Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Có nhiều hình thức ô nhiễm môi trường khác nhau và mỗi hình thức đều có những tác hại đối với sức khỏe con người:
1. Ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.
Nguồn nước bị ô nhiễm gây nhiều bệnh cho con người
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
2. Ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Sulfur Điôxít (SO2): là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SO2 là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 thậm chí ở nồng độ thấp có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bẹnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,..
Cacbon mônôxít (CO): được hình thành do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ như than, xăng, dầu, gỗ và một số chất hữu cơ khác. Khi hít phải, CO sẽ lan tỏa nhanh chóng qua phế nang, mao mạch, nhau thai,.. Đến 90% CO hấp thụ sẽ kết hợp với Cácbonxy-Hemoglobin, làm kiềm chế khả năng hấp thụ oxy của hồng cầu. Các tế bào máu này sẽ bị vô hiệu hóa, không mang được oxy tới các mô của cơ thể gây hiện tượng ngạt. Nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức tiêu thụ lượng oxy cao như não, tim, và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,.. Gây đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, ăn không ngon, khó thở, rối loạn cảm giác,..
Ô nhiễm không khí có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người
Nitrogen Điôxít (NO2): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa Nitơ ở nhiệt độ cao. NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. Tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng,..
Bụi: dựa vào kích thước hạt bụi, người ta chia bụi thành bụi toàn phần (TSP) có đường kính khí động học dưới 50 µm và bụi PM10 có đường kính khí động học dưới 10 µm là loại bụi nhỏ có thể dễ dàng xuyên qua khẩu trang, thâm nhập vào đường hô hấp của con người. Hầu hết các hạt bụi có đường kính từ 5-10 µm xâm nhập và lắng đọng ở đường hô hấp giữa. Bụi hô hấp là những hạt bụi có đường kính khí động học dưới 5 µm, có thể xâm nhập sâu đến tận các phế nang của phổi là vùng trao đổi của hệ hô hấp. Ảnh hưởng của bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước hạt. Bụi có thể gây các bệnh đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung thư,..
Ozôn (O3): là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm, có mùi hăng mạnh. O3 sinh ra từ phản ứng quang hóa giữa NOx và các hợp chất hữu cơ bay hơi dưới tác động của ánh sáng mặt hoặc tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện, tia cực tím (một số thiết bị điện có thể sản sinh ra O3, có thể dễ dàng ngửi thấy như trong tivi, máy photocopy,..). Thông thường, O3 được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, khử trùng,.. tuy nhiên, ở nồng độ lớn, O3 trở nên độc cho các sinh vật sống, gây tổn thương các mô và tế bào cơ thể. Có thể làm giảm chức năng phổi, gây tức ngực, ho, khó thở,..
Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs): gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó quan trọng nhất là benzen, toluene, xylene,.. VOCs có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở liều cao, gây viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học, gây tổn thương gan – thận, gây kích thích da. VOCs cũng có thể là tác nhân gây suy tủy và ung thư máu.
Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,.. Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ,.. Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh, làm giảm chỉ số thông minh).
Tiếng ồn: sinh ra từ hoạt động của máy móc, động cơ xe, tiếng còi xe, loa phát thanh,.. Thông số tếng ồn có tiêu chuẩn khác nhau theo khu vực và thời gian cụ thể. Khi thông số tiếng ồn vượt quá TCCP sẽ gây mệt mỏi thính giác, giảm thính lực, gây ù tai, điếc nghề nghiệp, làm nhiễu loạn chức năng não, tăng nhip thở, giảm thị lực và khả năng phân biệt màu sắc, gây viên dạ dày, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thần kinh thực vật.
Khí Radon: sinh ra do phân rã hạt nhân Urani trong tự nhiên, là loại khí nặng nên thường tồn tại trong lớp không khí sát mặt đất. Trong tự nhiên, radon có trong đất đá, xỉ than, bãi thải vật liệu xây dựng, trong bùn. Radon có thể bám qua các hạt bụi nhỏ, xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc thấm qua da, qua các vết thương. Nhiễm độc khí radon có thể gây ung thư phổi, gây bệnh máu trắng,..
3. Tác hại của ô nhiễm môi trường đất đối với sức khỏe con người
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
Trước hết các độc tố từ đất thâm nhập vào thực vật thông qua hoạt động sinh trưởng. Mức độ thâm nhập các kim loại nặng vào thực vật thưởng tỷ lệ thuận với hàm lượng của chúng trong đất (thưởng là môi quan hệ tuyến tính) thời gian sinh trưởng. Thông thường hàm lượng độc tố trong đất cao thì mức độ tích lũy độc tố trong thực vật càng lớn (chẳng hạn khi hàm lượng các chất độc trong đất tăng lên 100 lần thì hàm lượng của các chất này trong cây ngô cũng tăng lên 36 lần. Mặt khác, hàm lượng của các kim loại trong lá, thân cây thường lớn hơn trong hạt và củ nhưng mức độ tập trung của chúng trong cây lá và hạt xấp xĩ như nhau và cũng tăng theo hàm lượng của các độc tố trong đất. Các chất độc từ đất thâm nhập vào người, động vật gây nhiều biến đổi sinh hóa, sinh lý dẫn đến bệnh tật tử vong.
Các chất độc từ đất có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn (thực vật đến động vật và cuối cùng vào cơ thể người). Chất độc hại có thể lan tỏa vào nước mặt và nước ngầm rồi theo nước vào cơ thể người và động vật. Cà hai phương thức thâm nhập nói trên đặc trưng cho các độc tố tồn tại ở dạng linh động là chủ yếu (dạng ion, dạng hấp thụ, dạng phức anion, các hợp chất hữu cơ, phức cơ kim có thể tan trong dung dịch đất).
Ngoài ra, con người có thể hít thở không khí bị ô nhiễm bụi chứa chất độc hại bay lên từ đất. Bằng con đường này các độc tố ở các dạng tồn tại khác nhau có thể thâm nhập vào người và động vật. Cần nhấn mạnh mức độ thâm nhập độc tố vào cơ thể người phụ thuộc nhiều hơn vào đặc tính sinh địa hóa, dạng tồn tại của độc tố so với hàm lượng của chúng trong đất. Con người có thể nhiễm xạ nếu tiếp xúc với đất chứa các chất phóng xạ trong thời gian đủ dài. Chẵng hạn đất ở khu vực mỏ Urani Tiên An (Quảng Nam) bị nhiễm xạ với cường độ lớn hơn giới hạn tối đa cho phép hàng trăm, có nơi đến hàng nghìn lần. Trong vùng này có nhiều người bị quái thai, dị dạng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao.
Đất đóng vai trò quan trọng trong các con đường truyền dịch bệnh người – đất – người – côn trùng – ký sinh trùng – người, vật nuôi, đất, người hoặc đất người.Con đường từ người qua đất rồi trở lại về với người thông qua dòng nước hoặc côn trùng là phổ biến đối với các bệnh đường ruột như tả, lị hoặc thương hàn.Các vi trùng, trứng hoặc ấu trùng, ký sinh trùng (các loại giun sán) từ đất thâm nhập qua cơ thể người. con đường từ vật nuôi như trâu bò, lợn gà qua đất và nước trong đất từ đó vào người là phổ biến đối với các bệnh như bệnh xoắn trùng, da vàng trực trùng.Tại các vùng rừng núi bệnh từ động vật hoang dã cũng theo con đường này truyền vào người như bệnh sốt phát ban thường , sốt phát ban nhiệt đới.Bệnh viêm da do giun móc di chuyển từ dưới đất lên xâm nhập cơ thể người do da tiếp xúc với đất, hoặc phần thãi của động vật nuôi.
Con đường truyền bệnh trực tiếp vào đất vào người là phổ biến đối với các bệnh nấm ở da, ăn sâu vào thịt hay lan toàn thân do xa khuẩn actinomycetes. Có các loại nấm từ đất xâm nhập vào các vết thương trên cơ thể người như blastomyces. Đất trồng trọt là nguồn chứa nấm độc fusarium penicilium.Các trực trùng uốc ván clostridium lestri, trực trùng gây bệnh như độc tố clostridium botudium tồn tại trong đất gây bệnh hiểm nghèo qua tiếp xúc của vết thương trên cơ thể người với đất, hoặc từ đất vào người qua đường tiêu hóa.Đất cũng là nơi hấp thụ các siêu vi khuẩn gây bệnh dường ruột và các loại siêu vi khuẩn mà chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người
4. Tác hại của ô nhiễm phóng xạ đối với sức khỏe con người
Các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, hoặc đường tiêu hóa hay hơi thở. Sự tác động của phóng xạ vào cơ thể qua nhiều loại bức xạ khác nhau như tia X, alpha, beta, gamma… Bên cạnh những hiệu quả vô cùng to lớn trong công nghiệp, y học thì các chất phóng xạ và các tia bức xạ cũng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu sự tác động vượt quá giới hạn an toàn. Tác động của ô nhiễm phóng xạ với cơ thể
– Hô hấp: nhiễm phóng xạ có thể gây ra ung thư vòm họng, phổi.
– Máu và cơ quan tạo máu: mô limpho và tủy xương ngừng hoạt động, làm cho số lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng.
– Hệ tiêu hóa: niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy, sút cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể, ung thư.
– Da: xuất hiện ban đỏ, viêm da, sạm da. Các tổn thương này có thể dẫn đến viêm loét, thoái hóa, hoại tử hoặc phát triển thành khối u ác tính trên da.
– Cơ quan sinh dục: vô sinh.
– Sự phát triển phôi thai: phụ nữ bị chiếu xạ trong thời gian mang thai (đặc biệt là trong giai đoạn đầu) có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh.
5. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con người, không thua gì các loại ô nhiễm khác. Ô nhiểm tiếng ồn có hại về sinh lý, tâm lý và có tầm ảnh hưởng xã hội.
Về sinh lý, trên một mức nào đó, tiếng ồn gây thương tích tai, làm điếc. Trong môi trường ồn, ta dễ bị bệnh về giấc ngủ (không ngủ được, cấu trúc của giấc ngủ bị rối loạn).
Sống trong tiếng ồn, ta có thể bị đau đầu, lâu dần thành bệnh kinh niên, mất khả năng làm việc, hay là ít nhất là mất giá trị sống. Nguy hại hơn nữa là những bệnh về tim mạch và huyết áp.
Về tâm lý, môi trường ồn có thể gây cho ta stress, căng thẳng thần kinh, dễ cáu, nóng nảy, hung hăng, dễ bị kích động,…6. Tác hại của ô nhiễm sóng với sức khỏe con người
Tại các thành phố, hầu hết các đài, cột phát sóng điện từ (viễn thông, phát thanh truyền hình…) đều nằm ngay trong khu dân cư; số đài phát sóng của các hãng taxi cũng ngày một tăng. Hậu quả là người dân đang phải sống trong "bể sóng điện từ". Nhiều nghiên cứu cho thấy, loại sóng này có những ảnh hưởng nguy hại đối với sức khỏe.
Sóng điện từ tần số radio (300 KHz-300 GHz) được ứng dụng rộng rãi trong liên lạc vô tuyến, phát thanh, truyền hình, viễn thông, radar quân sự… Đối với con người, nó có thể làm nóng sâu vào bên trong cơ thể hàng chục cm, gây sốt. Với năng lượng thấp, nó không gây sốt nhưng có thể làm rối loạn điện tích và sự chuyển hóa trong tế bào… Một số khảo sát sức khỏe ở bộ đội radar cho thấy, tỷ lệ có trạng thái tình dục yếu, sinh con gái nhiều… ở những người này cao hơn so với người bình thường.
Những người làm việc lâu năm trong các đài phát thanh truyền hình (nhất là bộ phận phát sóng, kỹ thuật) dễ bị rối loạn sức khỏe. Điển hình là hiện tượng suy nhược cơ thể, gầy gò, da dẻ không tươi tắn, luôn mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ, trí nhớ giảm… Các triệu chứng này chỉ thể hiện rõ sau 5-10 năm tiếp xúc thường xuyên với sóng điện từ và chúng sẽ tự hết khi bệnh nhân thay đổi môi trường làm việc. Ngoài các đối tượng trên, sóng điện từ còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh các đài phát sóng.
Các nghiên cứu cho thấy, sóng càng ngắn thì năng lượng bức xạ được cơ thể người hấp thu càng nhiều, tác hại đến sức khỏe càng lớn. Sóng cực ngắn có thể gây những biến đổi chức năng và bệnh lý ở các hệ thống thần kinh, tim mạch, nội tiết và nhiều cơ quan khác. Sóng ngắn làm giảm số lượng bạch cầu, gây các rối loạn ở tuyến yên, vỏ thượng thận, tim mạch, nội tiết… Các dải sóng dài và sóng trung làm giảm các quá trình hưng phấn thần kinh, giảm các phản xạ có điều kiện, gây rối loạn chức năng tạo glucozen của gan, rối loại dinh dưỡng ở não và các cơ quan nội tạng, sinh dục… Hiện nay, các loại sóng thường được sử dụng trong phát thanh truyền hình đều là sóng trung đến sóng cực ngắn.
Điều nguy hiểm là các giác quan của con người không thể nhận biết tình trạng ô nhiễm sóng điện từ. Với các tác động khác như ánh sáng, tiếng động, mùi vị, nhiệt độ…, chúng ta có thể cảm nhận và nếu các yếu tố trên có liều lượng vượt quá sức chịu đựng, cơ thể sẽ có những phản xạ như nhắm mắt, bịt tai, bịt mũi. Còn với sóng điện từ, ngay cả khi ta đứng trong trường bức xạ cường độ rất cao, các giác quan đều vô cảm và do đó cơ thể không thể phát sinh các phản ứng tự vệ. Ngoài ra, các tác hại do ô nhiễm điện từ gây ra lại xuất hiện âm thầm sau một thời gian khá dài nên con người hầu như không biết đến nó.
6. Ô nhiễm ánh sáng đối với sức khỏe con người
Ô nhiễm ánh sáng gây tác hại trực tiếp đến cơ thể con người. Dưới đây là một vài hậu quả thường gặp nhất.
Giảm thị lực: Những khu vực được chiếu sáng quá mức gây chói mắt, khiến cho con người có phản xạ nhắm mắt hoặc ngoảnh mặt đi để màn ánh sáng không phân tán xuyên qua võng mạc. Những tác động này gây: giảm độ tinh tế, giảm khả năng nhận biết màu sắc, giảm khả năng nhận biết độ tương phản
Ô nhiễm ánh sáng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng
Làm mất nhịp sinh học: Nhịp sinh học, hay còn gọi là đồng hồ sinh học, là chu kỳ hoạt động trong vòng 24 giờ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của hầu hết cơ thể sống. Những quá trình này bao gồm hoạt động của não bộ, sự sản xuất hormone (melatonin), các hoạt động của tế bào và nhiều hoạt động sinh học khác. Ô nhiễm ánh sáng có thể làm rối loạn nhịp sinh học, gây mất ngủ, suy nhược cơ thể, ung thư và các bệnh về tim mạch.
Rối loạn giấc ngủ: Trong một thế giới hiện đại luôn được chiếu sáng thường trực như ngày nay, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng làm gia tăng nguy cơ rối loạn nhịp độ sinh hoạt, ảnh hưởng đến khả năng đi ngủ và thức dậy đúng giờ của con người, đồng thời tác động lên các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Trong khi đó, một giấc ngủ đầy đủ có thể giúp cơ thể con người chống thừa cân, giảm stress, tái tạo sức lao động và giảm nguy cơ đái tháo đường.
Quá dư thừa ánh sáng vào ban đêm còn gây nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Thông qua ảnh chụp từ vệ tinh, gần đây nhóm nghiên cứu thuộc Đại học tổng hợp Haifa đã đánh dấu những vùng sáng nhất và những vùng tối nhất ở Israel với số liệu về các bệnh ung thư khác nhau ở những nơi này. Kết quả là, ở những vùng ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng nhất thì tỷ lệ người bị ung thư vú cao hơn tới 73%. Điều tương tự cũng diễn ra đối với căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza