Như chúng ta đã biết, tụt huyết áp thể đứng ở người cao tuổi là một căn bệnh thường gặp và nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Tụt huyết áp tư thế đứng – còn được gọi là tụt huyết áp tư thế. Đây là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ ngồi hoặc nằm. Tụt huyết áp thể đứng có thể làm cho cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, và có thể ngất xỉu.
Theo các chuyên gia, tụt huyết áp thể đứng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất vẫn là ở người cao tuổi. Tụt huyết áp thể đứng thường là nhẹ và kéo dài chỉ khoảng vài giây, vài phút. Tuy nhiên, nếu tụt huyết áp thể đứng thường xuyên xảy ra thì nó có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy đến bệnh viện để kiểm tra nhằm đảm bảo sức khỏe nhé!.
Nguyên nhân gây tụt huyết áp thể đứng
Huyết áp được biết đến chính là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (còn được gọi là huyết áp động mạch). Khi tim bắt đầu co bóp, máu sẽ được đẩy đi và lúc này sẽ ép vào thành của động mạch khiến cho thành động mạch căng ra và được gọi huyết áp tâm thu (đây là huyết áp cao nhất). Sau khi co bóp, tim sẽ giãn ra và lúc này thành động mạch sẽ co lại về trạng thái như ban đầu, số đo ở thời điểm này chính là huyết áp tâm trương (đây là huyết áp thấp nhất). Ở những người bình thường chỉ số huyết áp mục tiêu là 120/80mmHg. Khi huyết áp ≥ 140/90mmHg được gọi là tăng huyết áp, khi huyết áp dưới 100/80mmHg, được gọi là huyết áp thấp và khi huyết áp dưới 90/60mmHg được gọi là tụt huyết áp. Như vậy, huyết áp thấp khác với tụt huyết áp.
Tụt huyết áp thể đứng thường có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, ngất xỉu…Nguyên nhân gây tình trạng tụt huyết áp thể đứng là do:
- Xuất huyết (có thể là xuất huyết dưới da, niêm mạc, tiêu hóa và sinh dục).
- Dùng thuốc hạ huyết áp quá liều chỉ định.
- Hạ đường huyết (lúc này đường huyết dưới 2,5mmol/l).
- Chấn thương nặng và chảy máu nhiều.
- Mất nước do tiêu chảy hoặc sốt.
Ngoài ra, tụt huyết áp thể đứng mãn tính còn có nhiều nguyên nhân khác như:
- Giảm trương lực thần kinh – mạch máu.
- Mắc một số bệnh nhiễm trùng cấp tính (như nhiễm trùng huyết) hoặc nhiễm trùng mãn tính như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đường mật…
- Ngộ độc thức ăn
- Ngộ độc vi khuẩn.
- Táo bón kéo dài khiến các chất độc tích trữ trong phân.
- Rối loạn chức năng tuyến thượng thận (bệnh Addison).
- Chế độ ăn nghèo nàn: Suy dinh dưỡng, lười uống nước, ăn ít các loại rau củ quả…
- Sang chấn tâm thần và thường xuyên bị stress
- Người cao tuổi thường xuyên sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc chữa cao huyết áp, thuốc chữa bệnh Parkinson và một số loại thuốc khác.
Dấu hiệu của tụt huyết áp thể đứng
Thông thường, tụt huyết áp thể đứng sẽ có những biểu hiện sau:
- Hoa mắt, chóng mặt trong vài giây, vài phút, thậm chí là ngất xỉu.
- Đau đầu
- Rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn chức năng tim mạch
- Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn
- Vã mồ hôi những vẫn có cảm giác ớn lạnh.
- Suy giảm khả năng tình dục
- Xuất hiện tình trạng rụng tóc
Làm sao để nhận biết tụt huyết áp thể đứng?
Cách đơn giản nhất để nhận biết bệnh nhân bị tụt huyết áp thể đứng đó là đo huyết áp. Tuy nhiên, để biết chính xác chỉ số huyết áp thì cần để bệnh nhân nằm nghỉ khoảng 20 phút, sau đó đo huyết áp ở tư thế nằm.
Tiếp theo, cho bệnh nhân đứng dậy. Khoảng 5-10 phút sau, sẽ đo huyết áp ở tư thế đứng. Nếu thấy huyết áp tâm thu tụt xuống khoảng ≥ 20mmHg so với huyết áp khi nằm thì có thể gọi là tụt huyết áp thể đứng. Cần lưu ý là nên kiểm tra huyết áp vào những thời điểm huyết áp thường thấp nhất như buổi tối trước khi đi ngủ và buổi chiều tối hoặc sau khi vừa ăn xong.
Điều trị tụt huyết áp thể đứng
– Để đề phòng tụt huyết áp thể đứng, người cao tuổi nên có chế độ ăn hợp lý, ăn đủ bữa trong ngày và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
– Nến ăn nhiều loại rau, củ, quả để tăng vi chất cần thiết cũng như bổ sung lượng nước cho cơ thể.
– Tập thể dục và vận động thường xuyên
– Ngủ đủ giấc (khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày).
Nên uống trà hoặc cà phê vào mỗi buổi sáng. Trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp, song một sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp tốt phải đảm bảo tốt các tiêu chí sau:
– Không gây phản ứng phụ khi người bệnh dùng thường xuyên. Điều này chỉ có thể có được nếu sản phẩm được sản xuất từ nguồn gốc thiên nhiên.
– Có tác dụng làm ấm nóng cơ thể, không gây lạnh bụng, đi ngoài, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại, làm cho bệnh nhân càng tụt huyết áp hơn. Vì vậy sản phẩm không nên bổ sung những vị thuốc có tính hàn.
Trà An Bình được làm từ các thành phần thảo dược: Nhục quế, quế chi, cam thảo, can khương (dựa theo bài thuốc cổ phương Quế chi cam thảo thang gia vị – Ôn bổ tâm dương), có tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, giúp trừ lạnh, làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết. Dùng khi huyết áp thấp, tỳ vị hư nhược, nôn, chân tay lạnh. Trà An Bình được bào chế bằng công nghệ chiết xuất đặc biệt (Công nghệ Chi-Alco), giúp giữ được những hoạt chất quý của thảo dược, mang lại cho sản phẩm tác dụng vượt trội và nhanh chóng. Ngoài ra, Trà An Bình còn giúp phục hồi sinh khí, tăng cường chuyển hóa năng lượng giúp cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thế.
Quý khách có thể tìm mua Trà An Bình tại tất cả các hiệu thuốc trên cả nước hoặc liên hệ trực tiếp tới văn phòng đại diện theo số điện thoại : 0983.194.458 – 04 3577 2507 để được tư vấn.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi