Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị lệch sang một bên, khác với trạng thái bình thường. Biến dạng đặc biệt này xảy ra ở 0,5% dân số trên toàn thế giới và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến phụ nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng tới khả năng hô hấp và tuần hoàn của người bệnh.
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn ngăn chặn được tình trạng vẹo sột sống. Hãy cùng tham khảo nhé!.
Quan tâm đến tư thế của bạn
Đối với một số người, vẹo cột sống là hết quả của quá trình ngồi sai tư thế. Lúc này cột sống sẽ bị cong, vẹo theo hình chữ S. Vì thế, nếu phải ngồi làm việc lâu ở một chỗ, hãy giữ đúng tư thế để tránh hiện tượng cột sống uốn cong từ bên này sang bên kia.
Không sử dụng quá sức một bên cơ thể
Nếu bạn thực hiện một số động tác tập thể dục, mang vác đồ hay mang theo túi xách nặng ở một bên vai thì lâu dần sẽ dẫn đến chứng vẹo cột sống được gọi là vẹo cột sống vô căn. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên thay đổi từ bên này sang bên kia khi mang vác đồ vật nặng cũng như chơi bất kỳ môn thể thao nào cần đến cơ bắp nhé.
Thực hiện một số bài tập lưng
Một số bài tập lưng sẽ có ích trong công tác phòng chống bệnh vẹo cột sống bởi các cơ ở lưng sẽ giúp hỗ trợ cột sống. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia khi đưa ra một kế hoạch luyện tập nhé!.
Bổ sung thực đơn giàu canxi
Canxi là một yếu tố quan trọng giữ xương chắc khỏe. Do đó, hãy bổ sung canxi vào chế độ ăn uống hàng ngày chẳng hạn như sữa. Ngoài ra, vitamin D là một thành phần thiết yếu hỗ trợ trong việc hấp thu canxi trong cơ thể. Vì vậy mà bạn cũng không nên bỏ qua loại vitamin hữu ích này nhé.
Phát hiện sớm và nhờ tư vấn y tế
Điều quan trọng nhất là kiểm tra sớm và tiếp nhận được những lời khuyên bổ ích của các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, đối với những bạn nữ cần chú ý hơn nữa. Ở Ấn Độ, các cô gái luôn luôn phải mặc những bộ quần áo bó sát như Kurtas, cholis, áo nịt ngực truyền thống…gây nên hiện tượng cong vẹo cột sống.
Chú ý đến các triệu chứng sớm của vẹo cột sống
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, đừng bao giờ bỏ qua bất kỳ triệu chứng nào chẳng hạn như hai vai không bằng nhau, một vai tròn, hình dạng không đối xứng ngực, có bướu, cột sống bị cong, khung xương chậu có vấn đề….
Đối với trẻ em
Nên thường xuyên kiểm tra và hình thành thói quen sinh hoạt sớm cho trẻ. Đặc biệt đối với những bé gái, tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn, do đó các bậc phụ huynh phải thường xuyên xem xét cũng như kiểm tra trẻ bắt đầu từ thời kỳ “trứng nước”.
Không nằm một chỗ xem tivi
Nằm nhiều giờ ở một chỗ và xem tivi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống của bạn. Vì thế, hãy thay đổi thói quen xấu này ngay lập tức bạn nhé.
Tránh ăn vặt
Việc ăn vặt thường xuyên có thể khiến xương giòn và dễ gẫy hơn. Tuy nhiên đồ ăn vặt nếu được thay thế bằng các loại thực phẩm lành mạnh thì lại rất tốt cho xương khớp đấy.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi