Khi lỡ mang chứng bệnh trĩ, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, nhất là những lúc ngồi trong toilet. Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể tham khảo những điều sau :
Chú trọng về ăn uống
– Uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ. Khi bạn ăn uống như vậy, phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, đặc.
– Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, nặng hơn triệu chứng trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
Đừng rặn, khiêng nặng
Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế… Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa. Lưu ý, nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh.
Táo bón lâu ngày gây bệnh trĩ.
Người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn
Trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra một áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo bệnh. Nếu bạn quá nặng cân, hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (20 phút trong 4 giờ). Hành động này làm giảm bớt sức ép của bào thai trên tĩnh mạch hậu môn.
Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh
Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Nếu không thích rửa, hãy chùi bằng loại giấy lau mặt bán trong hộp loại giữ ẩm (moisturized facial tissue), nó sẽ ít làm trầy chỗ trĩ hơn. Phải dùng giấy lau mặt vì hiện trên thị trường không có loại giấy vệ sinh có giữ ẩm – moisturized toilet tissue).
Ngâm nước ấm
Việc ngâm nước muối ấm (15 phút mỗi ngày) thường xoa dịu được cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên. Bác sĩ Byron tại Louisiana (Mỹ) xác nhận như vậy dựa theo kinh nghiệm chẩn trị nhiều năm. Bạn có thể xả nước ấm trong bồn tắm vừa đủ ngập qua hậu môn rồi ngồi bó gối hay ngồi chồm hỗm trong bồn cho đến khi hết đau.
Chế độ sinh hoạt
Hết sức tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Bạn nên dùng hố xí bệt, tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt là vận động cơ bắp. Tùy theo sở thích của mỗi người mà lựa chọn một hay hai môn thể thao yêu thích, kiên trì tập luyện trong một thời gian dài. Bơi lội là một trong những môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, chạy chậm và đi bộ đều có tác dụng phòng ngừa ở các mức độ khác nhau. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày nên đi một lần. Hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ.
Biện pháp không dùng thuốc
Tập khí công: có thể áp dụng các phương pháp như:
– Đứng thẳng, khớp gối duỗi thẳng, đặt hai bàn tay ôm lấy khớp gối, đồng thời nhíu hậu môn co lên, giữ càng lâu càng tốt, mỗi ngày tập 2 lần
– Có thể nằm, ngồi hoặc đứng, dùng ý niệm để co thót hậu môn hoặc thả lỏng hậu môn. Khi hít vào thì co thót hậu môn, khi thở ra thì thả lỏng hậu môn, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 20 lần.
– Toàn thân thả lỏng, tưởng tượng có một khối khí nhỏ ở giữa bụng, đẩy khối khí này quay quanh rốn 36 vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi nhập vào đan điền. Làm liên tục 3 lần như vậy, chú ý giữ ý niệm ở đan điền khoảng 3 phút, thời gian mỗi lần tập khoảng 15 phút, mỗi ngày tập hai lần.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi