HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Huyết áp - tim mạch

    Phòng ngừa và xử lý bệnh thiếu máu cơ tim

    Thiếu máu cơ tim hay còn gọi là bệnh mạch vành là một trong số những bệnh lý thường gặp ở những người sau độ tuổi trung niên.

    Thiếu máu cơ tim là gì?

    Theo Tổ chức WHO, tình trạng xơ vữa động mạch vành tim có thể đã xuất hiện rất sớm từ những năm 30 – 40 tuổi và tỉ lệ bệnh tim mạch ngày càng cao ở các nước đang phát triển, đứng hàng đầu là cao huyết áp và bệnh lý động mạch vành tim. Cũng như những cơ quan khác trong cơ thể tim được nuôi bởi động mạch có tên là động mạch vành và trong quá trình lão hóa thì động mạch này cũng bị xơ vữa và tắc hẹp. Khi động mạch vành tim bị hẹp sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và nặng hơn là nhồi máu cơ tim khi động mạch này bị tắc nghẽn hoàn toàn. Tai biến nguy hiểm nhất của thiếu máu cục bộ cơ tim là chết đột ngột có thể do nhồi máu cơ tim hoặc rung thất.

    Cách nhận biết thiếu máu cơ tim

    Triệu chứng thường gặp nhất của thiếu máu cơ tim là đau ngực. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đau ngực đều do thiếu máu cơ tim. Đau ngực có thể do đau ở thành ngực vì bị chấn thương, viêm dây thần kinh liên sườn, viêm khớp sụn sườn… Đau ngực cũng có thể do đau ở phổi hoặc màng phổi, đau ở thực quản, tâm vị dạ dày, đau do bóc tách động mạch chủ…

    Với trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim, còn gọi là cơn đau thắt ngực, thông thường bệnh nhân sẽ đau ở vùng giữa ngực sau xương ức, lan lên hàm, vai và cánh tay trái. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức thể lực hoặc khi xúc động. Thời gian đau thường kéo dài khoảng 5-10 phút.

    Cơn đau sẽ giảm khi bạn nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giãn mạch vành. Trong cơn đau bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt, có thể kèm theo vã mồ hôi, cảm giác buồn nôn… Nếu cơn đau kéo dài hơn 20 phút thì nguy cơ nhồi máu cơ tim rất cao. Trong một số trường hợp không điển hình, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt từng cơn mà không đau hoặc đau ít.

    Thiếu máu cơ tim sẽ dẫn đến tình trạng viêm thắt ngực

    Tại sao có những cơn đau thắt ngực?

    Tất cả lượng oxy cho cơ tim đều do động mạch vành tim cung cấp. Đau thắt ngực xảy ra do thiếu máu cơ tim xuất hiện khi việc cung cấp oxy cho cơ tim bị thiếu hụt so với nhu cầu.

    Mức độ cung cấp máu cho động mạch vành phụ thuộc rất nhiều vào đường kính của động mạch vành. Vì một lý do nào đó, thường là do xơ vữa động mạch, động mạch vành bị hẹp lại hay tắc hẳn sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim, nhất là khi tim tăng cường hoạt động do vận động thể lực hay do tăng cảm xúc khi bị stress. Khi đó sẽ xuất hiện những cơn đau thắt ngực bên trái và lan xuống cánh tay trái.

    Phần lớn các cơn đau thắt ngực đều xảy ra ở những người cao huyết áp, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa, trong đó có rối loạn chuyển hóa chất béo, acid uric, đái tháo đường v.v… Một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn đòi hỏi sự chẩn đoán chính xác của thầy thuốc chuyên khoa tim mạch như hẹp lỗ động mạch vành, hẹp động mạch chủ ngực, bóc tách động mạch chủ ngực.

    Thiếu máu cơ tim không có triệu chứng

     Thiếu máu cơ tim không triệu chứng là một yếu tố của hội chứng động mạch vành cấp tính và mạn tính. Do vậy, nó có thể có cùng một mức độ lâm sàng quan trọng như thiếu máu cơ tim có triệu chứng. Đáng nói là những cơn thiếu máu cơ tim không triệu chứng này còn có thể xuất hiện ở cả những bệnh nhân có khó chịu ở ngực với một số cơn thiếu máu.

     Ngoài các nguyên nhân chung gây thiếu máu cơ tim kể trên, thì còn có một nguyên nhân khác làm cơn đau không xuất hiện khi thiếu máu cơ tim là do hệ thần kinh. Bệnh thần kinh làm ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác hướng tâm, thường gặp ở một số bệnh, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường.

     Những bệnh nhân đái tháo đường có một tỷ lệ khá cao bị nhồi máu cơ tim thầm lặng và những cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng đã được chứng minh bằng nghiệm pháp gắng sức và ghi điện tim lưu động.

     Chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim nói chung đòi hỏi phải tiến hành nhiều khám nghiệm, kiểm tra khác nhau, chẳng hạn như: đo điện tâm đồ, làm nghiệm pháp gắng sức, xạ hình tưới máu cơ tim, chụp mạch vành… Vì thế, nếu bệnh nhân đã thuộc nhóm nguy cơ như kể trên, thì cần đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác, tuyệt đối không tự đoán bệnh và mua thuốc uống tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ.

     Xét nghiệm nào giúp phát hiện sớm thiếu máu cơ tim?

     1. Điện tâm đồ

     Đây là xét nghiệm thường làm đầu tiên ở người nghi ngờ thiếu máu cơ tim. Những thay đổi ở đoạn ST-T trên điện tâm đồ sẽ gợi ý bệnh nhân có thiếu máu cơ tim. Chừng 50% bệnh nhân có thiếu máu cơ tim nhưng điện tâm đồ không phát hiện được. Ích lợi của điện tâm đồ là giúp phát hiện thiếu máu cơ tim nhanh chóng (nếu có điển hình), có thể phát hiện thêm có nhịp tim có đều hay không. Chẩn đoán thiếu máu cơ tim dựa vào điện tâm đồ thường không chắc chắn vì một số tình trạng khác cũng gây hình ảnh giống như thiếu máu cơ tim ( phụ nữ trẻ, viêm cơ tim, tim dày do cao huyết áp…).

    2. X quang tim phổi thẳng

     Đây không phải là xét nghiệm để chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim nhưng bác sĩ của bạn vẫn thường chỉ định là để xem đau ngực của bạn có phải là do nguyên nhân khác như lao phổi, tràn dịch-tràn khí màng phổi, thậm chí ung thư phổi…

     3. Siêu âm tim thông thường

     Xét nghiệm này gián tiếp cho thấy những vùng tim thiếu máu qua hình ảnh bất động và giảm động của cơ tim. Ích lợi của xét nghiệm này phát hiện bệnh lý tim khác kèm theo (hở van động mạch chủ, hai lá…) và biết được tim bóp còn tốt hay không.

    Xét nghiệm giúp phát hiện sớm thiếu máu cơ tim

    4. Điện tâm đồ gắng sức

    – Là xét nghiệm kinh điển giúp khảo sát tình trạng thiếu máu cơ tim, thường sử dụng khi bệnh nhân có thể gắng sức được. Nguyên tắc của xét nghiệm này là tạo cho nhịp timgia tăng, tim làm việc nhiều hơn. Nếu máu không đến tim đủ thì sẽ có thay đổi điện học giúp gợi ý có bệnh thiếu máu cơ tim. Xét nghiệm cho biết bệnh nhân có thiếu máu cơ tim nặng không để xem xét chụp động mạch vành can thiệp.

    5. Siêu âm tim gắng sức hoặc bằng thuốc

    Đây là kỹ thuật siêu âm tim kết hợp với gắng sức(hoặc thuốc) để gia tăng nhịp tim, sức bóp của tim nhằm bộc lộ tình trạng thiếu máu cơ tim thông qua hình ảnh vùng cơ tim không bóp (bất động), giảm bóp (giảm động), bóp không đồng bộ (loạn động)…Kỹ thuật này thường được áp dụng để đánh giá bệnh nhân có khả năng thiếu máu cơ tim hay không để từ đó xem xét chụp động mạch vành cản quang và giúp dự đoán hậu quả bệnh nhân.

    6. Cộng hưởng từ động mạch vành

    Là xét nghiệm có nhiều triển vọng trong tương lai với khá năng cho thấy hình ảnh hệ thống động mạch vành, tình trạng cung cấp máu của động mạch vành với cơ tim, chức năng tim…

    Điều trị thiếu máu cơ tim

    Để điều trị thiếu máu cơ tim có rất nhiều phương pháp, một trong những phương pháp đó là điều trị nội khoa. Betaloc là một trong những loại thuốc điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Thuốc có tác dụng ức chế thụ cảm thể beta giao cảm, do vậy có tác dụng làm giảm nhịp tim, giảm mức độ tiêu thụ ôxy của cơ tim, gây giãn động mạch vành. Do vậy, đây là nhóm thuốc rất tốt để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, thuốc này cũng có nhiều chống chỉ định như bị co thắt phế quản (hen phế quản, bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính…), tắc nghẽn đường dẫn truyền nhĩ thất cấp 2 trở lên, suy tim, nhịp tim quá chậm. Khi đã dùng các thuốc nhóm ức chế beta, một điều đặc biệt cần chú ý là không nên dừng thuốc đột ngột, vì có thể làm xuất hiện lại các triệu chứng thiếu máu cơ tim, thường là nặng hơn, thậm chí có thể gây đột tử. Trong những trường hợp phải ngừng thuốc thì cần giảm liều dần dần sau đó mới ngừng hẳn.

    Khi đã sử dụng thuốc, bác nên dùng kéo dài và không bao giờ được dừng thuốc đột ngột. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán xác định và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim, ví dụ như làm nghiệm pháp gắng sức, làm xạ hình tưới máu cơ tim và chụp động mạch vành (có thể chụp bằng máy cắt lớp 64 lát cắt hoặc có thể chụp động mạch vành qua da). Khi đã xác định được thương tổn động mạch vành qua phương pháp chụp, có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp như can thiệp nong và đặt stent động mạch vành cho kết quả rất tốt. Do vậy, nếu có điều kiện, bác nên đi khám tại các cơ sở có chuyên khoa tim mạch để có thể xác định được chắc chắn bác có bị bệnh thiếu máu cơ tim hay không và có phương pháp điều trị tích cực hơn.

    Chế độ sinh hoạt 

    • Chọn một chế độ ăn thích hợp, ít mỡ, ít đường, giảm muối.
    • Tăng cường ăn rau và những thức ăn chứa chất xơ, bổ sung Vitamin với lượng thích hợp, ăn ít thịt mà thay thịt bằng cá, tránh dùng các chất kích thích ( rượu nặng, cafê,..).
    • Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập thể dục, thể thao (phù hợp với tuổi và thể lực).
    • Tránh các stress và các yếu tố bất lợi của môi trường sống tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

    Chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim đòi hỏi phải tiến hành nhiều khám nghiệm, kiểm tra khác nhau, chẳng hạn như: đo điện tâm đồ, làm nghiệm pháp gắng sức, xạ hình tưới máu cơ tim, chụp mạch vành… Vì thế, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh thiếu máu cơ tim, cần đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác, tuyệt đối không tự đoán bệnh và mua thuốc uống tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ.

    Dược sĩ Hưng


    Tra-tang-huyet-ap-An-Binh

    TRÀ AN BÌNH – MANG LẠI CUỘC SỐNG BÌNH AN

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang