HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân thoái hóa cột sống

    Hầu như bệnh đau lưng chỉ có ở loài người. Sự khác biệt giữa loài người với các động vật khác là ở tư thế đi bằng 2 chân và lưng thẳng đứng. Chính tư thế này của loài người làm cho toàn bộ trọng lượng của cơ thể đè lên cột sống và bất cứ một thương tổn nào của cột sống đều có thể gây đau do khối lượng cơ thể thường trực tác động lên.

    Một trong những nguyên nhân gây đau lưng là bệnh thoái hóa cột sống, các đốt xương sống bị hư tổn sẽ chèn ép các dây thần kinh nằm giữa các đốt sống và gây đau lưng, có khi đau nhiều đến nỗi bệnh nhân không thể đứng hay đi lại được.
    Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống có thể là do viêm nhiễm, do tư thế lao động, tư thế đi lại hoặc do thường xuyên mang vác các vật nặng. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra. Chính vì thế chứng đau lưng thường hay gặp ở tuổi về già, đặc biệt là phụ nữ.
    Thoái hóa cột sống ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh
    Biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống
    Thoái hóa cột sống có thể ở cổ hay thắt lưng bệnh có biểu hiện :
    – Thoái hoá cột sống cổ thường gặp ở cột sống cổ thứ 4,5,6 biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi phía sau gáy lan đến cánh tay bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
    – Thoái hoá cột sống thắt lưng hay gặp từ đốt sống thắt lưng thứ 3 trở xuống. Khi có ảnh hưởng thần kinh tọa người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuống chân đôi khi rất mạnh như 1 luồng điện chạy từ trên xuống khi có một cử động không đúng hướng. Ngòai các triệu chứng lâm sàng nêu trên thì chụp xquang khớp phần nào giúp xác định chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của bệnh. Trên phim xquang ta có thể thấy
    • Hẹp khe khớp do biến đổi của sụn khớp.
    • Hình ảnh gai xương thường mọc ở bên bờ khớp có thể là nhiều gai. Gai xương thường gặp ở cột sống ít gặp hơn ở các khớp khác như khớp gối, khớp gót chân.

    Hình ảnh X-quang thoái hóa cột sống cổ

    Khi điều trị thoái hoá khớp chúng ta cố gắng đạt được 3 mục tiêu sau đây:
    • Giảm đau tại khớp bị thoái hoá
    • Duy trì và cải thiện chức năng khớp bị thoái hoá. Dự phòng biến chứng hạn chế cử động khớp.
    • Làm chậm tổn thương tại khớp và ngăn ngừa tổn thương mới.
    Các yếu tố gây nên và triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống
    Cột sống là bộ phận chính nâng đỡ cơ thể, giúp ta có thể đi, đứng, cúi, ngửa hoặc đảo mình, cột sống cần phải uốn cong được, vì thế mà nó không phải là đoạn xương cứng nhắc như ở tay chân mà là một cột được tạo ra bởi đốt xương xếp chồng lên nhau, giữa các đốt xương là các đĩa cột sống. Dọc cột sống có ống sống, trong đó là tuỷ sống, từ tuỷ sống có các rễ thần kinh tạo thành các dây thần kinh chi phối cử động của cơ thể.
    Khi bị thoái hoá cột sống gây nên chèn hệ thống dây thần kinh này mà gây đau, nếu thoái hoá mà không chèn ép sẽ không bị đau, điều này giải thích lý do một số người không bị đau mà chụp film thì vẫn thoái hoá; nếu thoái hóa hệ thống cột sống vùng cổ có thể gây đau cổ, vai, tay; khi thoái hóa hệ thống cột sống ngực có thể đau thần kinh liên sườn; khi thoái hóa cột sống lưng có thể gây đau dọc lưng lan xuống qua mông, chân. Khi đĩa đệm cột sống bị thoái hoá gây bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gây chèn ép rễ dây thần kinh mạnh hơn làm bệnh nặng hơn.
    Do vậy biểu hiện đặc trưng là đau lưng, cảm giác bứt rứt trong cơ thể, dáng đi lưng còng xuống, đau tăng khi ngồi quá lâu. Bệnh có thể đỡ hơn sau khi được nằm nghỉ.
    Hầu như, bệnh xuất hiện ở người từ 35 tuổi trở lên. Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam giới và nữ giới là bằng nhau. do vậy thoái hoá cột sống là bệnh sẽ không trừ một ai, bởi mỗi con người không thể tránh được quy luật của tạo hoá: sinh, thành, lão, bệnh …
    Tất nhiên mỗi con người có thể điều chỉnh lại bằng cách hạn chế thói quen sinh hoạt không hợp lý và tập thể dục thường xuyên để hạn chế và làm chậm quá trình thoái hoá cột sống.
    Khi còn ít tuổi, đang tuổi phát triển cần ăn uống đủ dưỡng chất và điều độ, chú ý các thức ăn có nhiều Canxi; không mang vác vật quá nặng so với sức của mình vì khi đó khung xương còn đang trong giai đoạn hình thành, chưa hoàn thiện.
    Tập luyện thể thao thường xuyên, đặc biệt chú trọng là cần khởi động kỹ trước khi tham gia, điều mà nhiều người hay quên. Cần quan tâm các môn làm giãn cột sống như bơi, xà đơn, xà kép, khí công, yoga.
    Không ngồi triền miên hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế.
    Không vác mang vật có trọng lượng vượt mức cho phép khiến cột sống luôn phải cố đỡ hệ thống cơ thể.
    Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp thì hương pháp luyện tập cột sống cũng giúp cơ thể dẻo dai hơn
    Dinh dưỡng cần thiết cho bệnh thoái hóa cột sống 
    Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi. Thức ăn chứa nhiều calci như sữa, các sản phẩm từ sữa – đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Các viên bổ sung canxi hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn cung cấp canxi cần quan tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.
     Đậu nành không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất Genistein có trong đậu nành được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
    Ngoài thực phẩm ra, lối sống cũng đóng góp phần quan trọng để phòng ngừa thoái hóa cột sống. Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên đi ra ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Nhiều khuyến cáo hiện nay về tình trạng thiếu vitamin D ở người cao tuổi do thời gian ở trong nhà quá nhiều, ngại đi ra ngoài do sợ té ngã. Thật ra nếu càng ít đi lại, ít vận động thì xương càng xốp, phản xạ của cơ bắp càng yếu và càng dễ té ngã. Khi đã bị té ngã thì lại dễ dàng bị gãy xương hoặc nhẹ thì rạn nứt xương gây đau lưng, đau cột sống.
    Ăn uống và lối sống được xem như là hai yếu tố quan trọng để phòng ngừa loãng xương, đặc biệt là chứng thoái hóa xương cột sống ở người cao tuổi.
    Dược sĩ Hưng

    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương