HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Những điều cần tránh khi uống sữa đậu nành

    1. Không uống sữa đậu nành khi đói

    Khi đói nếu bạn uống sữa đậu nành không kèm theo bất kì sản phẩm nào, khi đó hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể. Để các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành được hấp thụ tốt bạn có thể ăn một số thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa như bánh mì, bánh ngọt, bánh mì hấp

    Nên uống sữa đậu nành và các thực phẩm khác 

    2. Không dùng đường đỏ trong sữa đậu nành

    Một số bạn vẫn thích thêm đường đỏ vào để sữa có vị ngọt và thơm hơn.Tuy nhiên,trong đường đỏ có chứa nhiều các a xit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ.

    3. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc.

    Ở người cao lớn đặc biệt là người cao tuổi không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc. Một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu

    4. Không nên cho trứng vào sữa đậu nành

    Nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Đây là thói quen không khoa học chút nào. Bởi vì các protein trong trứng sẽ dễ dàng kết hợp với trypsin trong sữa, và sản xuất một loại chất mà không thể được hấp thụ bởi cơ thể. Trong trường hợp này, nó sẽ làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.

    5. Tránh uống sữa chưa nấu chín

    Trong sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên khi uống vào sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

     Đặc biệt khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt, khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Điều này là do chất saponin làm cho đậu nành có hiện tượng "sôi giả" . Khi đun sôi sữa cũng phải mở nắp. Sỡ dĩ làm như vậy là để các chất độc hại bốc hơi cùng với hơi nước ra ngoài.

    6. Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành

     Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

    7. Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt.

    Nhiều người cho rằng đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt hay tiện dụng nhất là phích là tiện dụng nhất. Nhưng họ không biết rằng,vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

    8. Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú.

    Không ít bà mẹ nghĩ sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng cao chỉ cần dùng sữa đậu nành là đủ. Điều này là hoàn toàn sai bởi ở trẻ em có nhu cầu phát triển cao, sử dụng mình sữa đậu nành không thể đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng của trẻ.

     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần