và ổn định mức cholesterol với sự giúp đỡ của các protein giàu dưỡng chất có trong cá. Theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống giàu hải sản, đặc biệt là cá sẽ giúp tăng mức cholesterol có lợi.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza