HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Chảy máu cam ở trẻ – nguyên nhân và cách xử lý

    Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết ở mũi, đây không phải là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Hiện tượng này gây ra rất nhiều khó chụi, thậm chí còn gây ra hoảng sợ, tuy nhiên chảy máu cam ở trẻ không phải là tình huống trầm trọng cần cấp cứu nhưng bạn cũng cần có kiến thức cơ bản để có thể sơ cứu khi trẻ nhà bạn bị chảy máu cam.

    Niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch rất dày. Chảy máu cam là do có sự rối loạn vận mạch, hay tổn thương niêm mạc hốc mũi hoặc do đường thở bị khô.
     
    Trẻ nhỏ bị chảy máu cam là do thành mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi hơn so với ở người lớn. Khi trẻ bị chảy máu cam thì đa số vị trí chảy máu thường ở gần phía trước của mũi, ở vách ngăn chia hai bên mũi và thường chảy máu ở một bên mũi nhưng cũng có trường hợp chảy máu cũng có thể xuất phát ở sâu hơn trong khoang mũi.
     
     
    Nguyên nhân gây hiện tượng chảy máu cam
     
    Mũi là cửa ngỏ đầu tiên để đưa lượng khí hô hấp vào bên trong cơ thể. Do vậy, tất cả các nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều là các nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân có thể kiến trẻ bị chảy máu cam và có thể phân thành các nguyên nhân như:
     
    Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, do đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi thì có khả năng làm vỡ các mạch máu lớn trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
     
    Do trẻ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên: như cảm cúm, viêm xoang hay do hít phải hơi độc.
     
    Do các dị vật đường thở mà trẻ mắc phải: như nhét hạt cườm, hòn bi hay hạt lạc… vào trong hốc mũi.
     
    Do thời tiết quá lạnh: khiến đường thở bị khô hoặc bị dị ứng trong trường hợp viêm mũi dị ứng gây ho và hắt hơi quá mức.
     
    Do có sự xuất hiện của khối u trong mũi trẻ.
     
    Các “loại” chảy máu cam
     
    Chảy máu mũi trong hốc mũi
     
    – Viêm mũi cấp tính và mạn tính: tình trạng viêm mũi làm cho lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây chảy máu mũi.
     
    Viêm mũi gây kích thích tạo ra dịch rỉ viêm gồm có nước, muối, protein và các thành phần hữu hình hòa tan, dịch làm tăng tính thấm thành mạch gây đau căng trong hốc mũi, tạo thành những chất dính gọi là dỉ mũi, bám chặt lên lớp niêm mạc mũi. Điều này làm trẻ hay cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu mũi.
     
    – Dị vật mũi: trẻ nhét hạt cườm, hòn bi, hạt lạc… vào trong hốc mũi gây viêm loét và chảy máu mũi.
     
    – Dị hình hốc mũi: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dẫn đến chảy máu mũi.
     
    – Chấn thương mũi: do va chạm, do đánh nhau, do tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt làm rách hệ thống niêm mạc mũi. Nếu chấn thương nặng làm vỡ các mạch máu lớn trong hốc mũi có thể dẫn đến sặc máu, mất máu cấp với số lượng lớn có thể tử vong.
     
    – Các khối u hốc mũi lành hoặc ác tính: có thể có nhưng rất hiếm gặp ở trẻ em, chủ yếu là những khối u xơ vòm mũi họng hay gặp ở trẻ nam tuổi dậy thì. Bên cạnh dấu hiệu chảy máu mũi cần đánh giá dịch chảy ra có mùi hôi hoặc thối, bẩn để nghi ngờ đến bệnh lý ác tính.
     
     
    Chảy máu mũi ngoài hốc mũi
     
    Thường gặp do cúm, thương hàn, sốt xuất huyết – đây là những loại bệnh lý cũng hay gặp ở trẻ em. Ngoài ra bệnh lý viêm cầu thận cấp hay những trẻ em phải sử dụng thuốc chống đông kéo dài do điều trị một số bệnh tim mạch bẩm sinh.
     
    Xử trí
     
    Khi trẻ bị chảy máu cam thì trước tiện bạn phải thật bình tĩnh, cho trẻ ngồi xuống ghế và hơi ngã ra phía trước (gập người về phía trước) sao cho vị trí mũi cao hơn vị trí tim. Vì khi ở vị trí này, máu sẽ chảy ra ngoài hai lỗ mũi mà không chảy ngược vào họng trẻ.
     
    Dùng hai ngón tay (ngón cái & ngón trỏ) để bóp chặt liên tục hai cánh mũi của trẻ để chúng chụm lại với nhau trong khoảng 10 phút. Khi ấy, cho trẻ thở bằng miệng.
    Bạn có thể sử dụng khăn lạnh đắp ở phần sống mũi củ trẻ để cầm máu.
     
    Bạn nên dặn trẻ thật kỹ rằng tuyệt đối không được nuốt máu bởi nếu trẻ nuốt vào thì có thể gây nôn hoặc trẻ bị tiêu chảy ngay sau đó.
     
    Nhỏ một giọt chanh vắt vào trong lỗ mũi trẻ. Máu sẽ nhanh chóng ngừng chảy.
     
    Dùng một miếng gạc lạnh hay một túi đá chườm để chườm lên trên cánh mũi. Khi máu đã ngưng chảy bạn dặn trẻ không nên khụt khịt, hắt hơi hay ngoáy mũi vì sẽ rất dễ khiến cho máu chảy lại.
     
    Sau khi bạn đã cầm được máu cho trẻ, hãy rửa mặt cho trẻ thật sạch với nước lạnh, thái một củ hành và cho trẻ ngửi. Tiếp đó, bạn cũng có thể cho trẻ ăn một chút mật ong hoặc đường.
     
    Sử dụng dấm rượu táo cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn trong việc cầm máu khi trẻ nhà bạn bị chảy máu cam. Bằng cách bạn hãy ngâm một chiếc bông nhỏ trong dấm và dùng nó để nhét vào lỗ mũi. Dấm sẽ giúp máu đông lại.
     
    Không để trẻ móc vào lỗ mũi hoặc là chọc bất kỳ vật gì khác vào trong hai lổ mũi. Nếu như trẻ nhà bạn bị viêm mũi dị ứng thì nên đi khám bác sĩ để được uống thuốc chữa và phòng những cơn dị ứng.
     
    Khi nào cần đến sự can thiệp của bác sĩ?
     
    Các trường hợp sau đây cần thiết phải đi BS ngay lập tức:
     
    Lượng chảy máu nhiều và nhanh hoặc cảm thấy cơ thể trẻ đang bị mất máu (trên 15 phút).
     
    Chảy máu cam ngay sau khi cho trẻ sử dụng một loại thuốc nào đó hoặc sau một chấn thương vùng đầu, mặt.
     
    Có những triệu chứng khác lạ kèm với chảy máu cam như yếu mệt toàn thân, tiêu tiểu, hoặc nôn ói ra máu, xuất hiện các đốm đỏ lấm tấm dưới da, mặt xanh nhợt hoặc chảy máu cam gây bít nghẹt 2 lỗ mũi làm trẻ khó thở. Trẻ cảm thấy choáng váng, hoa mắt và yếu trong người và có biểu hiện mệt mỏi.
     
    Nếu bạn đang cho trẻ sử dụng loại thuốc kháng sinh nào đó, hãy nên kiểm tra lại, bởi thuốc kháng sinh đôi khi cũng là “thủ phạm” gây nên chứng chảy máu cam ở trẻ. Trong trường hợp này tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc kháng sinh này cho trẻ.
     
    Bạn cần hết sức chú ý bởi việc chảy máu cam thường xuyên ở trẻ có thể là dấu hiệu sớm các bệnh như của ung thư máu, rối loạn đông máu và u bướu ở vùng mũi.
     
    Phòng tránh
     
    Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế khả năng trẻ tự gây tổn thương niêm mạc mũi của mình khi đùa nghịch hay có thể do vô ý.
     
    Tránh lui tới thường xuyên hai trạng thái không khí nóng lạnh (như ra vào phòng lạnh liên tục) vì khi đó thời tiết thay đổi đột ngột không những kiến trẻ dễ bị chảy máu cam mà còn có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
     
    Ngừng hút thuốc khi trong nhà có trẻ nhỏ nhằm giúp cho trẻ không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc vì khi đó nếu bạn hút thuốc thì trẻ sẽ nhiễm khói thuốc do hút thuốc thụ động không những giúp trẻ phòng tránh được chảy máu cam mà còn giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ.
     
    Khi thời tiết quá oi bức hoặc quá lạnh lẽo, bạn nên bảo vệ mũi cho trẻ bằng cách cho trẻ ở trong phòng và làm gì đó để cho không khí trong phòng được ổn định, ví dụ như bật quạt hay máy điều hòa nhiệt độ…
     
    Luôn đảm bảo điều kiện thở trong không khí có duy trì độ ẩm nhất định. Môi trường và không khí khô chính là nguy cơ khiến trẻ nhà bạn dễ bị chảy máu cam.
     

    DMCA.com

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần