Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em
Tiêu chảy kéo dài là một đợt tiêu chảy cấp kéo dài liên tục trên 14 ngày.
Tính chất phân: Phân sệt, không nhiều nước – Phân sống – Số lần đi tiêu thường phụ thuộc vào số lần ăn.
Tất cả các tác nhân gây tiêu chảy cấp đều có thể gây tiêu chảy kéo dài.
Khoảng 3 – 10% trẻ bị tiêu chảy cấp trở thành tiêu chảy kéo dài.
Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ còi cọc, chậm lớn
Những yếu tố có tính chất quyết định làm cho trẻ bị tiêu chảy cấp trở thành tiêu chảy kéo dài:
– Trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng.
– Trẻ có một chế độ nuôi dưỡng không phù hợp với lứa tuổi.
– Trẻ trải qua quá trình điều trị bằng kháng sinh kéo dài liều cao tích cực trong cả nhiễm trùng đường ruột và ngoài đường ruột.
– Trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hoá nhiều lần.
Những trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tiêu chảy kéo dài:
– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
– Trẻ nuôi bằng sữa bò.
– Trẻ bị suy giảm miễn dịch như suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh AIDS.
Hậu quả của tiêu chảy kéo dài:
– Do một thời gian mắc bệnh tiêu chảy kéo dài, khả năng hấp thụ của ruột giảm nên dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
– Tình trạng mất nước và rối loạn điện giải đi kèm tiêu chảy kéo dài (nhưng thường không nặng bằng tiêu chảy cấp).
– Bội nhiễm: trong trường hợp tiêu chảy kéo dài trên cơ địa suy dinh dưỡng nặng thường là nguyên nhân chính gây tử vong cao ở những trẻ này.
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cần đặc biệt chú ý, nhất là với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Hướng điều trị tiêu chảy kéo dài:
– Tăng cường chế độ dinh dưỡng phù hợp.
– Bù nước và điện giải.
– Điều trị tình trạng bội nhiễm đi kèm.
Những điều bà mẹ nên làm khi trẻ bị tiêu chảy:
– Phát hiện sớm dấu hiệu mất nước.
– Đưa trẻ đi khám đúng lúc.
– Bỏ các tập quán sai lầm như: cho trẻ nhịn ăn khi bị tiêu chảy, kiêng không cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng, bổ dưỡng vì sợ trẻ ăn không tiêu…
– Biết theo dõi cân nặng cho trẻ theo biểu đồ tăng trưởng.
– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
– Không được sử dụng những loại thuốc như: thuốc cầm tiêu chảy, thuốc giảm nhu động ruột, thuốc hấp thụ nước, thuốc chống ói.
– Không sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
– Phải cho trẻ ăn thêm một bữa trong ngày ít nhất là 2 tuần sau khi hết tiêu chảy nhằm phục hồi nhanh chóng tình trạng dinh dưỡng cho trẻ.
Nếu lượng nước mất được tính dưới 5% trọng lượng cơ thể lúc trẻ khoẻ mạnh được gọi là loại không mất nước: Bà mẹ cần biết cách nuôi dưỡng trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bác sĩ có thể cấp toa thuốc điều trị tại nhà cho trẻ và khám lại trong 5 ngày.
Chế độ ăn cho trẻ khi bị tiêu chảy kéo dài
– Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa, trong chế độ ăn
– Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.
– Không cho trẻ ăn các loại thức ăn nước uống làm tăng thêm tiêu chảy: thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.
– Dùng các loại thức ăn như: gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hoá như bột, cháo, súp.
– Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa…
– Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.
Cho trẻ ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp vitamin và muối khoáng
Chế độ ăn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
– Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, không bắt mẹ kiêng khem.
– Nếu mẹ không có sữa: dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa giành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Chế độ ăn đối với trẻ từ 6 – 12 tháng
– Tiếp tục bú mẹ
– Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.
– Đảm bảo thức ăn bổ sung: bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến đảm bảo độ nhớt giảm,. dễ tiêu hoá, cân đối đạm, mỡ, đường tránh tăng áp lực thẩm thấu.
– Cho ăn nhiều bữa trong ngày: ít nhất 6 bữa
Chế độ ăn đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên
– Bú mẹ hoặc ăn sữa động vật, sữa bột công thức như trên
– Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, thịt, đậu đỗ.
– Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110Kcal/kg/24h.
– Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.
Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy:
– Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh ăn uống.
– Tạo tập quán rữa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi đi tiêu.
– Nuôi trẻ bằng sữa mẹ đến 18 – 24 tháng tuổi.
– Cải thiện tập quán ăn dặm cho trẻ (gồm 4 nhóm thực phẩm: nhóm bột, củ – nhóm đạm – nhóm rau, trái cây – nhóm dầu, mỡ). Trẻ phải tập ăn dặm từ 4 tháng tuổi.
– Chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo lịch.
– Hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với các nguy cơ lây bệnh.
– Điều trị đúng khi trẻ bị tiêu chảy cấp.
– Sử dụng kháng sinh hợp lý, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Điều trị và dự phòng suy dinh dưỡng.
Dược sĩ Hưng
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi