HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Bệnh thoái hóa sụn – khớp

    1. Đặc điểm sụn – khớp 
     
    Khớp bao gồm dây chằng, cơ bắp, gân, sụn, bao khớp (có màng hoạt dịch lót ở phía trong). Dây chằng có tác dụng gắn các khớp với nhau và co giãn nhịp nhàng; cơ bắp co duỗi làm cho các khớp chuyển động; gân gắn xương với cơ thể để chuyển sức co của cơ vào xương; bao khớp có dịch khớp: tác dụng bôi trơn khớp, giúp cho khớp hoạt động nhịp nhàng và dịch khớp còn có tác dụng dinh dưỡng cho khớp. Với tổ chức sụn là một thành phần lớp đệm bảo vệ, đóng vai trò vô cùng quan trọng tránh sự cọ xát của hai đầu xương khi vận động, làm trơn bề mặt khớp và ngăn cản hay phân tán lực tác động lên bề mặt của sụn, bảo vệ đầu xương.
     
    Đặc điểm của lớp sụn khớp là lớp mô trong suốt vừa cứng vừa dai và đàn hồi tốt. Sụn khớp được cấu tạo hai thành phần chính là tế bào sụn và chất căn bản. Tế bào sụn không có khả năng sinh sản và không có khả năng tái tạo sau tuổi trưởng thành và do đó không có tế bào mới thay thế tế bào chết. Chất căn bản có nhiều thành phần khác nhau như: nước, proteoglycan và sợi collagen. Proteoglycan chứa lõi protein và các chuỗi glycosaminoglycan ở bên cạnh và chủ yếu là chondroitin sulfate và keratan sulfate. Các thể proteoglycan kết nối với acid hyaluronic. Các glycosaminoglycan khác và các protein liên kết với cấu trúc này đảm bảo tính ổn định và bền vững của sụn. Trong các chất căn bản thì vai trò quan trọng nhất là collagen týp 2 (UC-II), chiếm 85 – 90%.
     
    Bệnh thoái hóa sụn - khớp
     
    Sụn khớp bị thoái hóa
     
    Sụn khớp không có mạch máu hoặc dây thần kinh đi qua, do đó chúng được nuôi dưỡng nhờ sự thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch và dịch khớp. Do vậy, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo năm tháng mà gần như không có dấu hiệu báo trước. Thống kê cho thấy có khoảng trên 50% số người trên 65 tuổi có hình ảnh X-quang thoái hóa sụn – khớp và lứa tuổi trên 75 thì hầu hết có ít nhất một khớp bị thoái hóa.
     
    Bệnh thoái hóa sụn - khớp
     
    Hình ảnh mô tả cấu trúc sụn bị thoái hóa
     
    2. Một số nguyên nhân gây làm thoái hóa sụn khớp
     
    Một số nguyên nhân chính làm thoái hóa sụn khớp được nhắc đến nhiều nhất là do sự lão hóa. Bởi vì, ở người trưởng thành các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo, mặt khác khi tuổi càng cao, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần dần giảm chức năng tổng hợp các chất căn bản. 
     
    Ngoài ra, có nhiều yếu tố thuận lợi làm cho tổ chức sụn khớp bị tổn thương như: chấn thương hoặc vi chấn thương có vai trò quan trọng làm thay đổi bề mặt sụn. Những chấn thương lớn gây gãy xương, trật khớp kèm theo tổn thương sụn hoặc phân bố lại áp lực trên bề mặt sụn khớp. Một số bệnh về nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh về khớp hoặc bệnh về máu làm ảnh hưởng đến thoái hóa sụn khớp thường gặp là bệnh to đầu chi, bướu cổ đơn thuần, phụ nữ sau mãn kinh, các dị tật bẩm sinh về khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn (thấp khớp cấp), viêm khớp mãn tính, bệnh gout, bệnh loạn dưỡng xương, bệnh rối loạn đông, chảy máu (Hemophylia). Ngoài ra còn có thể di yếu tố gia đình (di truyền) hoặc hay gặp hơn là do nghề nghiệp đặc thù.
     
    Những người đang hoặc có tiền sử lao động nặng nhọc, công nhân khuân vác, những thợ mỏ có tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa sụn – khớp cao hơn những người làm công việc nhẹ.
     
    3. Triệu chứng của bệnh
     
    – Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ. 
     
    – Đau âm ỉ, tăng từng đợt khi mang vác nặng, sai tư thế, khi mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, thay đổi thời tiết và nổi bật nhất là bệnh hay tái phát. Đau thường xuất hiện sớm ở những khớp chịu lực ( khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, cột sống thắt lưng, cột sống cổ). Không hoặc ít kèm các biểu hiện viêm.
     
    – Có thể có tràn dịch khớp mà thường gặp ở khớp gối. Hạn chế vận động, nhất là sáng sớm lúc mới ngủ dậy, điển hình là khớp gối. Dấu hiệu lạo xạo khi vận động (đặc biệt ở khớp gối). Nếu bệnh xảy ra với thời gian dài có thể gây biến dạng khớp mà hay gặp nhất ở người cao tuổi là cột sống gây gù, vẹo, co cứng cơ lưng. Trong trường hợp bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì có thể gây đau thần kinh tọa, teo cơ đùi hoặc cẳng chân. Nếu thoái hóa cột sống cổ thì gây nên đau vai gáy, tê tay. Một số trường hợp có thể gây teo cơ do ít vận động.
     
    4. Điều trị thoái hóa sụn khớp
     
    Có một số nguyên tắc chung trong điều trị thoái hóa sụn – khớp là điều trị triệu chứng đau và điều trị duy trì. Cần dùng thuốc giảm đau nhưng phải hạn chế đến mức tối đa thuốc có tác dụng phụ đến hệ thống tiêu hóa (dạ dày) và hệ thống tim mạch. Thuốc giảm đau có thể là các thuốc chống viêm giảm đau, các thuốc giảm đau đơn thuần, các thuốc điều trị chống co cứng cơ. Điều trị duy trì gồm các loại thuốc giảm đau và thuốc làm thay đổi các cấu trúc sụn. Loại thường được dùng là loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid. Đây là nhóm gồm nhiều thuốc, có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Khi dùng liều nhỏ các thuốc chống viêm giảm đau này sẽ giảm nguy cơ tác dụng phụ trên ống tiêu hóa.
     
    Thực phẩm chức năng JOINKING là một giải pháp hữu hiệu đối với các bệnh về khớp. Với thành phần Glucosamine (được chiết xuất từ vỏ tôm), Chondroitin (sụn vi các mập), Curcumin (tinh chất từ củ nghệ vàng), và đặc biệt sản phẩm còn chứa 1 loại cao thảo dược quý hiếm Boswellia của Ấn Độ do Tập đoàn SaBinSa hàng đầu thế giới cung cấp. JOINKING sẽ giúp hồi phục và tái tạo mô sụn khớp, đảm bảo sụn vừa chắc vừa có tính đàn hồi, đồng thời tăng tính linh hoạt vận động khớp và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Sản phẩm rất an toàn, hầu như không có tác dụng phụ và dễ dung nạp cho bệnh nhân khi sử dụng lâu dài.

    Xem chi tiết về sản phẩm tại đâyJOINTKING
     
     JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
     
    Quý khách có thể tìm mua sản phẩm JOINTKING tại tất cả các hiệu thuốc trên cả nước hoặc liên hệ trực tiếp tới văn phòng đại diện theo số điện thoại : 0903 235 129 – 04 3577 2507 để được tư vấn.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội