Bệnh rụng tóc (hói đầu) tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng lại gây cho nam giới nhiều phiền toái, lo lắng, và mất tự tin. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh này ở nam giới, trong đó mất cân bằng giữa nội tiết tố nam TTT và DHT trong cơ thể là một nguyên nhân chính.
1. Dấu hiệu của bệnh rụng tóc
Mái tóc là thứ “trang sức” cực kỳ quý giá bởi nó có thể giúp chúng ta trông đẹp hơn. Tuy nhiên tóc cũng dễ dàng bị xơ xác, già nua (tóc bạc sớm), mất sức sống (rụng tóc) và không mọc lại. Vì vậy khi tóc bạc sớm, tóc rụng, thưa dần mọi người bắt đầu lo lắng và lúc này mới cảm nhận được tầm quan trọng của mái tóc.
Thông thường tóc rụng từ 40 – 100 sợi một ngày là bình thường. Bạn chỉ cần tiến hành điều trị khi nhận thấy tóc xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:
– Tóc rụng nhiều cả khi ướt lẫn khô
– Tóc trở nên mỏng hơn, thưa hơn
– Tóc rụng khi bạn đưa tay vuốt nhẹ
– Tóc rụng khi bạn tháo nón bảo hiểm ra khỏi đầu
– Tóc rụng khi bạn dùng lược chải đầu
– Tóc rụng khi bạn gội đầu
– Tóc rụng vương trên gối khi bạn ngủ dậy
– Tóc rụng trên 100 sợi một ngày
– Tóc thưa thớt, chân tóc cách xa nhau, có thể thấy rõ da đầu (nữ)
– Tóc rụng từng mảng, gây hói nhẹ (nam)
Khi gặp một trong những trường hợp này, nếu không tiến hành điều trị ngay lập tức sẽ rất khó trong việc điều trị về sau. Một số trường hợp rụng tóc để lâu sẽ dẫn đế́n nang tóc thoái hóa, gây ra rụng tóc vĩnh viễn.
2. Các dạng rụng tóc
Rụng tóc được chia làm hai dạng: rụng tóc sinh lý thông thường và rụng tóc bệnh lý
Rụng tóc chia làm 2 dạng: rụng tóc sinh lý bình thường và rụng tóc bệnh lý. Chu kỳ sống bình thường của tóc (mọc, ngừng mọc, rụng) khoảng hơn 1.000 ngày, nếu mỗi ngày tóc rụng khoảng dưới 100 sợi là bình thường. Trường hợp tóc rụng nhiều hơn, tức là đã có vấn đề, có thể thuộc dạng rụng tóc bệnh lý, cần phải khẩn trương chữa trị.
Rụng tóc bệnh lý có thể chia làm 3 loại:
– Rụng tóc lan tỏa (Diffuse hair loss),
– Hói đầu (Baldness),
– Rụng tóc từng mảng (Bald Patches).
Rụng tóc lan tỏa (tóc rụng thưa đều khắp da đầu) là dạng thường gặp nhất, bao gồm các nguyên nhân như ảnh hưởng sau khi sinh, sau khi bị sốt cao, sau khi uống thuốc trị ung thư, khi đến tuổi mãn kinh, bị stress nặng kéo dài… Khác với rụng tóc lan tỏa, hói đầu chủ yếu do nguyên nhân di truyền, do nội tiết tố… Hói đầu diễn ra cả ở nam lẫn nữ, tuy nhiên nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn và dạng hói cũng khác nữ. Dạng rụng tóc từng mảng thường chỉ xảy ra ở một vài vùng riêng lẻ trên da đầu và nguyên nhân chưa được biết chính xác.
3. Nguyên nhân khiến tóc rụng, hói đầu
Tóc được hình thành từ một loại protein được gọi là keratin, sinh ra từ nang tóc nằm ở lớp trên cùng của da đầu. Khi nang tóc sản sinh tế bào tóc mới, những tế bào tóc cũ được đẩy ra xa khỏi bề mặt của da đầu với tỉ lệ khoảng 15cm/năm. Phần tóc nhìn thấy thật ra là một chuỗi các tế bào chết keratin. Trung bình, người trưởng thành có khoảng 100.000 đến 150.000 sợi tóc và chúng mất đi khoảng 100 sợi mỗi ngày. Như vậy, bệnh rụng tóc được xác nhận khi số lượng tóc rụng mỗi ngày vượt quá 100 sợi.
Các giai đoạn của bệnh rụng tóc, hói đầu
Tóc rụng có thể là do những nguyên nhân sau:
– Nguồn nước ô nhiễm (nhiễm phèn, thạch tín, chứa nhiều hóa chất cao hơn mức độ cho phép…)
– Khi da đầu yếu và nhiều gầu làm cho sợi tóc yếu, mỏng manh dễ gẫy.
– Tật bứt tóc (thường hay đưa tay lên đầu giật tóc như một thói quen)
– Sử dụng nhiều chất hoá học (thuốc nhuộm, uốn tóc …), dưới tác động nhiệt khi sấy tóc, ép tóc. Dùng dầu gội, dầu xả không phù hợp gây rụng tóc.
– Cột tóc quá chặt
– Tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh làm tóc rụng theo nhiều cơn bộc phát
– Mất cân bằng dinh dưỡng: thiếu một loại vitamin, chất khoáng hay protein khiến cơ thể không đủ chất dinh dưỡng nuôi da đầu
– Lo lắng quá mức, căng thẳng thường xuyên, mệt mỏi thể chất gây suy giảm tuần hoàn máu vùng đầu.
– Gội đầu với dầu gội có hóa chất mạnh làm lượng dầu tự nhiên bảo vệ tóc bị mất đi, hoặc bệnh tự miễn dịch tạo ra yếu tố tấn công nang tóc làm teo nang tóc dẫn đến rụng tóc.
– Mất cân bằng giữa nội tiết tố nam TTT và DHT trong cơ thể.
– Di truyền: Có tới 95% đàn ông rụng tóc là do di truyền. Nếu cha bị bị hói đầu thì con cũng có nguy cơ bị hói .
– Thuốc : Việc sử dụng một số loại thuốc chống suy nhược, thuốc chứa nhiều vitamin A, thuốc chữa bệnh gout và điều trị ung thư đều có thể làm tóc rụng đẫn đến tình trạng hói.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như do thay đổi nguồn nước, do dùng thuốc hoặc sau khi ốm dậy, sau khi sinh con … hay thậm chí là không có nguyên nhân nào cả.
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc, nhưng nguyên nhân chính vẫn là mất cân bằng giữa nội tiết tố nam TTT và DHT trong cơ thể, tức là do cơ thể dư thừa quá nhiều DHT. Các nguyên cứu mới đây nhất chỉ ra rằng: Có tới 80% các trường hợp rụng tóc, hói đầu liên quan đến việc mất cân bằng giữa DHT và TTT trong máu.
DHT chính là thành phần phụ trong quá trình trao đổi chất hormone nội tiết tố nam, có quá nhiều DHT trong cơ thể sẽ khiến các nang lông co lại, ngăn chặn sự phát triển của tóc, làm cho tóc ngày một mỏng và thưa thớt hơn (tình trạng hói đầu). DHT được sinh ra từ tuyến tiền liệt, tuyến thượng thận và da đầu từ hoạt chất TTT 2 enzyme 5-Alpha Reductase (được gọi là Type I và II), DHT và các nội tiết tố Androgen là nguyên nhân gây ra chứng hói đầu. Trong suốt thời gian hoạt động của DHT, sẽ làm cho lỗ nang lông trên da đầu bị hư hỏng, một số nang liên tục chết đi, thu nhỏ kích thước, dẫn đến sợi tóc sẽ yếu đi khi tóc mới được sinh ra và sẽ rút ngắn giai đoạn Anagen. Với một chu kỳ Anagen dần dần ngắn đi ngày càng tăng, thì sẽ làm cho tóc bị mất nhiều đi và mái tóc còn lại sẽ trở nên tốt hơn và mỏng đi. DHT không chỉ nguyên nhân gây ra nang tóc ngắn đi mà nó thực sự ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của tóc và dẫn đến việc ngừng sản sinh ra tóc mới.
Rụng tóc ở nam giới chủ yếu là do mất cân bằng giữa nội tiết tố nam TTT và DHT trong cơ thể.
Có thể dễ dàng thấy được sự ảnh hưởng của TTT và DHT lên chứng rụng tóc nhiều: Ở tuổi thanh niên, khi các hormon đang được sản sinh mạnh mẽ và đầy đủ, chúng ta ít thấy có vấn đề về rụng tóc. Nam giới khi đến tuổi trung niên, sự sụt giảm sản xuất nội tiết tố trong cơ thể (mãn dục nam) sẽ dẫn đến sự mất cân bằng giữa DHT và TTT, DHT gia tăng khiến cho tóc rụng nhiều hơn. Vì thế, đa số những trường hợp hói đầu là ở lứa tuổi sau 40. Chứng hói đầu di truyền cũng có những cơ chế tương tự đối với nồng độ DHT ở tuyến bã nhờn chân tóc.
Yếu tố dẫn đến hói đầu còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: tuyến bã nhờn và yếu tố sinh lý, nhưng xét cho cùng ảnh hưởng của DHT là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hói đầu. Chính vì vậy, cần phải ức chế sự hoạt động của DHT để có thể ngăn chặn và làm chậm quá trình dẫn đến tình trạng hói đầu. Tuy nhiên, vấn đề điều trị cần phải nên bắt đầu sớm để có kết quả tốt nhất.
4. Giải pháp để chữa bệnh rụng tóc, hói đầu
Khi bị hói đầu, nhiều người mất hẳn sự tự tin về diện mạo của mình, luôn tìm cách che lại phần tóc đã mất bằng những sợi tóc ít ỏi còn lại ở hai bên, thậm chí hình thành hẳn một thói quen… đội nón thường xuyên! Họ đi tìm các loại thực phẩm, thuốc men đông, tây… để khẩn cấp “chữa cháy”, ngăn chặn việc mất tóc, hói đầu.
– Gội đầu và dưỡng tóc một cách khoa học: Cho dù loại dầu gội đầu nào cũng nên tránh để tiếp xúc với da đầu, do vậy, phải rửa sạch sau khi gội đầu bởi vì bụi bẩn hoăc dầu gội còn sót lại sẽ làm tắc lỗ chân lông, ảnh hưởng tới sự tuần hoàn nuôi dưỡng tóc.
– Chải đầu thường xuyên và đúng cách: Vừa làm sạch tóc lại kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, tăng nuôi dưỡng cho tóc làm tóc mọc nhanh hơn. Cần lưu ý hướng chải đầu phải chải ngược với hướng tóc chứ không phải xuôi theo theo chiều rủ xuống của tóc. Tóc đỉnh đầu và tóc phía sau nên cúi đầu thấp chải từ chân tóc, như thế không làm hư tóc, lại kích thích da đầu làm tóc mọc nhanh và mịn. Trong khi gội đầu nên massage tóc để kích thích mao mạch và mao nang thúc đẩy tóc nhanh mọc.
– Không nên nhuộm tóc, uốn tóc, duỗi tóc quá nhiều lần vì dễ làm cho tóc dòn, dễ gãy và làm tăng gánh nặng cho tóc. Thuốc uốn tóc có tính kiềm rất mạnh do đó dễ làm đóng vón chất protein, làm tóc mất đi sự óng mượt, hơn nữa trong khi uốn tóc ở nhiệt độ cao quá làm tế bào tầng dễ bị phá hủy khiến tóc dễ rụng và bị cháy, chuyển từ đen thành vàng, từ dày sang thưa, dòn, dễ gãy.
– Trong chế độ ăn uống, cần uống đủ nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng các loại vitamin và nguyên tố vi lượng do nước chiếm 15 – 20% trọng lượng của tóc, làm cho tóc mềm, mịn, đồng thời phải bổ sung canxi, vitamin, đặc biệt là sinh tố nhóm B, B5, H, lipid rất cần cho da và tóc.
Chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết
– Tránh stress, loại bỏ phiền muộn, có tâm lý thoải mái, dinh dưỡng cân bằng, ngủ đủ giấc, tạo thói quen và tinh thần tốt cũng góp phần làm cho mái tóc khỏe, đẹp hơn.
Đặc biệt là điều chỉnh sự mất cân bằng DHT-TTT trong cơ thể, đây là giải pháp cơ bản nhất để ngăn ngừa rụng tóc (nguyên nhân gây ra hói đầu nam). Có các giải pháp sau để ngăn chặn sự hình thành của hormone DHT:
Ngăn chặn sự hình thành DHT bằng cách ngăn chặn enzim 5-alpha reductase. Vì dưới tác động của enzim 5-alpha reductase, hormone TTT chuyển đổi thành DHT.
Thuốc này ngăn chặn 5 alpha reductase và ngăn ngừa sự sản xuất DHT. Những phản ứng không mong muốn gồm: mất khả năng tình dục, làm giảm ham muốn tình dục, giảm khối lượng tinh dịch ở khoảng 5% bệnh nhân. Đặc biệt khi ngừng thuốc thì lại hết tác dụng, vì vậy gây phụ thuộc vào thuốc, và để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Giải pháp an toàn nhất là dùng các chế phẩm từ thảo dược thiên nhiên, có tác dụng gia tăng hormone TTT một cách tự nhiên, do vậy cơ thể không cần thiết tự tiết ra DHT (Để bù đắp thiếu hụt về sinh lý do suy giảm hormone TTT).
Để kiểm soát nồng độ DHT, hai loại thảo dược tự nhiên quý hiếm là Eurycoma Longifolia Jack và thảo dược Gai ma vương có trong sản phẩm X9 đóng vai trò hỗ trợ kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố một cách tự nhiên. Việc sản sinh ra nhiều hormone nội tiết tố trong cơ thể nam giới không chỉ giúp hỗ trợ tăng cường chức năng sinh lý và sức khỏe tình dục, bổ sung năng lượng cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hoá… mà còn tạo ra sự cân bằng tự nhiên giữa TTT và DHT trong cơ thể. Tác động vào điểm mấu chốt là giảm DHT để ngăn tóc rụng và kích thích các nang tóc cũ mọc lên tóc mới.
Dược sĩ Như
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi