Trong các bệnh ngoài da, giời leo là bệnh gây khó chịu, đau nhức, lây lan rất nhanh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và để lại di chứng thần kinh lâu dài trên vùng bị thương. Bệnh giời leo (Zona) do siêu vi trùng ái lực thần kinh gây ra, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch.
Theo Đông y, giời leo là chứng bệnh thuộc dạng hỏa độc, nhiệt độc, phát sinh từ trong cơ thể, biểu hiện ra bên ngoài. Khi mới bắt đầu phát bệnh, trên da xuất hiện nhiều mụt nhỏ, có mọng nước đau nhức rát buốt, thường bị sốt nhẹ, nhức mỏi toàn thân. Khi mụt vỡ nước, nó sẽ lây lan rất nhanh.
Giời leo có thể phát ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể con người, nhiều nhất là vùng ngực, hố mắt, thái dương, quanh môi, sau vai lưng, cổ, bụng. Vùng bị giời leo ở đầu, mắt sẽ gây biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, thị giác; ở ngực thì mệt tim, phổi không ngủ được.
Giời leo có để lại biến chứng gì?
Đau thần kinh sau khi bị giời leo: Là biến chứng đáng sợ nhất, tồn tại khoảng hơn 1 tháng sau khi các tổn thường trên da đã biến mất. Biến chứng này thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Thường đau đớn này sẽ châm dứt sau 6 tháng, cá biệt có nhiều bệnh nhan vẫn còn đau sau hơn 1 năm.
Bội nhiễm trên da: nếu không được chữa trị sớm các vết loét do phỏng nước ở giời leo bị nhiễm trùng sẽ khiến viêm nhiễm nặng, nưng mủ. Trường hợp bệnh nhân bị giời leo ở hố mắt mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc thậm chí có nguy cơ bị mù lòa.
Trường hợp các biểu hiện trên da nặng lên, phát tán mạnh vào hệ tuần hoàn gây tổn thương các tạng: não, gan, phổi có thể dẫn đến tử vong.
Cách chữa trị bệnh giời leo
Với những biểu hiện và biến chứng nêu trên, đây là căn bệnh khiến bệnh nhân rất khó chịu, giảm khả năng lao động hàng ngày và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế cần có loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp:
Thanh nhiệt và giải độc cơ thể
– Lúc này cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng rất yếu nên cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
– Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể.
– Ăn các thức ăn thanh nhiệt, giải độc: Đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, rau má, khổ qua…
Những bài thuốc dân gian chữa bệnh giời leo
Theo đông y, giời leo là chứng bệnh thuộc dạng hỏa độc, nhiệt độc, phát sinh từ trong cơ thể, biểu hiện ra bên ngoài.
Lương y Lê Ngọc Vân, Chủ tịch Hội Đông y TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa trị bệnh giời leo đơn giản, nhanh lành bệnh lại ít tốn kém.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh giời leo hiệu quả, đã được kiểm chứng qua thực tế:
Khi bệnh ở mức độ nhẹ, ta lấy một nắm đậu xanh hoặc lá khổ qua (mướp đắng) hay gạo nếp, nhai nhuyễn đắp lên điểm giời leo, vài ngày sau sẽ lành bệnh.
Nếu bệnh ở mức độ nặng thì sử dụng một trong các bài thuốc sau đây: trùn hổ, rau húng dũi, rau răm , mỗi thứ một ít, đốt thành than, tán mịn, sau đó hòa với dầu dừa bôi lên vùng giời leo.
Lấy mủ trong trái sung non hay mủ từ vỏ cây sung bôi lên vùng giời leo, mỗi ngày 2 lần (sáng, chiều) chừng 2 – 3 ngày là có kết quả.
Hái lá trúc đào, đốt thành than, tán mịn hòa với dầu dừa bôi lên vùng giời leo 2 lần/ngày hoặc lá xương cá thêm một ít vôi tôi, vò hứng bọt trên tô nước sạch, sau đó bôi bọt lên vùng giời leo 2 lần/ngày, trong vòng 3 ngày là có kết quả.
Lưu ý:
khi bị giời leo thì kiêng thức ăn cay nóng, nên uống nhiều nước chanh trong ngày.
Những khuyến cáo
– Khi làm việc dưới ánh đèn cần chú ý tránh phản xạ đập, miết, gãi cào khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, vào mặt. Vì chất tiết của côn trùng dễ dính vào người gây bệnh.
– Người dân nên chống dịch bằng cách lắp các tấm lưới chống côn trùng vào nhà hoặc khi côn trùng đã vào nhà thì nên tắt điện để chúng tự bay ra.
– Khi rửa mặt, tắm giặt cần giặt sạch khăn mặt hoặc giũ quần áo trước khi mặc, tránh sát miết côn trùng lên da.
– Trước khi đi ngủ cần kiểm tra kỹ phòng ngủ, màn, chăn, chiếu xem có côn trùng không.
– Khi đã mắc viêm da tiếp xúc do côn trùng, người bệnh nên chăm sóc vùng da bị viêm bằng những dụng cụ riêng, tránh lây lan sang các vùng da khác. Nên kiêng các chất kích thích như bia, rượu và thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua…
– Khi bắt đầu cảm thấy rát nóng ở vùng da nào đó có thể chấm dung dịch nước muối, nước vôi để ngăn chặn hình thành phỏng nước, phỏng mủ. Sau đó, nên đến các phòng khám chuyên khoa da liễu để được khám, điều trị kịp thời tránh các biến chứng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Dược sĩ Hưng
Giải Độc Gan An Bình
Gan tốt – Sức khỏe tốt
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza