Mối liên quan giữa vệ sinh răng miệng và các vấn đề về rụng răng hoặc bệnh răng miệng đã rất rõ ràng. Cụ thể, vi khuẩn có trong miệng có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường và các vấn đề hô hấp. Tại sao vi khuẩn lại tồn tại trong miệng? Tất cả là bởi thói quen lười đánh răng và không giữ vệ sinh răng miệng của bạn sạch sẽ.
Bệnh nha chu
Nếu không giữ cho khoang miệng sạch sẽ, bạn sẽ dễ có nguy cơ bị bệnh nha chu hoặc viêm nướu (nướu đỏ, sưng và chảy máu). Khi không được điều trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, và có thể phá hủy cả các mô nướu và xương hỗ trợ răng.
Bệnh viêm màng tim
Viêm màng tim (viêm nội tâm mạc) là tình trạng viêm lớp bên trong của tim. Bệnh này có thể do vi khuẩn hiện diện trong miệng gây ra. Các vi khuẩn xâm nhập vào máu của bạn thông qua các bệnh về nướu.
Bệnh tim mạch
Khi vi khuẩn gây viêm nha chu đã phát triển trong miệng nhưng lại không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều loại bệnh như bệnh tim, động mạch bị tắc và đột quỵ.
Ung thư
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng kém và một số loại ung thư, bao gồm ung thư não, cổ, thực quản và ung thư phổi… Nguy cơ phát triển các loại bệnh ung thư là do thói quen nghèo đánh răng, sâu răng và bệnh nha chu.
Khó khăn trong việc thụ thai
Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi Hiệp hội phôi học và sinh sản người châu Âu cho rằng phụ nữ có sức khỏe răng miệng kém hoặc bị bệnh nướu răng có thể mất một thời gian dài để mang thai. Cách tốt nhất để ngăn chặn hậu quả này là chăm sóc răng miệng tốt, ngăn ngừa các bệnh về lợi thông qua việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
Biến chứng thai kì
Phụ nữ bị bệnh nướu răng sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng khi mang thai cao gấp 2 lần so với những người bình thường. Các biến chứng có thể gặp là sinh con nhẹ cân, sinh non… Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn trong miệng tạo ra các hóa chất dẫn đến biến chứng thai kỳ.
Bệnh về phổi
Bệnh nha chu có thể làm cho bệnh viêm phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng hơn, vì nó làm tăng số lượng vi khuẩn trong phổi lên gấp nhiều lần.
Béo phì
Nếu đã bị bệnh về nướu, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng tích tụ và tăng cao hơn rất nhiều. Đó là lý do tại sao những người Bị bệnh răng miệng lại thường bị béo phì
Suy giảm trí nhớ
Sức khỏe răng miệng xấu không chỉ ảnh hưởng đến tim mà còn ảnh hưởng đến não. Vệ sinh răng miệng kém đồng nghĩa với việc các động mạch não bị thu hẹp lại và khó khăn trong việc hoàn thành chức năng của chúng. Khi các động mạch của não bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn, nó có thể dẫn đến mất trí nhớ hoặc mất trí nhớ.
Bệnh tiểu đường
Mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và bệnh tiểu đường biểu hiện rõ nhất ở những người kém vệ sinh răng miệng. Các kích thích bên trong miệng làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong việc chuyển đổi đường thành năng lượng do thiếu insulin. Do đó, nguy cơ bị tiểu đường của họ càng tăng cao.
Những biện pháp chăm sóc răng miệng bạn nên tham khảo
Nên chải răng theo chiều dọc.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng như việc điều trị bệnh răng miệng phải nhằm bảo đảm ba yêu cầu: chức năng, thẩm mỹ, dự phòng. Ba yêu cầu phải hài hòa và bổ sung cho nhau, nhưng yêu cầu chức năng là quan trọng nhất. Không nên vì muốn chỉnh hình vị trí một răng đẹp, trám thẩm mỹ một răng đẹp mà quên đi khớp cắn hai hàm, tình trạng mô nha chu… mà làm mất chức năng của răng.
Để có một hàm răng khỏe, đẹp
Để có hàm răng khỏe đẹp, cần chải răng thường xuyên, đúng cách, đều đặn hằng ngày. Chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ; Hoặc tốt nhất là chải răng buổi sáng lúc thức dậy, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Khi chải răng là làm sạch răng không để thức ăn bám vào răng tạo nên vôi răng. Ngoài bàn chải răng thông thường, nên sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như bàn chải kẽ răng, tăm nước, các thuốc súc miệng tạo bọt để đẩy thức ăn ra ngoài và giảm sưng lợi.
Dùng kem đánh răng có fluor giúp ngăn ngừa sâu răng rất hiệu quả. Dùng chỉ nha khoa để lấy các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng mà bàn chải không thể làm sạch được.
Làm thế nào để đánh răng đúng cách?
Đánh răng, chải răng có thể làm mất đi những bựa thức ăn bám quanh răng và các loại vi khuẩn làm ổ gây sâu răng, làm cho hơi thở không có mùi. Đánh răng đúng cách như sau: chải mỗi vị trí từ 5 lần trở lên; hay chải mỗi mặt răng là 30 giây (mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai và mặt bên). Cách chải mặt ngoài và mặt nhai: đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ với hàm răng, chải theo chiều từ chân răng đến mặt nhai với động tác tới lui nhẹ nhàng. Tránh chải răng theo chiều ngang vì nó sẽ làm mòn chân răng. Chải cẩn thận mỗi vùng 2-3 răng và tuần tự như thế cho sạch tất cả các răng.
Đối với mặt trong: đặt lông bàn chải theo chiều thẳng đứng và dùng đầu bàn chải nhẹ nhàng chải từ trên xuống dưới. Làm sạch lưỡi bằng cách dùng bàn chải cạo, hoặc cạo lưỡi bằng que cạo lưỡi. Nên tránh đánh răng quá nhiều, quá nhanh, quá mạnh làm chảy máu lợi và nướu răng. Khi dùng bàn chải tự động phải sạch kỹ từng răng, vòng theo độ cong của nướu răng và hình dáng của răng để lấy hết các mảng bám trên răng, giữ đầu lông bàn chải ở từng răng trong vài giây để chải sạch rồi mới di chuyển qua răng kế tiếp. Mặc dù đã chải răng vẫn phải dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở cổ răng, kẽ răng, vì vẫn còn 40% diện tích răng bàn chải chưa làm sạch được.
Thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng
Dùng một đoạn dài khoảng 50cm và quấn 2 đầu sợi chỉ vào 2 ngón giữa, chừa lại 1 đoạn giữa khoảng 5cm; ngón trỏ và ngón cái giữ căng sợi chỉ, nhẹ nhàng đưa sợi chỉ vào kẽ răng sao cho đoạn chỉ len sát mặt bên của răng, không ấn quá sâu, không kéo sợi chỉ qua lại sẽ làm tổn thương nướu, kéo sợi chỉ quanh mỗi răng theo hình chữ C và nhẹ nhàng di chuyển lên xuống ở mặt bên mỗi răng. Thay sợi chỉ khác khi chuyển qua làm sạch răng kế tiếp.
Cách ăn uống để có một hàm răng khỏe đẹp
Hạn chế ăn thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước đường; nên ăn các loại rau, củ, trái cây tươi; không nên hút thuốc lá; khi không có điều kiện đánh răng sau khi ăn thì có thể thay thế bằng cách nhai kẹo cao su không đường, vì nhai kẹo cao su giúp miệng tiết nước bọt, hạn chế các mảng bám trên răng.
Hạn chế ăn các loại bánh kẹo và đồ ngọt
Thực hiện việc khám răng định kỳ 6 tháng một lần, để được phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng.
Một số thức ăn có liên hệ với các vi khuẩn gây sâu răng. Mặc dù chế độ dinh dưỡng kém không trực tiếp gây bệnh răng miệng, nhưng bệnh răng miệng sẽ tiến triển nhanh hơn và nặng hơn ở những bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng thiếu thốn. Dinh dưỡng kém giảm sức đề kháng dễ bị sâu răng hơn. Vì vậy, việc ăn thức ăn đa dạng, chế độ ăn cân bằng không những cải thiện sức khỏe răng miệng mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh khác.
Nên ăn những thức ăn: trái cây, rau quả, bánh mì, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, cá, các loại đậu… Tránh những chế độ ăn mất cân đối làm khiếm khuyết vitamin và muối khoáng. Tránh khô miệng bằng cách uống nhiều nước. Nước bọt sẽ bảo vệ cả mô mềm và mô cứng trong miệng. Khi ăn vặt nên hạn chế những thức ăn dính, ngọt, dẻo… vì chúng dễ gây sâu răng.
Thay vào đó hãy chọn những thức ăn có lợi cho răng như: các hạt, rau tươi, sữa chua; những loại nước có gas có chứa nhiều đường sẽ làm mòn răng, đặc biệt là acid trong các loại nước quả sẽ vô hiệu hóa men răng, giúp vi khuẩn gây viêm, nhất là khi dùng đồ uống có quá nhiều đường và uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza