Theo các chuyên gia, bệnh tăng nhãn áp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn. Do đó, cần đến các trung tâm y tế tiến hành kiểm tra, xét nghiệm để từ đó có biện pháp điều trị kịp thời nhé.
Cấu trúc cơ bản của mắt.
Xét nghiệm và chẩn đoán
Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh của bạn và tiến hành cuộc kiểm tra mắt toàn diện hoặc có thể tiến hành một số chẩn đoán bao gồm:
Đo áp lực nội nhãn (Tonometry). Đây là một phương pháp hết sức đơn giản. Sau khi gây tê mắt các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và kiểm tra ban đầu đối với bệnh tăng nhãn áp.
Kiểm tra thần kinh thị giác. Để kiểm tra xem có bất cứ thiệt hại nào ở dây thần kinh thị giác hay không, các bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm trực tiếp vào mặt sau của mắt. Xét nghiệm này sẽ xác định được những thay đổi nhỏ có thể gây nên bệnh tăng nhãn áp.
Kiểm tra thị giác. Để kiểm tra xem trường thị giác của bạn đã bị ảnh hưởng bởi bệnh tăng nhãn áp hay chưa, các bác sĩ sẽ sử dụng một bài kiểm tra đặc biệt để đánh giá tầm nhìn bên ngoài (ngoại vi).
Đo độ dày của giác mạc. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp. Lúc này mắt của bạn sẽ được gây tê để các bác sĩ đo. Nếu có giác mạc dày, áp lực của mắt có thể cao hơn bình thường ngay cả khi không có bệnh tăng nhãn áp. Tương tự như vậy, những người có giác mạc mỏng có thể có áp lực bình thường và vẫn còn có bệnh tăng nhãn áp.
Các xét nghiệm khác. Để phân biệt được giữa bệnh tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp góc đóng, các bác sĩ nhãn khoa có thể sử dụng một kỹ thuật gọi là gonioscopy – trong đó một ống kính đặc biệt được đặt trên mắt trái của bạn để kiểm tra góc thoát nước.
Biện pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp
Mục tiêu điều trị bệnh tăng nhãn áp là làm giảm áp lực trong mắt của bạn bao gồm:
Thuốc nhỏ mắt
Điều trị bệnh tăng nhãn áp thường bắt đầu bằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc sử dụng thuốc nhỏ mắt phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến thị lực. Các loại thuốc nhỏ mắt bao gồm:
Nhóm thuốc chẹn Beta (Beta Blockers): gồm có các hoạt chất như Timolol, Levobunolol, Betaxolol… có tác dụng làm giảm lượng dịch mắt tiết ra.
Cần lưu ý: thuốc nhỏ mắt nhóm này không sử dụng cho phụ nữ có thai. Người bị hen phế quản hoặc có bệnh lý về tim mạch. Các tác dụng phụ thường gặp là hạ huyết áp, nhịp tim chậm, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, trầm cảm…
Nhóm thuốc chủ vận Alpha (Alpha Agonist): gồm có các hoạt chất như: Apraclonidine, Bromonidine… có tác dụng vừa làm giảm lượng dịch mắt tiết ra vừa làm tăng lượng dịch mắt thoát đi.
Các tác dụng phụ thường gặp là nhức đầu, mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng…
Nhóm thuốc ức chế Carbonic Anhydrase: gồm có các hoạt chất như: Brinzolamide, Dozolamide… Nhóm thuốc này làm giảm áp suất ở mắt nhờ tác dụng giảm lượng dịch mắt tiết ra.
Các tác dụng phụ là gây bỏng rát, dị cảm và những khó chịu ở mắt…
Nhóm thuốc gây co đồng tử (Miotic): gồm có các hoạt chất như Pilocarpine, Ephinephrine… do tác dụng gây co đồng tử nên gia tăng dịch mắt thoát đi, làm giảm áp suất ở mắt.
Các tác dụng phụ thường gặp là nhức đầu, mắt mờ, bỏng rát mắt…
Nhóm thuốc tương tự Prostaglandin (Prostaglandin Analogs): gồm có các hoạt chất Latanoprost, Travaprost, Bimatoprost… Nhóm thuốc này có tác dụng làm gia tăng lượng dịch mắt thoát đi.
Các tác dụng phụ thường gặp là thay đổi màu mắt, ngứa mắt, dị cảm và mờ mắt…
Nhóm thuốc kết hợp mà thành phần là sự kết hợp giữa các nhóm thuốc với nhau, như sự kết hợp giữa nhóm thuốc chẹn Beta và nhóm thuốc chủ vận Alpha (Timolol và Brimonidine).
Thuốc uống
Nếu thuốc nhỏ mắt không làm giảm áp lực mắt của bạn, các bác sĩ sẽ tiến hành kê thuốc uống. Acetazolamide là một thuốc lợi tiểu có tác dụng ức chế enzyme Carbonic Anhydrase và thường được sử dụng dưới dạng thuốc viên trong điều trị bệnh tăng nhãn áp. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp cứu, Acetazolamide còn được sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch.
Tác dụng phụ của Acetazolamide là gây buồn ngủ, buồn nôn, đi tiểu nhiều, tê và gây cảm giác kiến bò ở tay và chân, sỏi thận…
Phẫu thuật
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật để điều trị bệnh tăng nhãn áp nếu bạn không thể chịu đựng được việc uống thuốc, nhỏ thuốc hoặc việc uống thuốc, nhỏ thuốc không mang lại tác dụng gì.
Các biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật là nhiễm trùng, viêm nhiễm, chảy máu, nhãn áp bất thường hoặc thậm chí là mất thị lực. Ngoài ra, phẫu thuật mắt cũng có thể tăng tốc độ phát triển của đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, hầu hết các biến chứng có thể được điều trị hiệu quả.
Phẫu thuật có thể bao gồm: phẫu thuật lazer, lọc phẫu thuật, cấy ghép thoát nước…
Phương cách sống và biện pháp khắc phục
Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn duy trì sức khỏe. Đặc biệt, bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất có thể giúp cải thiện tầm nhìn của bạn. Ngoài ra, một số loại thảo dược có thể giúp ích cho bệnh tăng nhãn áp như quả việt quất.
Tập thể dục an toàn
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm áp lực trong mắt. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành bất cứ bài tập nào nhé.
Hạn chế uống cà phê
Theo các chuyên gia, việc uống nhiều caffeine có thể làm tăng áp lực mắt của bạn.
Kiểm soát cân nặng và huyết áp
Nghiên cứu cho thấy kháng insulin – có thể do tăng huyết áp và béo phì là liên kết với nhãn áp tăng cao.
Kết luận
Theo các chuyên gia, ngoài biện pháp điều trị bằng thuốc và phẫu thuật thì người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Cùng với đó, nên hạn chế sử dụng caffeine và cần có kính bảo vệ mắt khi ra ngoài nhé.
Dược sĩ Hưng
EUROPEIN – SÁNG TRONG ĐÔI MẮT
Xem chi tiết sản phẩm tại đây
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi