HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Kiến ba khoang côn trùng độc hại

    Kiến ba khoang 

    Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2-3mm), có hai màu đỏ và đen, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong…

    Loại bọ này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của bọ có chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, và Paederus dermatitis, một loại viêm da khi bị côn trùng đốt. Loài này là một loài côn trùng ăn thịt côn trùng khác, chuyên săn rầy trên đồng ruộng.
     
    Khi bị kiến ba khoang bám trên da, không nên dùng tay giết kiến mà khuyến cáo nên chỉ thổi kiến đi.
     
    Đặc điểm của kiến ba khoang
     
    Kiến ba khoang đuôi nhọn, có tên quốc tế thường gọi là Paederus fuscipes curtis (thuộc họ Staphylinidae, chi Coleoptera`). Con trưởng thành rất thích bay vào bóng đèn, thân mình dài trung bình khoảng 7mm. Thân chúng có màu đen và cam, với đầu màu đen. Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ. Kiến ba khoang có thể bò trên mặt nước, thích ăn côn trùng như ăn bọ hóng bay vào ánh đèn ban đêm. Vào mùa mưa chúng sẽ di trú ở nơi khô ráo hơn. Con trưởng thành có thể sống vài tháng và sinh sản ra khoảng 2 – 3 thế hệ/năm.
     
    Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố có tên Pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ. Pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã chết khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại. Pederin có tính xuyên thấm qua da. Pederin là độc chất tự nhiên có hiệu lực như chất chống ung thư và virus. Trên con vật kiến ba khoang, pederin là chất để phòng vệ chống lại động vật ăn chúng như nhện. Pederin không được tạo ra từ bản thân mà do vi khuẩn nội cộng sinh trong chúng là pseudomonas aeruginosa.
     
    Khi ta giết chết kiến ba khoang trên vùng da mình, thì pederin tiếp xúc với da, sau đó nó gây viêm da nặng. Nếu ta không rửa tay ngay thì vô tình ta sẽ làm dính pederin vào chỗ khác.
     
    Gần đây, người dân tại Thừa Thiên Huế, Tp.HCM và Hà Nội liên tục bị loài kiến ba khoang tấn công và gây bệnh, khiến mọi người lo lắng. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia về cách phòng và xử trí khi bị kiến ba khoang đốt.
     
    Tiến sĩ Phạm Thị Khoa, khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư cho biết, kiến ba khoang là loại côn trùng rất đặc biệt: thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1 – 1,2 cm, ngang 2 – 3 mm), nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến. Do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong…
     
    Kiến ba khoang côn trùng độc hại
    Kiến ba khoang côn trùng độc hại 
     
    Vào thời điểm này tại miền Bắc là mùa các loài côn trùng đang phát triển nên kiến ba khoang xuất hiện nhiều hơn. Gần đây, kiến ba khoang xuất hiện nhiều lên có thể vì loài kiến này ăn rầy nâu, nhưng nguồn thức ăn này không còn phong phú nữa. Vì người dân phun hóa chất bừa bãi, nên rầy nâu kháng thuốc rất nhiều, dẫn đến số lượng kiến ba khoang cũng nhiều lên.
     
    Đặc điểm của côn trùng là thích ánh sáng xanh nên kiến ba khoang thường tập trung vào khu vực có ánh đèn. Để phòng tránh kiến ba khoang, gia đình nên dùng lưới chống muỗi, côn trùng, quanh nhà có thể đặt các cây đuổi côn trùng như sả, dạ hương… Vệ sinh xung quanh khu dân cư, phát quang bụi cây, cỏ dại quanh nhà. Ban đêm tắt bớt các bóng đèn không cần thiết.
     
    Trước khi ngủ cần quét lại nhà để sạch nền nhà và mắc màn ngủ tránh côn trùng có điều kiện tiếp xúc. Riêng ở khu khu chung cư nên bố trí hệ thống đèn hợp lý, chỗ xa nhà nên bố trí ánh đèn mạnh để thu hút côn trùng, càng đến gần nhà thì dùng ánh sáng dịu, đỏ, vàng.
     
    Với mật độ kiến ba khoang nhiều, dùng thuốc FENDONA 10SC(Alpha permethrin 10%), pha với nồng độ 70ml/8 lít nước, phun tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà có tác dụng xua và diệt chúng.
     
    Theo các chuyên gia da liễu: Để phòng các nốt ngứa, phản ứng, sưng tấy do loài côn trùng này gây ra, khi có  tiếp xúc vùng ra với kiến ba khoang cần rửa thật sạch bằng xà phòng. Lưu ý, không được chà xát làm vây bẩn độc tố của chúng ra vùng da nhiều nơi, vì độc tố của chúng có thể gây tổn thương da lan tỏa.
     
    Khi bị kiến ba khoang đốt, rửa sạch vết đốt với xà phòng, sau đó có thể bôi bằng hồ nước, các thuốc có chứa corticoid chỉ định cho các loại côn trùng đốt. Khi da bị tổn thương phồng rộp, hay sang thương loét có thể chúng ta rửa bằng thuốc tím (KMnO4), thuốc xanh Metylen lên vùng da, thuốc kem bôi có chứa corticosteroids như: Korcin; Betnovate; Betnovate-GM; Gentrisone.
     
    Theo các chuyên gia y tế, đã có bệnh nhân bị phồng, lở loét da, thậm chí mù tạm thời vì tự chữa khi bị kiến ba khoang đốt.
     
    Làm cách nào để phòng tránh và xử trí khi bị kiến ba khoang tấn công?
     
    Nguy hiểm khi độc tố dính vào mắt
     
    Theo các nhà khoa học Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TƯ, kiến ba khoang đã có ở Việt Nam cách đây nhiều năm, thường sống ở các khu chung cư cao tầng: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh… nơi gần với cánh đồng lúa. Mùa thu mật độ kiến nhiều hơn so với các tháng khác.
     
    Độc tố trong kiến làm da tổn thương nổi bọng nước, rát rất khó chịu, khi vỡ sẽ lây lan rộng. Trong kiến có độc tố pedirine khi chạm vào da sẽ cộng sinh dính vào và gây tổn thương cho da. Trẻ em đi chơi tối, người làm việc dưới ánh đèn hay bị kiến rơi vào cổ, mặt, thân mình… gây tổn thương da.
     
    Đặc biệt đập, chà, gí kiến làm chất pedirine dính vào da và gây tổn thương lan rộng. Loài kiến này rất khó diệt bằng những loại thuốc xịt côn trùng thông thường, mà phải mua thuốc diệt côn trùng ở viện vệ sinh dịch tễ mới xử lý hiệu quả.
     
    Theo BS Nguyễn Thành, Phòng khám, BV Da liễu TƯ, những bệnh nhân tới khám do độc tố kiến ba khoang nhẹ thì ngứa rát, nặng hơn thì sưng, phồng rộp, nhiễm trùng, điều trị hàng tuần mới khỏi. Đã có bệnh nhân bị độc tố dính vào mắt, gây bỏng mắt khiến bị mù tạm thời.
     
    Phòng tránh, xử lý
     
    Theo BS Nguyễn Thành, độc tố pederin của kiến ba khoang có trong thân kiến. Do đó, nếu thấy kiến bò trên da người thì chớ đập giết chúng để hạn chế chất độc lan rộng. Bàn tay lỡ đập chết kiến ba khoang cần rửa sạch bằng xà phòng càng nhanh càng tốt để tránh độc tố kiến dính vào.
     
    Theo ThS. BS Hoàng Văn Hội (Trung tâm Phòng chống sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Thừa Thiên Huế) – tỉnh đầu tiên phát hiện và ráo riết nghiên cứu, chữa trị, phòng ngừa kiến ba khoang, thì pederin có độc tính cao gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang. Tuy nhiên, độc tố này từ kiến ba khoang không gây chết người vì lượng tiếp xúc nhỏ và ngoài da.
     
    “Nguy hiểm là nó có vi khuẩn cộng sinh, chạm vào da người sẽ tiết ra chất gây kích ứng da, nhất là người có cơ địa dị ứng với côn trùng. Nếu người không có cơ địa dị ứng thì 2 -3 giờ sau là khỏi. Nếu người có cơ địa dị ứng thì 12 tiếng sau khi bị đốt mới phồng rộp lên”, BS Hội nói.
     
    BS Nguyễn Thành lưu ý người dân là khi da bị tổn thương tấy đỏ, lan rộng phải đi khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid, chất giải độc tố… nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng. Điều trị đúng thì 1 tuần là khỏi, nhưng chữa trị muộn có thể để lại sẹo.
     
    Ở các khu nhà có quá nhiều kiến nên phun thuốc trừ diệt côn trùng trên tường từ 2m trở xuống cả trong và ngoài nhà. Cách này tốn kém và phải pha đúng tỉ lệ 7ml thuốc/8lít nước, mùi thuốc rất khó chịu và buộc gia chủ phải “sơ tán” ít ngày, vì vậy nên cân nhắc khi sử dụng. Đơn giản hơn là các căn hộ ở chung cư cao tầng, khu đô thị có thể dùng lưới chống kiến 3 khoang, muỗi, côn trùng.
     
    Mùa côn trùng phát triển (các tháng 3, 4, 5 và các tháng 8, 9, 10 hàng năm) nên hạn chế bật đèn neon, đèn có ánh sáng xanh. Có thể bật đèn ban công để hút côn trùng chỗ đó, giảm bớt mật độ bay vào nhà. Nếu kiến ba khoang đậu trên người trẻ thì thổi nhẹ cho nó bay đi chứ không gí chết, hoặc chà mạnh. Ngoài đường nên tránh đứng dưới bóng đèn sáng. Trong nhà nên thắp đèn có ánh sáng vàng, đỏ.
     
    Cứ 4-6 tháng xịt thuốc diệt côn trùng, kiến, muỗi, gián một lần. Nơi có kiến nên thường xuyên quét dọn nhà cửa, giũ chăn màn, giường chiếu trước khi nằm, nhất là với trẻ em. Quần áo phơi phóng xong trước khi cất hay mặc cần giũ mạnh để loại bỏ kiến bám. Nếu cho trẻ đi chơi thì tránh chỗ đèn sáng.
     
    Kiến ba khoang thon, dài như hạt thóc (dài 1 – 1,2 cm, ngang 2 – 3 mm), bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, thân nhiều màu sắc khác nhau, khi màu cam tối, sậm màu. Tùy vùng mà gọi là kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong…
     
    Ban ngày chúng bò lê hoặc bò nhanh như kiến. Ban đêm chúng theo côn trùng hiếu sáng bay vào nhà.
     
    Anh Trần Văn Duy (35 tuổi , Khu tập thể xây lắp lâm nghiệp, Thanh Trì) cho biết, trong một tháng trở lại đây anh đã bị một loại côn trùng đốt 2 lần. Tuần trước, anh bị đốt ở bắp chân nhưng cứ nghĩ bị "giời leo" nên ra hiệu thuốc gần nhà mua về bôi. Tuy nhiên phải mất gần một tuần vết loét mới khỏi.
     
    Cách đây 3 ngày, anh lại bị đốt tiếp. Lần này anh bị cắn hẳn 3 nốt ở mặt và 2 nốt ở cánh tay. Vết đốt rộp lên gây ngứa ngáy, lở loét rất khó chịu. Anh lên mạng tìm hiểu thấy thông tin và ảnh về loại côn trùng đốt mình chính là kiến ba khoang.
     
    Anh Duy kể: “Tôi để ý thấy buổi tối, kiến bò khắp tường, xung quanh bóng đèn nê-ông có hôm kiến bâu kít mít”.
     
    Kiến ba khoang xuất hiện ở khá nhiều nơi, đặc biệt là các khu chung cư và bắt đầu khiến nhiều người lo lắng vì thường xuyên bị chúng đốt, đặc biệt là trẻ em.
     
    Ở khu Mễ Trì Thượng, Hà Nội, kiến ba khoang cũng xuất hiện nhiều. Chị Thu Thuận, sống ở chung cư này, cho biết: “Thực ra tôi cũng đã nhìn thấy loại kiến này từ khá lâu nay mà không biết là loài gì nên không để ý. Con gái tôi cũng vài lần bị côn trùng này cắn, mỗi lần bị rất lâu khỏi, vết thương sưng, ngứa, rát nhiều. Mấy hôm nay trên bóng điện nê-ông của nhà tôi lại thấy xuất hiện con như thế, tôi đang lo quá không biết làm thế nào”.
     
    Kiến ba khoang xuất hiện nhiều tại hà nội
    Kiến ba khoang xuất hiện nhiều tại hà nội
     
    Anh Trọng Bình ở chung cư 15-17 Ngọc Khánh, Hà Nội cũng cho biết, mấy hôm nay con cả nhà chị bị con kiến ba khoang này cắn, bị nổi bọc nước và đau rát. “Nhà tôi mấy tối nay phải đóng chặt các cửa sổ, không dám bật đèn sợ nó bay vào cắn bé”, anh kể.
     
    Trên các diễn đàn, nhiều ông bố, bà mẹ đã chia sẻ khá nhiều thông tin và hình ảnh về loại kiến này để tìm cách giải quyết đúng nhất cho những vết lở loét mà gia đình mình phải chịu đựng sau khi bị loại kiến này đốt.
     
    Vết cắn của kiến ba khoang có thể gây lở loét nếu không không chữa trị kịp thời.
     
    Một thành viên ở chung cư 183 Nguyễn Văn Thái chia sẻ trên diễn đàn webtretho một loạt hình ảnh về con kiến ba khoang và những vết cắn trên người của con chị để các mẹ khác cùng cảnh giác.
     
    Chủ đề này đã nhận được rất nhiều ý kiến chia sẻ. Nickname Chip89 ở chung cư Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, mấy hôm nay trong nhà chị bắt đầu xuất hiện loại côn trùng này. Chị chia sẻ: “Cũng mùa này năm ngoái, con gái tôi đã bị con kiến này cắn, lúc đầu không biết, nhà tôi tưởng cháu bị zona và mua thuốc về trị mãi chưa khỏi. Mấy hôm nay, nhà tôi lại bắt đầu thấy xuất hiện loại kiến này”.
     
    Rất nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng, làm thế nào để đối phó với loại côn trùng này. Nhiều mẹ hốt hoảng: “Em ở khu chung cư Kim Liên, con bé nhà em bị con này cắn mà cứ tưởng bị giời leo, phải làm thế nào để tiêu diệt bây giờ hả các mẹ” hay “Mình đang khổ sở với kiếng ba khoang lắm. Trẻ con ở khu chung cư mình bị cắn nhiều lắm. Con trai mình bị cắn ngay đầu, mình phải cạo đầu cho con. Các mẹ chú ý bảo vệ con mình nhé”.
     
    Nhiều mẹ chia sẻ cách chữa khi bị kiến ba khoang cắn. “Khi bị kiến cắn, các mẹ lấy đá chườm luôn cho con nhé. Không cần bôi thuốc gì cả. Cứ chườm liên tục cho nốt đốt lặn xuống là khỏi. Ngày chườm khoảng mấy lần. Còn bôi cái gì vào nốt đấy cũng sưng lên và mưng mủ, rất đau và độc nhé".
     
    Trao đổi với Tiến sĩ Phạm Thị Khoa, Khoa hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Trung Ương, bà cho biết, kiến ba khoang sinh sôi, phát triển mạnh vào đầu mùa mưa, thời tiết ẩm ướt tháng 8, 9, 10. Loại côn trùng này thường xuất hiện vào ban đêm, ở những nơi có ánh điện, đèn nê-ông… Hiện nay, ở các thành phố hầu hết đều dùng đèn nê-ông nên loại côn trùng này xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng nhanh.
     
    Vết cắn của kiến ba khoang tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây tổn thương da rất mạnh. Đặc biệt, đối với những người có cơ địa dị ứng với côn trùng thì dễ sưng rộp, nổi bọc nước sau khi bị cắn 12 – 36 giờ. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm sẽ tiến triển sang lở loét; trường hợp bị đốt ở mắt có thể gây mù lòa tạm thời.
     
    TS Khoa khuyến cáo người dân nên thận trọng vì việc tiêu diệt loại côn trùng này rất khó. Do có hệ thống lỗ thở dọc các đốt nên ngửi thấy mùi hóa chất là lập tức các lỗ đóng lại, không thở nữa, chúng lăn ra chết giả, thậm chí có thể kéo dài cả tuần sau đó tỉnh lại.
     
    Điều đáng lo ngại hơn là trên thị trường có rất nhiều hóa chất trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ và không được kiểm soát về chất lượng, phun vào côn trùng không chết mà còn nguy hại đến sức khỏe. Do đó, TS khuyên người dân tuyệt đối không nên tự ý mua các loại thuốc được quảng cáo ngoài thị trường về tự phun trong nhà. 
     
    Theoo bà Khoa, giải pháp tốt nhất là các gia đình nên dùng lưới chống muỗi, côn trùng, giảm bớt ánh đèn vào các tháng côn trùng phát triển. Nên giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, sử dụng các loại cây đuổi côn trùng trong nhà như xả, dạ hương.
     
    Nếu chẳng may bị kiến ba khoang đốt, người dân cần xử lý nhanh bằng cách lấy nước sạch mát rửa chỗ kiến đốt, sau đó cho xà phòng rửa nhẹ. Tuyệt đối không được chà mạnh khiến vết đốt lở loét dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bị đốt nhiều, các vết đốt sưng to, bỏng rát thì nên đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
     
    Các bệnh nhân này phát hiện con vật bay vào người, rồi đập chết chúng, 3 giờ sau, ngay tại chỗ giết chế vùng da nổi bóng nước sau đó vài ngày là viêm loét, có trường hợp loét da lan rộng tạo thành đường loét dài. Cách đây vài tháng tại Đại học Cần Thơ, nhiều sinh viên trong ký túc xá cũng bị kiến ba khoang tấn công cắn vào ban đêm, làm đau nhức và phồng rộp da.
     
    Triệu chứng viêm da
     
    Vị trí viêm da là vùng đầu mặt, cổ, tay, chân, hông lưng. Triệu chứng phồng rộp da, nổi mụn nước có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ 12 – 36 giờ. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm sẽ tiến triển sang loét, khi đó những sang thương này sẽ có hình dạng là đường thẳng dài, hay hình chữ Y, hình tròng, đa giác tùy theo cách ta giết chúng. Viêm da có thể dạng giống như sang thương của bệnh Zona do nhiễm herpes zoster, đôi khi còn gống như eczema hepeticum với sang thương viêm da bóng nước đã khô. Nếu pederin dính vào mắt sẽ gây ra viêm kết mạc và phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.
     
    Điều trị
     
    Có thể rửa bằng thuốc tím (KMnO4). Khi có sang thương loét thì cần đắp gạc vô khuẩn ướt, mát, thoa thêm calamine lotion hay corticosteroids. Kháng sinh có thể cần nếu có bội nhiễm bóng nước trên da. Tình trạng viêm da sẽ lành trong 2 – 3 tuần.
     
    Biện pháp phòng bệnh
     
    Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện ở dưới ánh đèn, cần tránh và đứng xa chúng. Nếu bị cắn hay lỡ tay đập chết chúng trên da mình thì cần rửa sạch càng nhanh càng tốt nơi bị dính độc tố bằng xà phòng. Sau đó bôi thuốc tím và đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.
     
    “Các bệnh nhân tùy theo mức độ bị kiến đốt mà có tổn thương khác nhau. Bệnh nhân đến điều trị sớm thì sau vài ngày các vết thương trên da sẽ khỏi, nếu đến muộn phải điều trị dài hơn”, BS Nguyễn Kim Sơn, BV Bạch Mai cho biết.
    Đâu đâu cũng có kiến ba khoang
     
    Liên tục trong thời gian qua, không chỉ người dân Thừa Thiên Huế hoang mang vì bị kiến ba khoang đốt, khiến da bị viêm loét, phồng rộp, nổi mụn nước, ngứa ngáy. Ngay tại Hà Nội, người dân cũng liên tục phát hiện những ổ kiến ba khoang trong vườn nhà, sân nhà, thậm chí ngay trong phòng ở và trên giường ngủ.
     
    Theo phản ánh của người dân tại khu vực hồ Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) đến Kienthuc.net.vn, nhiều người ở đây đã bị viêm da vì kiến ba khoang. Không chỉ xuất hiện trong nhà dân, loại kiến này còn được tìm thấy ở các tòa nhà công sở xung quanh khu vực hồ Hoàng Cầu.
     
    Tại ngõ 30 đường Mai Anh Tuấn, người dân cũng phát hiện nhiều ổ kiến ba khoang. Bà Nguyễn Thị Tâm cư trú tại đây cho biết: “Khu vực này gần hồ Hoàng Cầu nên ẩm thấp, tôi đã phát hiện tổ kiến ba khoang sau khi con gái bị đốt. Lúc đầu tôi cứ nghĩ cháu bị viêm da thông thường nhưng đi khám mới biết do loại kiến này gây ra”.
     
    Theo anh Nguyễn Văn Sơn, nhân viên văn phòng tại số 15, ngõ 30 Mai Anh Tuấn, dù đã xịt thuốc diệt côn trùng nhưng vẫn không thể diệt hết kiến ba khoang trong phòng làm việc. Một số nhân viên khác ở cơ quan anh đã bị chúng đốt rồi viêm da.
     
    “Không khó để phát hiện loại kiến này ở cơ quan vì chúng luôn thường trực dưới chân tường, hoặc bò ngay trên bàn làm việc”, anh Sơn cho biết.
     
    Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận ý kiến của nhiều người dân về sự xuất hiện của kiến ba khoang tại các khu vực xung quanh hồ Linh Quang, khu vực Ngọc Thụy (Gia Lâm), Phú Diễn (Từ Liêm), chung cư Ngọc Khánh, khu vực Hồ Thành Công (Ba Đình)…
     
    Thời gian qua, Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cũng tiếp nhận một số bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt. Hầu hết các bệnh nhân bị viêm da giống như tổn thương khi mắc bệnh Zona. BS Nguyễn Kim Sơn, Trung tâm chống độc cho biết: "Các bệnh nhân tùy theo mức độ bị kiến đốt mà có tổn thương khác nhau. Bệnh nhân đến điều trị sớm thì sau vài ngày các vết thương trên da sẽ khỏi, nếu đến muộn phải điều trị dài hơn”.
     
    Theo ông Ngô Văn Mát, chuyên viên phòng nghiên cứu Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, kiến ba khoang không phải loại kiến mới xuất hiện tại Việt Nam mà đã tồn tại từ rất lâu, có mặt ở khắp các địa phương trên toàn quốc. Mùa nở rộ và hoạt động mạnh nhất của kiến ba khoang là mùa thu đông, khi người dân thu hoạch lúa.
     
    Khi bị kiến ba khoang đốt, bệnh nhân phải đi khám ngay
     
    Ông Mát nhận định: "Cơ thể kiến ba khoang chứa pederin, một loại độc tố cực độc. Tuy nhiên lượng độc tố truyền sang người qua vết đốt rất nhỏ nên chỉ có thể làm da nổi bọng nước, ngứa rát, khi gãi vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét, dẫn tới viêm da. Đặc biệt, pederin sẽ lan nhanh khi người bệnh đập kiến trên da, khiến vùng bị thương lan nhanh và rộng. Hơn nữa, độc tố này khi tiếp xúc với da sẽ cộng sinh dính da vào khiến mức độ tổn thương tăng cao".
     
    Theo ông Mát, khi bị ngứa, không nên gãi mạnh mà nên rửa sạch vùng bị cắn bằng xà phòng. Tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời.
     
    "Bệnh nhân nếu tự chữa sẽ rất nguy hiểm do điều trị không đúng cách khiến khu vực bị đốt ngứa rát, sưng, phồng rộp, loét nhiễm trùng. Nếu kiến đốt vào mắt, pederin sẽ gây bỏng mắt, dẫn tới mù nếu không điều trị kịp thời.
     
    Nếu bị kiến đốt nhiều lần, đặc biệt là trẻ em, nên đi viện khám ngay, không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Một con kiến ba khoang có lượng độc tố thấp, nhưng lượng độc tố sẽ tăng cao khi bị nhiều con đốt. Nếu không điều trị sớm rất dễ dẫn đến suy thận, thậm chí tử vong" – ông Mát cảnh báo.
     
    Ông Mát đưa lời khuyên: "Cần phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh và phun hoá chất lên tường, vách để diệt kiến ba khoang. Đặc biệt, nên bật đèn ở ngoài nhà, bởi kiến ba khoang ưa sáng nên sẽ tập trung theo hướng ánh sáng thay vì bay vào trong nhà. Nhà có trẻ sơ sinh thì cần đảm bảo buông màn khi ngủ".
     
    Kiến ba khoang đuôi nhọn, có tên khoa học là Paederus fuscipes curtis (thuộc họ Staphylinidae, chi Coleoptera`).
     
    Con trưởng thành rất thích bay vào bóng đèn, thân mình dài trung bình khoảng 7mm. Thân chúng có màu đen và cam, với đầu màu đen. Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ. Kiến ba khoang có thể bò trên mặt nước, thích ăn côn trùng như ăn bọ hóng bay vào ánh đèn ban đêm. Vào mùa mưa chúng sẽ di trú ở nơi khô ráo hơn. Con trưởng thành có thể sống vài tháng và sinh sản ra khoảng 2 – 3 thế hệ/năm.
     
    Thời gian qua, loài côn trùng mà người dân gọi là kiến ba khoang tiếp tục gây hại trên người ở nhiều địa phương. Theo TS. Trương Xuân Lam, trưởng phòng nghiên cứu côn trùng, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thì đây là loài côn trùng có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Colleoptera (cánh cứng). Về mặt hình thái học, loại côn trùng này có đặc điểm: thân mình thon, nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong…
     
    Biện pháp phòng trị:
     
    Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện ở dưới ánh đèn, cần tránh và đứng xa chúng. Nếu bị cắn hay lỡ tay đập chết chúng trên da mình thì cần rửa sạch càng nhanh càng tốt nơi bị dính độc tố bằng xà phòng, có thể rửa bằng thuốc tím (KMnO4).
     
    Khi vết cắn chuyển sang thương loét thì cần đắp gạc vô khuẩn ướt, mát, thoa thêm calamine lotion hay corticosteroids. Kháng sinh có thể cần nếu có bội nhiễm bóng nước trên da. Tình trạng viêm da sẽ lành trong 2 – 3 tuần. Nếu cần thiết, bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương