HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh u răng – Nguyên nhân và cách điều trị

    Nguyên nhân gây u nang răng
     
    U răng xuất hiện là do một bất thường nào đó trong quá trình hình thành mầm răng bên trong xương hàm, khi đó mầm răng không trở thành răng hoàn chỉnh mà tạo thành một nang nhỏ, lâu dần lớn lên trở thành u.
     
    U răng nếu không lấy ra thì càng ngày càng lớn. Bên trong nang ngoài mầm răng không hoàn chỉnh còn chứa chủ yếu là dịch và có thể có một số chất khác. Như vậy u càng lớn, sự hủy xương càng nhiều thì xương hàm càng bị bọng bên trong, tạo thành một hốc lớn chỉ chứa nước là chủ yếu chứ không còn xương. Lâu dần, xương mỏng dần, trở nên dễ gãy. Hơn nữa khi nang lớn, đụng tới nhiều cấu trúc quan trọng trong xương hàm càng nguy hiểm, lấy ra cũng có thể không lấy hết được, dễ tái phát. 
     
    Điều đáng quan tâm là mọi người gần như chưa biết bệnh và sự nguy hiểm của bệnh này, khi thấy răng đau nhức, lung lay, cho là sau răng và nhổ đi. Đặc biệt ở tuổi trung niên, các bệnh nhân thường cho rằng mình bị sâu răng, răng yếu đi nên lung lay, nên cố chịu đựng hoặc đi nhổ. Trong khi đó để phát hiện u men răng bệnh nhân phải được chụp X-quang toàn bộ xương hàm mà điều này thì không phải phòng khám nào cũng đáp ứng được, và nhiều bác sỹ lại theo yêu cầu bệnh nhân là “nhổ răng” mà không khám xét kỹ. Điều này vô tình làm bệnh càng nặng hơn. U men răng chủ yếu là u lành tính nhưng vì tỷ lệ tái phát cao nên bị xếp vào loại ác tính; bởi khi bị u nếu không đựơc điều trị kịp thời đúng cách thì u sẽ lan sang các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, nguy hiểm hơn là u sẽ thoái hoá, di căn vào máu, vào hệ bạch huyết.
     
     
    U răng cần được phát hiện và điều trị sớm
     
    Phân loại bệnh u nang răng
    • U nang chân răng: do răng bị nhiễm trùng, sâu hoặc chấn thương gây nên. Người bệnh không hề có triệu chứng đau nhức hay khó chịu, dấu hiệu duy nhất để phát hiện sớm bệnh là răng đổi mầu. Chỉ khi bệnh nặng mới xuất hiện các triệu chứng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt ở xương hàm…
    • U nang thân răng: bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang, nên bệnh lúc đầu khó phát hiện. Chỉ đi khám định kỳ mới phát hiện được.
    • Ngoài ra còn có u men dạng nang – hiện tượng những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u. Đặc điểm của loại u này là rất dễ tái phát. Khi phát triển, nó sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ, khiến gương mặt bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn, khó khăn khi nhai, nuốt, nói, thở… Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải cắt xương hàm, tháo khớp.
    U răng có thể là kết quả của việc điều trị không đúng cách đối với các nhiễm khuẩn răng, sâu răng, chấn thương răng. U răng không phải là bệnh hiếm gặp nhưng nó chưa được quan tâm đúng mức và hậu quả là đến khám muộn với những hậu quả nặng nề như rụng răng hàng loạt, biến dạng hàm mặt, cản trở chức năng nhai, nói, nuốt… 
     
    Dấu hiệu nhận biết u răng
     
    U nang thân răng lại bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang nên lúc đầu khó phát hiện. U men dạng nang rất dễ tái phát do những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u.
     
    Khi phát triển, nó sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như sàn sọ, khớp thái dương hàm… khiến khuôn mặt bị biến dạng nhai, nuốt… khó khăn.
     
    Đối với u nang chân răng thường do răng bị nhiễm khuẩn, sâu hoặc chấn thương gây nên. Đổi màu răng là dấu hiệu phát hiện bệnh sớm nhưng thường dễ bị bỏ qua và chỉ đến khi các dấu hiệu bệnh nặng như chảy mủ, đau ở vùng có u, lung lay răng, sưng mặt… thì mới được người bệnh chú ý và đi khám. U nang thân răng lại bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành nang nên lúc đầu khó phát hiện. U men dạng nang rất dễ tái phát do những mầm men ngà còn tồn tại từ lúc sinh tạo thành u.
     
     
    Các trường hợp u răng thường có tiền sử sâu răng hoặc nhiễm trùng răng
     
    Điều trị u men răng
     
    Theo BS Phạm Như Hải – Trưởng khoa Răng hàm mặt bệnh viện Việt Nam- Cu Ba thì trung bình mỗi tháng bệnh viện điều trị cho khoảng 7 trường hợp bị u men răng, bệnh chủ yếu gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và tuổi trung niên. Tất cả đều đến khám khi bệnh đã có những biểu hiện rõ ràng, khi răng lung lay, rụng răng, mặt sưng đau. Vì vậy buộc phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật. 
     
    Phương pháp xử lý duy nhất là phẫu thuật lấy khối u. Nếu bệnh nhân đến sớm thì phẫu thuật đơn giản, tiên lượng tốt, bảo toàn được răng. Trường hợp đến viện quá muộn, điều trị khó, thậm chí còn để lại nhiều di chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt ảnh hưởng đến các chức năng nhai, nuốt, nói…
     
    Nhiều bệnh nhân đã phải cắt hết cả xương hàm và ghép xương hàm bằng xương tự thân hoặc bằng mảnh ghép kim loại và mang hàm giả. Việc tái tạo xương hàm khá tốn kém và phức tạp (khoảng 30-40 triệu đồng), và cũng không thể giúp hồi phục hoàn toàn.
     
    Theo nhiều bác sĩ, bệnh rất khó phát hiện bởi khối u không gây đau nhức, bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường. Bệnh tiến triển âm thầm, chỉ đến khi người bệnh bị sưng, lệch mặt, răng lung lay… đi khám thì mới phát hiện được. Một khi khối u đã thấy rõ, gây biến dạng khuôn mặt thì xương hàm đã bị hủy hoại.
     
    U chỉ được phát hiện bằng cách chụp X-quang toàn bộ xương hàm. Vì vậy, đã có rất nhiều bệnh nhân được điều trị sai vì các bác sĩ thấy răng bệnh nhân bị lung lay nên chỉ nhổ bỏ răng hoặc mổ u không triệt để, dẫn tới bệnh tiến triển ngày một nặng hoặc tái phát trầm trọng. 
     
    Bác sĩ khuyến cáo, u men răng chủ yếu là u lành tính nhưng tỷ lệ tái phát cao nên được coi là u ác tính. Nếu không được điều trị đúng, u không chỉ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm… mà còn thoái hóa thành u ác tính, di căn vào máu và hệ bạch huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.
     
    Phòng bệnh u nang răng
     
    Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên rất khó có biện pháp phòng ngừa. Người ta nghi ngờ sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương răng dễ dẫn đến u răng. Vì vậy, để phòng bệnh cần tránh các tổn thương này. Trẻ chậm mọc răng, hàm bị thiếu răng… cần phải đi chụp kiểm tra xem răng nằm ở đâu, có u chèn vào răng hay không.
     
    Đặc biệt, khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào như: răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi… cũng cần đi chụp Xquang để kiểm tra. Người dân cũng cần lưu ý đi khám răng định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang