Hạ huyết áp nhờ uống sữa
Điều này là đúng! Sữa ít béo và những sản phẩm từ sữa ít béo, ít muối rất hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.
Cách ăn uống tốt nhất mà các chuyên gia khuyến cáo đó là: 2-3 khẩu phần sữa không béo hoặc ít béo mỗi ngày, 8-10 khẩu phần rau/ngày và không thể nạp quá 2300mg muối/ngày. Các sản phẩm từ sữa là “chìa khóa” của chế độ ăn uống lành mạnh, bởi vì trong sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp hạ huyết áp như magie, canxi, vitamin D và kali…
Uống sữa có tăng cân?
Sữa là thực phẩm vỗ béo? Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm! Nếu bạn tuân theo chế độ ăn uống “calo thấp, ít béo”, dù bạn uống sữa mỗi ngày, cơ thể bạn vẫn khó tăng cân, bởi vì protein trong sữa có thể giảm bớt cơn đói, khiến bạn ăn ít hơn. Vì thế, nếu muốn kiểm soát cân nặng, hãy uống một cốc sữa ít béo vào lúc 4h chiều, lượng thức ăn nạp vào cơ thể trong bữa tối dễ dàng giảm xuống 1/3 và bạn không lo tăng cân.
Sự khác nhau giữa sữa hữu cơ và sữa thông thường
Thành phần dinh dưỡng của sữa hữu cơ và sữa thông thường nhiều như nhau, sự chênh lệch giữa protein và vitamin D của hai loại sữa này nằm ở cách chăn nuôi và chế biến sữa.
Cách nuôi bò hữu cơ là không sử dụng thuốc trừ sâu, chế biến sữa không cho thêm hương cỏ tự nhiên nên loại sữa này được gọi là sữa hữu cơ, được đánh giá có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là sữa của bò nuôi bằng thức ăn chăn nuôi là không tốt. Vì thế xét về thành phần dinh dưỡng, loại sữa này không ít hơn sữa hữu cơ là bao nhiêu.
Thanh trùng sữa không làm giảm đáng kể các chất dinh dưỡng trong sữa
Thanh trùng chính là một cách tiêu diệt vi khuẩn, là phương pháp khử độc bằng cách sử dụng nhiệt độ thấp để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong sữa tươi, nó vừa giúp sữa an toàn hơn, vừa bảo lưu được các thành phần dinh dưỡng trong đó.
Theo nghiên cứu, trong quá trình thanh trùng, sữa tươi có thể tổn thất rất ít vitamin B, nhưng hàm lượng vitamin trong sữa cực kỳ phong phú, cho nên, sự tổn thất này không đáng kể gì. Đặc biệt hơn, thanh trùng không hề ảnh hưởng gì tới các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất trong sữa như protein và canxi.
Dị ứng sữa đồng nghĩa cơ thể không dung nạp lactose
Dị ứng sữa là phản ứng xấu của hệ tiêu hóa với protein, còn triệu chứng không dung nạp lactose lại là biểu hiện dạ dày không thể tiêu hóa được lactose(trong sữa có chứa đường tự nhiên), dù một số triệu chứng của chúng có thể giống nhau như da mẩn đỏ, buồn nôn, nôn mửa…
Những người dị ứng sữa cần phải tránh xa sữa dù chỉ là thực phẩm làm từ sữa. Nhưng những người không dung nạp lactose vẫn có thể thưởng thức sữa, chỉ cầm kiểm soát lượng tiêu thụ hoặc ăn những loại sữa không chứa lactose, phô mai cũng không vấn đề gì.
Sữa socola tốt hơn nước giải khát
Lượng đường trong một cốc sữa sôcôla (250ml) không chênh lệch là mấy so với một cốc nước giải khát (355ml), nhưng trong sữa sôcôla chứa 16 loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một lon sô đa thường chứa 8 muỗng cà phê đường, còn một chai sữa sô cô la chứa 5 muỗng đường. Có thể thấy, mặc dù hai loại đồ uống này đều không lành mạnh bằng sữa nguyên chất, nhưng xét về hàm lượng dinh dưỡng, sữa sô cô la vẫn nhỉnh hơn.
Sữa có nhiều chất kháng sinh trong cơ thể bò
Tại các trang trại, nếu một con bò nào đó vì lý do sức khỏe cần được tiêm thuốc kháng sinh, sau đó nó có thể bị cách ly với các con bò còn lại, sữa của nó cũng sẽ không được xuất hiện trên thị trường.
Sau thời kỳ ngừng thuốc, nếu kết quả hóa nghiệm cho thấy sữa của nó hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn, nó mới có thể quay trở lại đàn và tiếp tục “cống hiến”
Những lưu ý khi uống sữa
Dùng sữa uống thuốc
Nhiều trẻ nhỏ khi bị bệnh thì sợ uống thuốc. Để dụ dỗ con, cha mẹ nghĩ ra chiêu dùng sữa (thay vì nước trắng) để cho con uống thuốc, vì cho rằng, sữa có vị ngọt tự nhiên sẽ làm giảm vị đắng của thuốc, giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn.
Sự thật, uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, khiến cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm… gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể.
Bởi thế, dùng sữa cho trẻ uống thuốc là vô tình mẹ đã hại đến sức khỏe của con. Và lưu ý, trong 1-2 giờ trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
Cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn
Trước bữa ăn khoảng 20-30 phút, mẹ uống một cốc sữa đầy thì đến bữa ăn chính, cảm giác của mẹ thế nào? Chắc hẳn sẽ là chán ăn, ăn kém…?! Trẻ con cũng thế, nếu mẹ cho con uống sữa quá gần bữa ăn thì việc con ngắc ngứ, mặt mũi buồn thiu… khi nhìn thấy đồ ăn là điều dễ hiểu bởi hệ tiêu hóa của con vừa phải ‘ì ạch’ hấp thu và tiêu hóa lượng lớn protein trong sữa.
Mẹ thông minh nên cho trẻ uống sữa cách bữa ăn 1-2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thu protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất.
Chỉ cho đường sau khi đun sôi sữa
Nếu cho đường vào sữa rồi mới đun sôi, dưới nhiệt độ cao, các thành phần của chúng sẽ phản ứng tạo thành chất có độc. Nếu muốn dùng sữa ngọt, hãy để sữa nguội rồi mới cho đường vào.
Không được uống sữa cùng với nước hoa quả
Nước hoa quả chứa các hợp chất có vị chua. Thành phần protit trong sữa khi gặp vị chua sẽ kết tủa, không có lợi cho việc tiêu hóa.
Không nên uống sữa vào buổi sáng
Có một thực tế khá phổ biến là rất nhiều người thường uống một cốc sữa trước khi ra khỏi nhà thay cho bữa sáng quan trọng. Đây là cách làm sai lầm bởi trong sữa có hàm lượng đạm, protein cao nên khi sử dụng sữa để xua tan cơn đói sẽ hoàn toàn vô hiệu. Đó là còn chưa kể trong sữa có chứa hai chất gây ngủ trong đó có một chất là tryptophan, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và học hành của bạn.
Thời điểm lí tưởng để bạn uống sữa là vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ nửa tiếng. Nếu bạn vẫn có ý định uống sữa vào bữa sáng thì nên ăn kèm với các loại thực phẩm có chứa tinh bột như bánh mì, bánh quy, bánh bao, cơm…
Không nên uống sữa khi dạ dày rỗng
Chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói. Tuy có nhiều vitamin và khoáng chất, sữa cũng chứa nhiều hoạt chất gây mệt mỏi. Việc uống sữa lúc đói dễ làm bạn mệt và buồn ngủ. Mặt khác, lúc này dạ dày co bóp mạnh nên phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột khi chưa tiêu hóa hết.
Không nên uống sữa quá nhiều trong một lúc
Cơ thể con người chỉ hấp thu một lượng sữa thích hợp. Người lớn chỉ nên dùng 200 ml cho một lần uống. Đối với trẻ em, có thể sử dụng lượng ít hơn.
Sữa không được đun quá lâu
Trên thị trường hiện có một số loại sữa không cần đun sôi vẫn sử dụng được. Đối với bệnh nhân buộc phải dùng sữa đun sôi (để khử trùng), không nên đun quá lâu vì dưới tác động của nhiệt độ cao, thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ bị phá hủy.
Sữa mới đun sôi không nên để vào phích
Khi đun sôi, nhiệt độ sữa rất cao. Nếu đổ vào phích, sữa dễ bị biến chất; sau 3-4 tiếng thì bị chua (vi khuẩn trong sữa cứ khoảng 20 phút lại sản sinh ra một thế hệ). Việc uống loại sữa này có thể gây đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy… Vì vậy, sữa đun đến đâu nên dùng hết đến đấy, không nên bảo quản trong phích.
Pha sữa quá đặc
Nhiều bà mẹ quan niệm rằng, cho trẻ uống sữa càng đặc càng tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn… Đặc biệt, một số trẻ còn bị viêm ruột non xuất huyết cấp tính.
Thông thường, mỗi nhãn hiệu sữa đều đã được nhà sản xuất hướng dẫn cách pha sao cho đảm bảo thành phần dinh dưỡng để trẻ hấp thụ tốt nhất. Do đó, mẹ đừng sáng tạo thêm, bớt kẻo lại ‘tiền mất tật mang’
Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội
Khi pha sữa cho bé, mẹ nên sử dụng nước ấm 40-60 độ C (2/3 nước nguội + 1/3 nước sôi là sẽ có nước pha sữa hoàn hảo).
Dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa cho bé là lỗi không thể thứ tha. Bởi, một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B… dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Còn nếu mẹ pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết kéo theo chất dinh dưỡng trong sữa cũng không được trẻ hấp thụ một cách tối đa.
Pha sẵn sữa để trẻ uống ban đêm
Pha sẵn sữa để ban đêm trẻ tỉnh dậy uống ngay vừa tiết kiệm thời gian vừa tiện lợi? Nếu có chị em nào nghĩ thế thì hãy xem xét lại ngay. Sự thật, bình sữa sau khi pha chỉ để tối đa 1-2 giờ với điều kiện luộc sôi bình kỹ, kỹ thuật pha sữa đúng và trẻ chưa mút vú. Nếu trẻ đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút.
Tuyệt đối không pha sẵn sữa và lưu trữ quá lâu bởi đây là điều kiện tốt cho vi trùng sinh sôi, phát triển. Bú sữa này bé dễ nhiễm bệnh.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza