Đau đầu là căn bệnh thường gặp và xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số những nguyên nhân đó là do tăng huyết áp.
Đau đầu là căn bệnh thường gặp và xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số những nguyên nhân đó là do tăng huyết áp. Theo nhiều chuyên gia, thì tỷ lệ mắc bệnh đau đầu do tăng huyết áp ở nữ thường nhiều hơn nam và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tai biến mạch máu não.
Đau đầu do tăng huyết áp đã được T.C Janeway mô tả từ 1913. Ngoài ra, còn nhiều triệu chứng khác của bệnh tăng huyết áp cũng đã được nghiên cứu như chóng mặt, đánh trống ngực, chảy máu cam, ù tai, suy nhược, ra mồ hôi, mất ngủ, đái rắt đêm, đau trước ngực, khó thở gắng sức và khát. Nắm được những đặc điểm lâm sàng của bệnh tăng huyết áp là để giúp người bệnh và thầy thuốc phát hiện được sớm, dự phòng được những tai biến nguy hiểm và có kế hoạch điều trị cơ bản bệnh tăng huyết áp. Một số công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã nhận thấy có 3 triệu chứng trung thành và tương đối thường xuyên nhất của tăng huyết áp: đau đầu, chóng mặt và đánh trống ngực.
Theo như thống kê hàng năm tại Việt Nam có khoảng 160.000 các trường hợp mắc mới tai biến mạch máu não do tăng huyết áp và hơn một nửa số đó tử vong. Đây cũng là cấp cứu thường gặp nhất trong các chuyên khoa thần kinh trên toàn thế giới.
Triệu chứng của bệnh
Cơn đau điển hình thường xảy ra lúc cuối đêm về sáng (khoảng 3-5 giờ sáng) kéo dài tới khi thức dậy và giảm dần khi bệnh nhân bắt tay vào hoạt động công việc.
Vị trí đau thường khu trú ở vùng chẩm hoặc trán, có thể lan lên trên đỉnh đầu nhưng ít khi đau trội một bên mà thường cân đối hai bên đầu.
Trong cơn đau bệnh nhân có cảm giác mỏi, cứng các cơ ở cổ gáy. Một đặc điểm nữa là phần lớn đau đầu biến đổi theo sự tiến triển của huyết áp, đau giảm đi khi huyết áp hạ và ngược lại, bên cạnh đó trạng thái tâm lý, cảm xúc cũng có ảnh hưởng đến cơn đau, đau tăng khi lo buồn căng thẳng, giảm đi khi nghỉ ngơi, thư giãn.
Ngoài ra trong bệnh tăng huyết áp, đau đầu rất hiếm khi xuất hiện đơn độc mà thường đi kèm với đánh trống ngực và chóng mặt, đặc điểm cuối cùng là khi khám bệnh ngoài kết quả đo huyết áp thấy cao, người bệnh hay có rối loạn về tâm lý như xúc động quá mức, cảm xúc không ổn định, đôi khi có xu hướng trầm cảm, tuy nhiên lại không thấy các rối loạn thực thể khi khám thần kinh (trừ trường hợp huyết áp cao gây biến chứng tai biến mạch máu não).
Đo huyết áp để xác định được huyết áp cao hay thấp
Biến chứng của bệnh
Phụ thuộc vào sự thay đổi của chỉ số huyết áp và trạng thái tâm lý như đã nói ở trên. Trong trường hợp huyết áp cao gây biến chứng thì đau đầu là dấu hiệu sớm và trung thành của tai biến chảy máu não: Đau đầu đột ngột, dữ dội song song với chỉ số huyết áp cao tăng vọt và những rối loạn thần kinh như mất thăng bằng, nhìn mờ hoặc mù, lên cơn co giật, yếu nửa người, rối loạn ý thức u ám hoặc hôn mê… Lúc này cần cấp cứu người bệnh càng sớm càng tốt.
Do vậy để chuẩn đoán chính xác và đề phòng những tai biến của cao huyết áp cần khám chuyên khoa tim mạch và thần kinh nếu cần thiết làm thêm một số xét nghiệm khác như điện tim, chụp X quang ngực, siêu âm tim, làm điện não, xét nghiệm sinh hoá máu…
Điều trị đau đầu do cao huyết áp
Trước tiên phải điều trị căn nguyên bệnh tăng huyết áp. Đồng thời phải xử trí ngay hội chứng tăng huyết áp bằng các biện pháp thích hợp: bắt đầu từ những liều thuốc nhẹ, sau đó tăng dần (ăn nhạt, lợi tiểu cách quãng, methyldopa, chống mất kali).
Tránh dùng loại thuốc giảm huyết áp mạnh ngay lúc điều trị bệnh. Bao giờ cũng phải cho thêm thuốc an thần kết hợp: những thuốc trấn tĩnh thần kinh như diazepam nhưng nếu chưa đủ tác dụng thì có thể kết hợp với chống trầm cảm như amitriptylin, imipramin…
Trong những trường đau đầu do cao huyết áp nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi, nằm thư giãn cũng có thể làm giảm mức độ đau đầu do cao huyết áp. Trường hợp đau đầu do tăng huyết áp có kết hợp với bệnh Migraine thì sử dụng các loại thuốc chống Migraine kết hợp.
Trong quá trình điều trị cần theo dõi chỉ số của huyết áp và mức độ của đau đầu. Khoảng 1/4 trường hợp thấy có sự thuyên giảm song song cao huyết áp và đau đầu. Có trường hợp huyết áp thấp nhưng đau đầu vẫn tồn tại. Đó là do không dùng thuốc an thần kết hợp và trạng thái tâm lý chưa được ổn định.
Khi nghi ngờ xuất hiện bệnh não cao huyết áp cần đưa người bệnh tới khoa cấp cứu hồi sức hoặc khoa thần kinh. Tại đây thầy thuốc sẽ cho dùng các loại thuốc có tác dụng nhanh và mạnh hơn theo đường tiêm, truyền tĩnh mạnh sodium nitroprusside, diazoside, hydralazine, enalaprilat… Hết sức thận trọng những loại thuốc này vì những loại thuốc này không được dùng trong điều trị ngoại trú (ở gia đình).
Điều trị triệu chứng đau đầu trong trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn cũng có thể làm giảm đau đầu, nếu biện pháp này không có hiệu quả thì có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Meloxicam, Celecoxib và phải phối hợp thêm thuốc an thần, chống trầm cảm như Seduxen, Amitriptylin khi có rối loạn về tâm lý.
Lưu ý: tất cả các thuốc trên đều có nhiều tác dụng phụ nên khi dùng phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Dược sĩ Hưng
TRÀ AN BÌNH – MANG LẠI CUỘC SỐNG BÌNH AN
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi