HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Gạo lứt và những tác dụng bạn cần biết

    Thành phần dinh dưỡng

    Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.

    Trường hợp gạo trắng qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi.[2] Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.

    Gạo lứt trong ẩm thực

    Lức tẻ

    Gạo lứt có thể nấu thành cơm bằng cách ngâm gạo với nước khoảng 15-20 phút  cho mềm và nấu như cơm nấu gạo trắng. Khi hạt cơm chín thường không nở như gạo trắng, ăn hơi ráp nhưng nếu ăn quen sẽ thấy hương vị ngon ngọt đặc biệt. Càng ngày người ta càng nhận thấy rằng gạo lứt (lức) có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật rất độc đáo. 

    Như mọi người đều biết, ngoài vỏ ra, hạt thóc còn có ba phần chính là lớp cám gạo , phôi và nội nhũ. Nội nhũ chiếm phần lớn và chủ yếu là glucid có giá trị chính là cung cấp năng lượng. Lớp cám và phôi tuy chỉ chiếm 10% hạt nhưng lại chiếm tới 65% các chất có giá trị nhất về mặt dinh dưỡng.

    Giáo sư tiến sỹ Hiroshi Kayahara (giáo sư Ohsawa) của viện sinh học Nhật Bản là người đã phân tích chất gạo lức và tìm ra rằng gạo lức đỏ ngâm một ngày một đêm (khoảng 22 giờ) ở nhiệt độ trong nhà sẽ bắt đầu nảy mầm và tiết ra nhiều chất enzyme cùng vitamin từ cám gạo. Gạo lức trắng không còn phôi để nảy mầm. Gạo lức đỏ sau ngâm nước rồi đem nấu thành cơm sẽ mềm hơn và có vị ngọt hơn cơm thường do các enzyme đã tiết ra chất đường và chất đạm trong hột gạo

    Có rất nhiều món ăn khác có thể sử dụng gạo lứt như nguyên liệu chính: bún làm từ gạo lứt xào với rong biển, ngưu báng, cà rốt và mơ muối; cơm cốm gạo lứt với nguyên liệu là gạo lứt, đậu đỏ, đậu xanh, cốm, nấu như cách đồ xôi và ăn kèm với vừng rang, hành khô phi thơm; cháo gạo lứt với gạo lứt, đậu đỏ, mơ muối, rong biển; cơm gạo lứt cuốn rong biển tương tự một món sushi cuộn makizushi, kết hợp với nước mơ muối và lá tía tô.

    Lức nếp

    Gạo nếp lứt thường được sử dụng để làm món rượu nếp cái, đặc biệt là công thức rượu nếp cái sử dụng nguyên liệu gạo lứt, kết hợp với chuối tiêu chín và lòng đỏ trứng gà.

    Gạo lứt trong dưỡng sinh

    Trong thực tế, gạo lứt có thể sử dụng để nấu cơm ăn hàng ngày, tuy nhiên cũng thường thấy những món ăn sử dụng gạo lứt thuộc nhóm thực phẩm với chức năng dùng để chữa trị một số bệnh. Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lức có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh thổ tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi.[7] Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường

    Gạo lứt muối mè (muối vừng), bao gồm cơm nấu gạo lứt và vừng rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến 2. Gạo lứt muối mè là đồ "thực dưỡng", có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y. như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng

    Gạo lứt rang rồi đun nước pha thành thức uống có tác dụng thanh lọc gan rất tốt. Nước gạo lứt rang có thể uống như đồ uống hàng ngày, cũng có thể kết hợp với canh dưỡng sinh làm từ ngưu báng, nấm shitake và củ cải trắng

    Sữa gạo lứt thanh nhiệt cơ thể và làm đẹp da

    Lớp cùi này của gạo lứt có trên 120 chất kháng ôxy hóa, chúng có thể bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do. Đặc biệt hơn nữa là sữa làm từ gạo lứt còn có nhiều tác dụng không ngờ như thanh nhiệt, giải độc. Dựa trên kết quả phân tích máu của một số người uống Sữa gạo lứt (gạo lức) cho thấy rằng máu của họ rất sạch. Hồng huyết cầu tròn và huyết thanh trong còn những người khác hồng huyết cầu một là hình méo mó, hai là nhiều độc tố và ký sinh trùng. Đó là nhờ tác dụng thanh lọc gan của sữa gạo lức.

    Tác dụng cho sức khỏe: Không chỉ thanh lọc gan, Sữa gạo lứt (gạo lức) còn giúp cho nước da hồng hào, sáng, đẹp, nhờ làm cho máu sạch, không chứa độc tố. Nó làm giảm bớt hoặc không còn nhức mỏi mỗi khi thời tiết thay đổi, giúp chữa dứt chứng táo bón kinh niên. Uống trường kỳ sẽ hết được bệnh gút, chứng phong thấp của người già. Ngoài ra Sữa gạo lứt (gạo lức) còn giúp cơ thể tăng sinh lực, không còn thấy uể oải hay mỏi mệt, tránh tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần ở người lớn tuổi.Trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể dùng cho bữa ăn dặm, tốt cho hệ tiêu hóa và tránh bệnh phù thủng. 

    Gạo lứt giúp chống tiểu đường và cao huyết áp

    Cơ quan xúc tiến nông thôn Hàn Quốc cho biết gạo lứt chỉ xay bỏ vỏ trấu, không xát bỏ lớp cám gạo rất tốt cho việc phòng chống bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

    Cám gạo lứt rất tốt cho việc phòng chống bệnh tiểu đường và cao huyết áp

    Theo KBS World, qua 100 giống lúa, cơ quan xúc tiến nông thôn Hàn Quốc chọn ra được 2 giống cho gạo lứt tốt nhất. Hoạt chất GABA trong gạo này giúp phòng chống bệnh tật cao hơn 15 lần so với gạo lứt thông thường. Gạo lứt không chỉ dễ tiêu hóa mà còn có khả năng nâng cao trí nhớ.

    Cơ quan này cũng cho biết, gạo lứt có tác dụng tốt nhất khi mầm gạo được khoảng 1-2 mm. Để gạo lứt được sản xuất phổ biến, diện tích trồng loại gạo này sẽ được mở rộng theo hợp đồng thành 70 ha.

    Những người nên ăn bổ sung gạo lứt

    Gạo lứt đặc biệt tốt với phụ nữ, nó làm giảm nguy cơ ung thư, ruột kết, làm giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau khi mãn kinh.

    Giá trị chữa bệnh của gạo lứt

    Các tài liệu khoa học hiện nay đã chứng minh cho thấy, trong lớp cám của hạt gạo lứt có rất nhiều vitamin E, vitamin B1, B3, B6, magiê, mangan, sắt, chất xơ. Gạo lứt đặc biệt tốt với phụ nữ, nó làm giảm nguy cơ ung thư, ruột kết, làm giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau khi mãn kinh.

    Gạo lứt cũng là loại thực phẩm quan trọng hàng đầu trong phương pháp thực dưỡng. Đây là phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống. Với thành phần căn bản là gạo lứt – muối mè, nếu sử dụng đúng cách và hợp lý sẽ giúp cải thiện sức khỏe rõ ràng. Nhưng ngược lại, nếu sử dụng không đúng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.

    Theo PGS. TS. Lê Thị Hương, Bộ môn Dinh dưỡng An toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, chúng ta nên nhớ rằng gạo lứt cũng chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng thôi, chúng ta vẫn cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác. Cần bổ sung các nhóm thức ăn giàu protit, lipit hoặc nhóm thức ăn rau củ quả khác để cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin và khoáng chất.

    Không nên chỉ ăn gạo lứt không thôi. Khi ăn gạo lứt cũng cần đảm bảo lượng gạo cung cấp sao cho đủ tỷ lệ năng lượng nhất định, chứ không phải ăn càng nhiều càng tốt. Nếu một bữa ăn ta ăn được bao nhiêu bát cơm thì cũng chỉ cần tính đủ lượng gạo lứt tương đương để có được lượng cơm như vậy.

    Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt:

    – Với những người thừa cân, béo phì nên sử dụng gạo lứt cùng muối mè 2- 3 lần/tuần, có tác dụng giảm cân khá tốt.

    – Với người già, trẻ em, người bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… nếu ăn gạo lứt – muối mè nên kết hợp với một số loại thực phẩm khác để đảm bảo năng lượng cho cơ thể.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội