HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Đường hóa học – Nguyên nhân gây nên nhiều bệnh

    Đường hóa học – Lợi ai, hại ai?

    Theo Viện Vệ sinh y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, đường hóa học (hay là chất ngọt tổng hợp) là chất không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt rất cao so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường) và tuyệt nhiên không hề có một giá trị dinh dưỡng nào khác. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều những chất tạo ngọt có gốc hóa học là sodium cyclamate – một loại đường hóa học không hề có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam, vì loại đường hóa học này có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền… Hơn nữa các chất chuyển hóa của cyclamate như mono và di cyclohexylamin còn độc hại hơn cả cyclamate (chỉ cần 0,7% đã có tác dụng kích thích và gây ung thư cho chuột).
     
    Loại đường này được sử dụng phổ biến để làm bánh kẹo, nước ngọt, chè, sâm lạnh, sữa đậu nành… Tại các quán cơm người ta vẫn dùng loại đường này để nấu nướng cho rẻ, đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với sử dụng đường mía.
     
     
    Đường hóa học có độ ngọt gấp nhiều lần đường cát bình thường
     
    Tại nhiều cửa hàng mua bán hương liệu, phụ gia thực phẩm đều có bán đường hóa học có tên gọi Bốn cây mía hay đường Kim Ngân hạt mịn như bột xay với giá 24.000 đồng/kg, tên hóa học thật sự của chúng là sodium cyclamate. Một loại đường hóa học khác có tên gọi Tang Jing, cánh to gần bằng hạt đậu xanh, có độ ngọt gấp 500 lần đường cát bình thường có giá bán là 90.000 đồng/kg. Hiện nay tại nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, chè, sâm lạnh, sữa đậu nành và tại các quán cơm người ta vẫn thường dùng loại đường này để nấu nướng cho rẻ và lợi nhuận cao hơn nhiều so với đường mía.
     
    Ngoài ra, món trái cây ngâm – món khoái khẩu của không ít bạn gái, cũng hay sử dụng đường hóa học để tăng vị ngọt. Công thức tạo nước ngâm rất đơn giản: 300g nước, pha chút muối, thêm một viên đường.
     
    Một số quán phở cũng sử dụng đường hóa học với nước lẩu, nước dùng phở, cứ mỗi lít cho thêm 3 viên đường là đủ tạo vị đậm, ngọt.
     
    Ăn phải thực phẩm chứa nhiều đường hóa học có thể gây cảm giác nhức đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn hoặc có thể dị ứng nếu dùng với số lượng nhiều. Ngoài ra, đường hóa học còn được biết đến là nguyên nhân gây nên một loạt các căn bệnh ung thư “vô phương cứu chữa”.
     
     
    Bát chè đậu trắng sử dụng đường hóa học để tạo vị ngọt, trong mà tiết kiệm tiền nguyên liệu cho người bán
     
    Điểm danh một số loại đường hóa học có thể gây ung thư
     
    Axit hexamic (axit xyclamic): Là một loại bột tinh thể màu trắng, xốp, không hút ẩm. So với một số loại đường hóa học thông thường, axit hexamic ngọt gấp 30 lần.   
     
    Khác với các loại đường khác, nó cho sản phẩm có vị ngọt lại kèm theo vị hơi chua. Khi so sánh với các axit hữu cơ và đường, người ta thấy cho 1,5g axit hexamic tương đương với 1g axit xitric và 1,12g xyclamat; pH của dung dịch 10% axit xyclamic là 1,3.
     
    Người ta chưa cho phép sử dụng axit xyclamic vì nghi ngờ có thể gây ngộ độc cho con người, gây rối loạn chức năng gan và có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư. 
     
    Xyclamat: Đường này đang bị Việt Nam cấm không cho phép sử dụng. Trong công nghiệp thực phẩm sử dụng rộng rãi nhất là natri xyclamat (natri xyclohecxil sunfamat). Đây là một loại bột tinh thể trắng không mùi, hầu như không hoà tan trong rượu, ét xăng, clorofoc nhưng hoà tan rất tốt trong nước.   
     
    Phương pháp sử dụng xyclamat được dùng trong công nghiệp thực phẩm ở nhiều nước từ giữa những năm 50 thế kỷ XX. 
     
    Xyclamat không làm tác hại đến các men tiêu hoá. Thường ta sử dụng xyclamat ở dạng dung dịch nước nồng độ 15%. Như vậy, 1ml dung dịch này có độ ngọt tương đương 6g đường. Có thể cho xyclamat trực tiếp vào sản phẩm nếu có thể đảm bảo được khuấy đều để hoà tan hoàn toàn.   
     
    Tuy nhiên, trong một số trường hợp xyclamat nhiều sẽ làm giảm độ bền của keo đông và chất đông. Xyclamat thường có vị dễ chịu hơn so với đường saccaroza.   
     
    Xyclamat dễ quyện với mùi các hoa quả và nhiều khi còn làm tăng vị tự nhiên của quả. Xyclamat không bị caramen hoá do tác dụng nhiệt trong quá trình chế biến, nên nó rất thích hợp cho quay thịt và dăm bông.
     
    Khi sử dụng xyclamat cùng với đường thấy xuất hiện tác dụng tương hỗ do kết quả làm cho độ ngọt chung tăng lên có thể tính bằng cách cộng các nồng độ. 
     
    Cuối cùng không được dùng nó thay thế đường đối với thực phẩm mà đường là chất bảo quản như các loại mứt đặc và mứt dẻo. Còn đối với tất cả các trường hợp khác việc sử dụng nó hoàn toàn thích hợp.  
     
    Tính độc hại: Xyclamat đang bị nghi ngờ có thể gây ngộ độc cho người, gây rối loạn chức năng gan và có thể là một trong các nguyên nhân gây ung thư.   
     
     
    Những viên kẹo đầy màu sắc và "ngọt lịm" vì có chứa đường hóa học
     
    Cách nhận biết thực phẩm có đường hóa học
     
    Một điểm nguy hiểm là loại đường này rất dễ hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi ăn phải thực phẩm có đường hóa học, thường sẽ cảm nhận được vị ngọt gắt, hơi chát và hơi đắng. Vì vậy, người bán thường dùng thêm đường mía khi chế biến để thực phẩm được ngọt, ngon hơn và đỡ đắng. Đường hóa học tạo vị ngọt lợ sau khi ăn, đặc biệt là khi uống nước lúc nào cũng đọng lại vị ngọt trong miệng.
     
    Tác hại khi dùng đường hóa học
     
    Một số loại đường hóa học có tác hại nhất định đến cơ thể con người. Nếu thai phụ thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và trở ngại cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời có thể gây hại tới chức năng thận. 
     
    Đối với trẻ em, đây là lứa tuổi đang cần bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng để phát triển trí não và chiều cao nên việc sử dụng đường hóa học nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, thậm chí sinh ra bệnh tật hay suy dinh dưỡng, hoặc trí não không phát triển bình thường… Bên cạnh đó chức năng thải độc của gan, thận của trẻ em đều kém nên các hóa chất này sẽ tích lũy lại. Một số trẻ tự nhiên biếng ăn bởi những chất ngọt “dởm” cản trở khả năng hấp thu protein, sắt, kẽm khiến trẻ chậm lớn.
     
    Kết luận
     
    Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình trước thực trạng đường hóa học được buôn bán và sử dụng tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng cần sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm, thức uống hàng ngày. Hạn chế sử dụng thực phẩm bỏ hộp, nước uống đóng chai. Thay vào đó nên ăn những thực phẩm tươi sống, uống nước ép từ trái cây tự nhiên để đảm bảo cho cơ thể vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng mà lại an toàn cho sức khỏe.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần