Đó là bệnh nhân Nguyễn Thế Đức, 26 tuổi, thôn Cao Phong, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Chị Đức đã tự tay mình bắt 3 con giun chui ra từ trong mắt, nhưng vẫn thấy cộm và vướng. Chị đã xuống Khoa mắt, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên khám và được các bác sĩ bắt thêm một con nữa còn sống ở mắt trái. Sau đó, các bác sĩ đã chuyển chị tới Bộ môn Ký sinh trùng của Đại học Y Thái Nguyên. Tại đây, Ths. Hứa Văn Thước đã bắt thêm 1 con giun nữa…
Giun Thelazia callipaeda.
Giun hình ống, màu trắng sữa, dài 15 mm và 10 mm, đầu nhọn và đuôi cong. Những con giun này đã được chuyển về Trường Đại học Y Hà Nội để định loại. Kết quả đáng ngạc nhiên vì đây là loại giun tròn Thelazia callipaeda, vốn chỉ có ở trên chó. Lần đầu tiên, một người Việt Nam bị loại giun này kí sinh.
PGS.TS. Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm Bộ Môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, giun tròn Thelazia callipaedalà loài giun ký sinh ở mắt, được phát hiện đầu tiên trên chó tại Pakistan năm 1910. Năm 1917, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện thấy nó ký sinh trên người. Giun trưởng thành ký sinh ở kết mạc mắt. Ấu trùng của chúng được ruồi trung chuyển và lây truyền sang người.
Theo VTCnews
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza