HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Mách mẹ các món cháo cho trẻ 18 tháng tuổi

    Bé 18 tháng một ngày nên ăn 3 bữa chính là bột/ cháo, mỗi bữa 1 chén, thỉnh thoảng có thể thay thế bằng mỳ, nui hay hủ tiếu… Xen kẽ với đó, cho bé ăn thêm 3 bữa phụ, có thể là phomai, sữa chua, uống sữa… Lượng sữa từ 200-250ml, uống 3-4 lần trong ngày mới đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra cho bé ăn thêm các loại trái cây như đu đủ, nho, cam…

    Những điều mẹ cần biết khi con 18 tháng tuổi

    Cần phải thay đổi thực đơn
     
     Trẻ bước vào tháng thứ 18, trẻ đã có thể thưởng thức nhiều món ăn, thức uống khác nhau, thì đã đến lúc bạn  nên cho trẻ ngồi ăn chung với cả gia đình. Giai đoạn này bạn cũng cần phải thường xuyên thay đổi món ăn hàng ngày, nhằm thu hút trẻ ăn uống nhiều hơn và ngon miệng hơn. Cho trẻ ngồi ăn chung và cùng ăn những món ăn của cả gia đình khiến trẻ ngày càng hoà nhập và gắn bó với mọi người với nếp sống của gia đình hơn. Thông thường khi gần một năm tuổi, một số trẻ trước đó vốn dễ ăn uống nay trở nên kén chọn và ăn ít. 
     
    Lý do là mức độ tăng trưởng của cơ thể trẻ đã chậm lại, khiến trẻ không còn muốn ăn nhiều như trước. Hơn nữa, lúc này trẻ đã biết đi nên không muốn ngồi lâu một chỗ, nhất là trẻ không muốn ngồi ăn những món mà mình không thích thú nữa. Do thế, bạn cần thay đổi thường  xuyên và cải thiện nhiều món ăn ngon hơn,  không những về mặt chất lượng mà còn về hình thức để hấp dẫn trẻ nhiều hơn. Điều này cũng nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của trẻ trong giai đoạn phát triển hàng ngày của cơ thể.
     
    Chế  độ dinh dưỡng mới
     
    Cháo cho trẻ 18 tháng tuổi
     
    Trẻ khi chưa biết đi thường bụ bẫm, mập mạp, nhưng khi đã biết đi hầu hết trẻ đều ốm hơn. Nguyên nhân thứ nhất là trong thời gian biết đi, trẻ vận động nhiều nên tiêu hao nhiều năng lượng. Thứ hai là trong giai đoạn này, trẻ ăn uống trở nên kén chọn hơn. Do đó, bạn cần phải cho trẻ ăn những món ăn giàu chất dinh dưỡng, nhất là các món ăn trong bữa chính. Bạn có thể tham khảo phần sau để có được những món ăn ngon, bổ dưỡng phù hợp với trẻ trong giai đoạn này. Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích trẻ ăn nhiều món khác nhau như trái cây, pho-mát, bánh ngọt, các sản phẩm làm từ sữa…
     
    Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ
     
    Mặc dù khuyến khích trẻ tham gia vào các bữa ăn trong gia đình, nhưng bạn nhớ lưu ý, chế độ dinh dưỡng trẻ khác hẳn với người lớn. Trẻ đang lớn cần  nhiều calo hơn người lớn để duy trì sự phát triển của cơ bắp, mô và xương trong suốt thời ấu thơ.
     
    Những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người lớn, cụ thể những khuyến cáo có liên quan đến sự hấp thu chất béo và chất xơ, không nên đem áp dụng cho trẻ dưới 5 tuổi. Các chuyên gia về dinh dưỡng vẫn thường cho rằng, người lớn và trẻ em trên 5 tuổi không nên hấp thu chất béo vượt quá mức 35% năng lượng. Tuy nhiên, khoa học cũng đồng ý rằng không nên hạn chế chất béo trong thức ăn đồ uống của trẻ dưới 2 tuổi. Bởi vì, đây là khoảng thời gian trẻ lớn rất nhanh nên cần nhiều chất béo để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nếu không đủ chất béo, cơ thể trẻ phải lấy chất đạm để chuyển hoá thành năng lượng.
     
    Chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bộ não và hệ thần kinh. Ngoại trừ trường hợp được bác sĩ khuyến cáo cụ thể, bạn không nên cho trẻ ăn những món ăn ít chất béo trong một thời gian dài, ví dụ sữa không béo…Mặt khác, bạn còn nên cho trẻ uống khoảng 400ml sữa mỗi ngày, sữa bò toàn phần hay sữa đặc chế có đầy đủ chất béo.
     
    Một chế độ dinh dưỡng có nhiều chất xơ vẫn chưa thích hợp với trẻ ở độ tuổi này. Bởi vì, chất xơ cung cấp rất ít năng lượng, một mặt vừa không đáp ứng được nhu cầu về năng lượng, mặt khác chúng ngăn cản sự hấp thu các dưỡng chất tối cần thiết khác của cơ thể.
     
    Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 
     
    Sữa là nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết và ổn định cho cơ thể khi trẻ ăn uống thất  thường hoặc chán ăn. Do thế, nếu trẻ không còn hăm hở uống sữa nữa, bạn có thể pha sữa vào trong các món ăn của trẻ, để duy trì nguồn dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ dùng sữa chua, pho-mát tiệt trùng thay thế cho sữa, như chế biến món trái cây nghiền nhuyễn trộn đều với sữa chua, hoặc xốt pho-mát với thịt, cá và rau củ quả…
     
    Đảm bảo củ quả trong bữa ăn của trẻ
     
    Các chuyen gia về dinh dưỡng khuyên rằng, mỗi ngày chúng ta nên cố gắng ăn rau quả 5 lần (không kể khoai tây). để thực hiện điều này đối với người lớn quả thật không khó,nhưng đối với trẻ em, bạn không những phải tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau củ và trái cây, mà còn phải dành nhiều thời gian chuẩn bị, chế biến món ăn gồm nhiều thành phần rau củ hợp với khẩu vị của trẻ. 
     
    Cháo cho bé 18 tháng tuổi
     
    Các mẹ có thể tham khảo những món cháo ngon, bổ dưỡng dưới đây để giúp trẻ phát triển toàn diện và đầy đủ dưỡng chất
     
    Cháo cá cà rốt 
     
    Nguyên liệu:
     
    – Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
     
    – Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
     
    – Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
     
    – Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
     
    – Nước mắm, hành…
     
    Cách làm:
     
    Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
     
    –  Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu
     
    –  Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ
     
    –  Cà rốt cho vào cháo nấu mềm
     
    –  Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.
     
    Cháo thị rau muống
     
    Nguyên liệu
     
    –  Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
     
    –  Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh thịt)
     
    – Rau muống 30g (3 muỗng canh)
     
    –  Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
     
    –  Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
     
    Cách làm:
     
    – Gạo vo sạch, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo
     
    – Thịt heo băm nhuyễn
     
    – Rau muống xắt nhuyễn.
     
    – Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều.

    Cháo lươn cà rốt
     
    Nguyên liệu:
     
    – Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
     
    – Thịt lươn 30g (2 muỗng canh)
     
    – Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
     
    – Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
     
    – Nước mắm, hành…
     
    – Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
     
    Cách làm:
     
    – Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
     
    – Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.
     
    – Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ
     
    – Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.
     
    – Cà rốt cho vào cháo nấu mềm.
     
    – Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn. Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.
     
    Cháo cua nấm rơm
     
    Cháo cho trẻ 18 tháng tuổi
     
    Nguyên liệu
     
    – Bột gạo cao cấp Néstlé: 4 muỗng canh
     
    – Nấm rơm cắt nhuyễn: 1 muỗng canh
     
    – Cua luộc gỡ thịt băm nhuyễn: 1 muỗng canh
     
    – Dầu ăn(Dầu tinh luyện): 1 muỗng canh
     
    – Nước: 1 chén
     
    Cách làm:
     
    Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơm cho nấm rơm vào xào chín, cho cua vào đảo đều
     
    Cho nước vào đun sôi, bắc xuống và chờ cho nguội bớt
     
    Trộn bột vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức
     
    Cháo óc heo – Đậu Hà Lan
     
    Cháo cho trẻ 18 tháng tuổi
     
    Nguyên liệu:
     
    – Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).
     
    – Óc heo: 30g (1-2 cái óc gà hoặc 1/4 cái óc heo – 2 muỗng canh).
     
    – Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy).
     
    – Dầu ăn: 2,5g (1/2 muỗng cà phê).
     
    – Nước: 250ml (1 chén đầy).
     
    – Nước mắm hoặc muối iod.
     
    Cách làm:
     
    – Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén đầy nước và với đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ.
     
    – Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích.
     
    – Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn.
     
    Cháo cật heo – Cải trắng
     
    Nguyên liệu:
     
    – Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).
     
    – Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo).
     
    – Cải trắng (cải bắc thảo): 30g (3 muỗng canh).
     
    – Dầu ăn: 10g (2 muỗng cà phê).
     
    – Nước: 250ml (1 chén đầy)
     
    – Nước mắm hoặc muối iod.
     
    Cách làm:
     
    – Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút.
     
    – Cật heo xắt mỏng, nhỏ.
     
    – Cải bắc thảo xắt nhuyễn
     
    – Cho cật heo và cải vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Cho thêm hành ngò nếu bé thích.
     
    – Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn.
     
    Cháo cua, đậu đỏ, rau ngót 
     
    Nguyên liệu:
     
    – Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).
     
    – Rau ngót (băm nhuyễn): 3 thìa cafe.
     
    – Đậu đỏ (hấp chín, tán nhuyễn): 2-3 thìa cafe.
     
    – Thịt cua (băm nhuyễn): 3-4 thìa cafe.
     
    – Dầu ăn: 2 thìa cafe
     
    Cách làm:
     
    Đun sôi nước, cho thịt cua và rau ngót vào nấu chín. Tiếp đến, bạn cho đậu đỏ, bột gạo vào khuấy đều. Sau đó, bạn đun hỗn hợp trên cho sôi lại, bắc ra bếp, nêm dầu ăn vào. Bạn nên chờ cháo nguội
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần