HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Đau đầu gối ở tuổi dậy thì là dấu hiệu của bệnh gì?

    Thế nào là bệnh Osgood – Schlatter?

    Osgood – Schlatter là một bệnh, hay còn được gọi là hội chứng Osgood – Schlatter, thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên chuyển sang giai đoạn phát triển (dậy thì) với biểu hiện chính là đau phần trước đầu trên xương chày.
    Tần suất bệnh gặp vào khoảng 4,5% ở người bình thường và tới 21% ở những vận động viên chuyên nghiệp. Lứa tuổi hay gặp nhất là từ 13 – 14 tuổi (ở nam) và 11 – 12 tuổi (ở nữ). Nữ mắc bệnh ở lứa tuổi thấp hơn có lẽ dậy thì sớm hơn nam. Bệnh cũng gặp ở nam nhiều hơn ở nữ (với tỷ lệ khoảng 3/1 đến 7/1) do nam giới thường vận động mạnh và nhiều hơn nữ.
    Tuy nhiên, khoảng cách của sự khác biệt này ngày càng thu hẹp bởi nữ giới ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể dục thể thao. Nhìn chung, bệnh gắn liền với thời kỳ hệ xương đang phát triển mạnh trong đó có xương chày. Cơ chế gây bệnh hiện nay được cho là do trẻ em tham gia các hoạt động thể thao như đá bóng, chạy nhảy, bóng chày, bóng rổ, cầu lông… với cường độ nhiều và liên tục trên cơ sở một đầu dưới xương chày đang phát triển chưa ổn định.
    Ở người, cơ tứ đầu đùi là một cơ rất lớn, có phần gân phía dưới đi vòng, chồng lên qua xương bánh chè và bám vào đầu dưới xương chày. Ở trẻ em, phần đầu trên xương bánh chày còn nhiều sụn nên không được chắc chắn, do đó khi vận động liên tục với cường độ cao, phần sụn chỗ bám của gân cơ tứ đầu đùi rất dễ bị tổn thương. Tuy vậy, bệnh có thể xuất hiện cả ở những trẻ mà tiền sử ít hoặc không hoạt động thể thao cũng như không có nguyên nhân do chấn thương một cách rõ ràng.
    Bệnh đau khớp gối thường gặp ở lứa tuổi dậy thì
    Biểu hiện của bệnh
    Các biểu hiện chính của bệnh là đau, căng tức đầu dưới xương chày. Đau có thể xuất hiện khi đi lại, vận động nhiều như chạy nhảy, co đầu gối, đau đặc biệt tăng khi lên xuống cầu thang và nhiều khi, cảm giác đau, căng tức đầu trên xương chày liên tục cả khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân cũng thường thấy đầu dưới cơ tứ đầu đùi căng tức và thậm chí đau nhiều khi vận động. Mức độ đau thì rất khác nhau ở từng cá thể, có người chỉ đau ở mức độ nhẹ, vẫn đi lại và tham gia các hoạt động thể lực được trong khi ở người khác, mức độ đau nhiều phải dùng thuốc giảm đau. Thông thường, các triệu chứng biểu hiện từ từ và người bệnh chỉ nhận ra khi mức độ đau đã khá nặng. Tổn thương ở một bên gối chiếm khoảng 70% và có 20 – 30% số bệnh nhân bị cả hai bên.
    Khám có thể thấy lồi củ trước xương chày sưng nề, ấn đau, chụp Xquang hoặc cộng hưởng từ có thể thấy tổn thương gân, sụn và phần sụn xương chày bong, tách khỏi đầu trên xương chày.
    Những điều cần làm
    Điều trị bệnh về cơ bản chỉ bao gồm các biện pháp như tạm dừng các hoạt động thể lực, băng ép dây chằng đầu gối, chườm đá, cho các thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen và vật lý trị liệu… Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp đau quá nhiều không đáp ứng điều trị hoặc có tổn thương nhiều phần sụn và lồi củ xương chày do chấn thương. Tiên lượng của bệnh thường tốt, bệnh thuyên giảm nhanh sau khi nghỉ ngơi và điều trị đúng phương pháp, hết hẳn khi đến tuổi trưởng thành (hệ xương ngừng phát triển). Tuy nhiên, cá biệt có một số trường hợp chuyển mạn tính với những cơn đau đầu gối tồn tại ngay cả ở tuổi trưởng thành.
    Phòng bệnh này chủ yếu là tránh các hoạt động thể lực quá sức ở lứa tuổi thiếu niên; trước khi vận động nên khởi động thật kỹ, theo đúng bài; tránh các động tác làm căng cơ đùi đột ngột và quá mức; tập luyện theo cường độ tăng dần để hệ cơ xương khớp có thể thích nghi. Khi đã có triệu chứng đau gối, căng cơ đùi, phải lập tức dừng vận động và chỉ tập luyện nhẹ nhàng trở lại khi đã hết đau. Duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt cũng góp phần làm tăng sức chịu đựng của hệ cơ xương khớp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
    Luyện tập thể dục thể thao với cường độ cao cũng khiến khớp gối bị ảnh hưởng
    Tìm hiểu về bệnh Osgood – Schlatter
    Bệnh Osgood – Schlatter lần đầu tiên được mô tả bởi một bác sĩ phẫu thuật người Thụy Điển tên là Sven Christian Johansson (1880-1959) và BS. Christian Magnus Falsen Sinding-Larsen (1866-1930), người Na Uy với các tổn thương của phần gân cơ bám qua xương bánh chè và mép dưới xương bánh chè sát đầu trên xương chày. Năm 1903, Robert Bayley Osgood (1873-1956) – một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người Mỹ và Carl B. Schlatter (1864-1934) – một bác sĩ phẫu thuật người Thụy Sĩ đã báo cáo các tính chất của bệnh một cách đầy đủ và từ đó, bệnh này được mang tên hai ông: Osgood – Schlatter.
    Ngoài ra, ở lứa tuổi dậy thì trẻ còn mắc một số bệnh đau xương khớp 
    Đau chân: trẻ có triệu chứng đau ở chân không rõ vị trí; đau về đêm, ban ngày hoàn toàn bình thường, triệu chứng xảy ra trong vài ngày rồi hết hẳn, sau đó tái diễn. Những biểu hiện trên là triệu chứng của quá trình tăng trưởng mà y học gọi là đau tăng trưởng. Đau tăng trưởng có thể từ đau nhẹ gây cảm giác khó chịu thoáng qua đến đau dữ dội. Đau tăng trưởng thường bắt đầu sau ba tuổi và có thể kéo dài đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, để loại trừ những trường hợp đau do bệnh lý, cần đưa bé đi khám nếu thấy bé đi khập khiễng hoặc kèm theo sốt.
    Đau lưng: rất có thể đau lưng cơ năng hoặc bị bệnh về cột sống. Những bệnh lý liên quan đến cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và bệnh lý thường gặp là vẹo cột sống vô căn. Vẹo cột sống vô căn nghĩa là căn nguyên chưa được biết, như vậy không thể phòng ngừa. Vẹo cột sống vô căn có thể khởi phát ở tuổi nhũ nhi, tuổi thiếu nhi, nhưng phần lớn khởi phát ở tuổi thiếu niên (từ 10 tuổi ở bé gái, 12 tuổi ở bé trai) và thường gặp ở bé gái. Vẹo cột sống vô căn nếu khởi phát càng sớm thì vẹo sẽ càng nặng. Tuy nhiên, ở lứa tuổi dậy thì, vẹo cột sống diễn tiến nhanh.
    Đau gót chân: thường gặp ở bé trai hiếu động, vận động nhiều. Y học gọi là bệnh Sever (viêm xương sụn vô khuẩn gót chân). Tuổi dậy thì, trẻ lớn nhanh, xương vì thế cũng tăng trưởng nhanh hơn, trong khi gân cơ – dây chằng thì lại chậm hơn. Vì thế, khi trẻ vận động, hệ thống gân cơ – dây chằng vùng xương gót chân sẽ tạo một sức ép đè lên xương sụn gót chân và làm cho xương sụn này bị tổn thương. Hạn chế vận động nặng và thuốc kháng viêm sẽ cải thiện triệu chứng đau. Đôi khi cần mang nẹp bất động hoặc bó bột để giảm đau.
    Đau cứng khớp, đau ửng đỏ kèm sưng:  rất có thể trẻ đã bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên. Phần lớn bệnh diễn tiến trong vòng vài năm, cần điều trị tích cực bằng thuốc kháng viêm mạnh, thuốc ức chế miễn dịch và vật lý trị liệu. Một số trường hợp làm dài thêm qua tuổi trưởng thành và để lại di chứng nặng nề gây thoái hóa cứng khớp, đặc biệt là các khớp ngón tay, bàn tay.
    Ngoài ra, còn một số rối loạn cũng thường gặp ở tuổi dậy thì như bàn chân bẹt, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, trượt chỏm xương đùi, bán trật khớp chè đùi, lõm ngực…
    Để phát triển tốt về thể chất và chiều cao, trẻ cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các dưỡng chất và các yếu tố vi lượng, cụ thể là ăn nhiều rau quả, thịt cá, uống nhiều sữa tươi. Vệc bổ sung canxi và vitamin D rất cần thiết đối với trẻ, nhất là khi trẻ vừa trải qua một căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc mắc bệnh kháng vitamin D. Cần chọn môn thể thao thích hợp với tố chất và sở thích của trẻ.
    Dược sĩ Hưng

    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội