HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Bà bầu có nên ăn rau ngót?

    Bà bầu ăn rau ngót có bị sảy thai?

    Rau ngót là loại thức ăn phổ biến trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai đã kiêng không dám ăn loại rau này đến tận khi sinh nở vì nghĩ rằng, ăn nhiều sẽ bị sảy thai

    Theo bác sĩ Hương – Khoa Phụ sản – Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, ăn rau ngót làm sảy thai hay không thì cũng không dám khẳng định. Vì tác dụng gây sảy thai của rau ngót, chưa có tài liệu nào nghiên cứu. Mới biết trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4 tro, trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), Vitamin C (185mg%).
     
    Những loại rau bà bầu không nên ăn
     
    Rau ngót có nhiều axit min cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin; 0,13g metionin; 0,05g tryp-tophan; 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin, 0,17g valin,  0,24g leuxin và 0,17g izoleucin ….
     
    Chỉ biết, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau đẻ, sau sảy, sau nạo chữa sót rau nhau bằng cách: Hái độ 40g lá rau ngót. Rửa sạch dã nát. Thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.
     
    Thực tế thì có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai đôi khi vẫn ăn canh rau ngót bình thường mà vẫn không sảy (không phải nước rau ngót giã sống).
     
    Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi sản phụ là khác nhau. Những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao. Cũng theo kinh nghiệm dân gian  dùng rau ngót để chữa chậm kinh có hiệu quả.
     
    Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn rau ngót luộc hay nấu canh. Nhưng, phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc – bác sĩ Hương cho biết.
     
    Ảnh hưởng của rau ngót với thai kỳ
     
    Những loại rau bà bầu không nên ăn
     
    Cho đến nay những nghiên cứu khoa học chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau đẻ, sau sảy, sau nạo chữa sót rau nhau bằng cách: Hái độ 40g lá rau ngót. Rửa sạch dã nát. Thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.
     
    Thực tế có nhiều bài thuốc để chữa chậm kinh và phá thai từ món rau ngót, nên món ăn từ rau ngót được cảnh báo là có hại cho thai kỳ mà thai phụ nên hạn chế ăn, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao. Tốt nhất chờ đến khi sinh nở song bạn có thể thoải mái chế biến và thưởng thức món canh rau ngót, khi đó món canh rau ngót lại rất tốt cho bạn.
     
    Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc.
     
     Một số loại rau gây sảy thai tự nhiên
     
    Mướp đắng (khổ qua)
     
    Trong mướp đắng cũng rất giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
     
    Có thể nói, lợi ích từ mướp đắng rất nhiều nhưng nếu việc sử dụng quá thường xuyên hoặc lạm dụng thì lại không tốt chút nào. Vị đắng của quả gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần.
     
    Mướp đắng có chứa những chất như Quinine, Morodicine và hạt mướp đắng có một chất là Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người. Ngoài ra, ăn quá nhiều mướp đắng cũng gây ra tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hoá. Do đó, các nhà khoa học cảnh báo rằng phụ nữ có thai nên tránh ăn quá nhiều mướp đắng.
     
    Rau sam
     
    Những loại rau bà bầu không nên ăn
     
    Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào.
     
    Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
     
    Ngải cứu
     
    Ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm nên có tác dụng tốt trong việc điều hoà tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng.
     
    Tuy ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam nhằm an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, thế nhưng nhiều người lầm tưởng ngải cứu là một vị thuốc an thai thì điều này không hoàn toàn đúng.
    Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.
     
    Rau chùm ngây
     
    Những loại rau bà bầu không nên ăn
     
    Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, lá và hoa của rau chùm ngây có chứa gấp 7 lần lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt, hơn rau diếp cá 3 lần chất sắt và gấp 3 lần lượng kali trong chuối.
     
    Đây hẳn là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng nó chắc chắn không dành cho người đang mang thai. Do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.
     
    Rau răm
     
    Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.
     
    Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang