HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh mắt

    Phòng tránh dị ứng mắt

    Nhiều người cho rằng, chỉ có da, mũi mới dễ bị dị ứng, chứ mắt do luôn có nước mắt bảo vệ nên khó nhiễm bệnh. Nhưng trong thực tế, nhiều nghiên cứu cho rằng ở xứ nhiệt đới nóng ẩm như ở nước ta, các hình thái dị ứng mắt rất phổ biến, đôi khi chiếm 66% tỷ lệ mắc bệnh.

    Kết mạc có cấu trúc giải phẫu kiểu màng nhày có chứa nhiều các tế bào có thẩm quyền miễn dịch, phim nước mắt lại lưu giữ các dị nguyên trên bề mặt nhãn cầu khiến chúng có cơ hội gây bệnh. Thêm nữa có tới 90% bệnh nhân bị nhóm bệnh trên sẽ kèm thêm những bệnh lý dị ứng tại các cơ quan khác như viêm mũi – xoang dị ứng, hen suyễn. Người bệnh thường có ngứa mắt, sổ mũi, hắt hơi, khó thở…trong cơn dị ứng cấp. Chỉ có 10% “may mắn” là bị dị ứng đơn thuần tại mắt.

    Tháng 4, 5, 6 và 7 là những tháng đỉnh điểm hoành hành của căn bệnh viêm kết mạc dị ứng bởi lẽ các dị nguyên như phấn hoa, bụi cỏ, nấm mốc sẽ đạt đậm độ cao nhất trong môi trường. Bên cạnh đó là nhiệt độ và độ ẩm dao động mạnh. Tất cả bệnh nhân đều khiếp sợ kiểu thời tiết trước cơn mưa hay những ngày nồm ẩm ướt bởi khi đó bệnh của họ sẽ tái phát.

    Phòng tránh dị ứng mắt

    Dị dứng mắt khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và cộm ở mắt

    Người ta chia dị ứng mắt thành nhiều dạng

    Viêm kết mạc dị ứng: Là bệnh thường gặp nhất với các triệu chứng chủ yếu là ngứa mắt, chảy nước mắt, tăng tiết rỉ mắt; nặng hơn thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng. Tại mi cũng có thể có các biểu hiện viêm nhiễm.

    Viêm giác mạc: Thường do dị ứng với những yếu tố nội sinh như: viêm giác mạc kẽ do dị ứng độc tố vi khuẩn lao – xoắn khuẩn giang mai, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu, viêm giác mạc sau nhiễm virus Herpes, thủy đậu, zona…

    Viêm bên trong nhãn cầu: Tuy khó có dị nguyên nào lọt vào được nhưng chúng ta vẫn có thể gặp các bệnh lý dị ứng. Chất nhân thể thủy tinh với bản chất là một dị nguyên nội sinh có thể gây ra những bệnh cảnh nặng nề cho mắt như: viêm màng bồ đào dị ứng chất nhân, glaucoma do thể thủy tinh.

    Các nguyên nhân gây viêm nhiễm tại mắt

    Dị ứng phấn hoa, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, hen, chàm, mất cân bằng dinh dưỡng, hóa chất, dùng mỹ phẩm bừa bãi… trong đó dị ứng mắt theo mùa là bệnh nhẹ, chỉ gây ngứa ngáy, mắt đỏ, chảy nước mắt. Cơ chế dị ứng mắt là phản ứng do tế bào mast cell bị kích thích bởi Immunoglobin E, khởi sự do bụi dị ứng sinh ra. Những chất trung gian từ tế bào mast cells như histamine, prostaglandin, leucotrienes và kinins lần lượt kích thích dây thần kinh, làm nở mạch máu, tiết ra chất nhờn, làm mắt ngứa, cay và đỏ, sưng thành bọng nước trong mắt và ra ghèn.

    Dị ứng mắt dễ bị nhầm với các bệnh mắt khác do triệu chứng không rõ ràng. Bởi vậy, cần phân biệt dị ứng mắt với nhiều bệnh mắt khác, nhất là phân biệt thương tích vào mắt, nhiễm khuẩn mắt, dùng kính áp tròng, thuốc rửa mắt không hợp, nhiễm khuẩn mắt, viêm vành mắt, mắt khô, hay đường dẫn nước mắt bị nghẹt…

    Các nguyên nhân gây viêm nhiễm tại mắt

    Dị ứng mắt dễ nhầm với các bệnh mặt khác do triệu chứng không rõ ràng

    Ðiều trị và phòng bệnh

    Điều trị tùy thuộc bệnh dị ứng mắt nặng hay nhẹ. Nhưng cách hay nhất là phải loại trừ nhanh chóng các dị nguyên ra khỏi mắt. Bệnh nhân không nên dùng tay dụi mắt vì sẽ kích thích tế bào mast cells làm bệnh tăng nặng thêm. Bệnh nhân có thể rửa mắt bằng nước lạnh, nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo (nếu dùng nước mắt nhân tạo mà còn bị đau mắt thêm, hay đỏ mắt hơn, hay bị kích thích thì nên ngưng dùng). Chườm lạnh cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm phù mi, giảm ngứa và kích thích do làm co mạch và ổn định màng tế bào có chức năng miễn dịch.

    Khi thấy khó chịu tại mắt, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa, không tự tiện mua thuốc để nhỏ. Cần tuân thủ nghiêm ngặt thời gian dùng và liều lượng thuốc, bởi việc dùng tùy tiện hay lạm dụng các thuốc này có thể gây một số biến chứng ở mắt.

    Nếu không may bị dị ứng với các thuốc tra hoặc nhỏ mắt thì phải dừng thuốc lại, sau đó đem đơn và thuốc đã dùng đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được chẩn đoán và hiệu chỉnh.

    Để phòng dị ứng, bệnh nhân phải tránh tiếp xúc với những dị nguyên, chất kích thích nào có thể gây dị ứng cho mắt. Các yếu tố gây dị ứng phổ biến là: phấn hoa, bụi nhà, bào tử nấm mốc, lông côn trùng và súc vật nuôi, nước hoa, xà phòng thơm, một số mỹ phẩm, thức ăn. Khi thấy khó chịu tại mắt, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa, không tự tiện mua thuốc nhỏ mắt. Khi bác sĩ kê đơn thuốc, cần báo cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng của bạn.

    Giải pháp về môi trường:  tránh tiếp xúc với dị nguyên; tìm hiểu về địa lý học xem vùng bạn sinh sống có những dị nguyên gì, nên ở trong nhà nhiều hơn vào mùa có nhiều dị nguyên; Năng xem thời tiết: mùa nhiều gió khiến dị nguyên gây bệnh mạnh hơn, mùa mưa làm trôi đi phấn hoa, bụi bẩn có thể làm bệnh dịu đi, đừng nên dậy sớm quá vì phấn hoa có đậm độ rất cao vào đầu ngày; Năng đeo kính bảo vệ mắt, vệ sinh cá nhân tốt, đừng day dụi mắt, thận trọng khi dùng hoá chất, mỹ phẩm; Làm sạch không khí, không lạm dụng kính tiếp xúc.

    Các sản phẩm có corticoid không nên dùng liên tục hay kéo dài, thêm nữa phải luôn thận trọng với các biến chứng của chúng như: glôcôm, đục thuỷ tinh thể. Rất ít bệnh nhân phải dùng thuốc đường toàn thân trừ phi họ bị kèm theo viêm mũi xoang hay hen suyễn.

    Dược sĩ Hưng


    Euro-Pein-oxihoa-loa-hoa-mat

    EURO PEIN – SÁNG TRONG ĐÔI MẮT

     

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội