Nguyên nhân gây xuất tinh ra máu
Quan hệ tình dục không lành mạnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này nhưng phổ biến hơn cả là do quan hệ tình dục và thủ dâm quá mạnh gây nên những tổn thương dương vật.
Dương vật bị viêm nhiễm
Việc bị viêm nhiễm sẽ kích thích niêm mạc, dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề của các ống, các tuyến của đường dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt và niệu đạo, từ đó gây xuất tinh ra máu. Viêm nhiễm do hai thủ phạm chính gây nên là do bạn bị chấn thương cậu nhỏ hoặc bị nấm khi quan hệ tình dục.
Túi tinh dịch có vấn đề
Nguyên nhân thứ ba có thể do bạn bị tắc túi tinh và các nang túi tinh. Bệnh này gây căng và giãn túi tinh, lâu ngày làm đứt vỡ các mạch máu dưới niêm mạc. Và chúng chính là nguyên nhân khiến tinh dịch của bạn có màu hồng.
Ung thư dương vật
Đây là một trong những nguyên nhân đáng ngại nhất là ung thư: Ung thư dương vật, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho… đều có thể khiến “cậu nhỏ” của bạn xuất tinh ra máu.
Bên cạnh đó thì cũng có nhiều nguyên nhân khác như giãn tĩnh mạch niệu đạo, rối loạn đông máu, hémophilie, xơ gan, tăng huyết áp… cũng có thể “dính máu ăn phần” với hiện tượng xuất tinh ra máu
Xử trí khi xuất tinh ra máu
Nếu bị xuất tinh ra máu, điều đầu tiên bạn cần làm là phải cực kỳ bình tĩnh và nhớ xem điều này đã xảy ra lần nào chưa. Nếu đây là lần đầu tiên và không kèm theo các biểu hiện đau khi đi tiểu, đau khi xuất tinh, đau khi đi ngoài, cảm giác căng vùng bìu, phù nề hoặc căng vùng háng, đau lưng, sốt hoặc rét thậm chí tiểu ra máu… thì bạn có thể tạm thời yên tâm. Vì đây là những biểu hiện của các bệnh về niệu đạo, tinh hoàn, mào tinh hoặc tuyến tiền liệt. Sau khi tĩnh dưỡng và theo dõi, nếu thấy những lần sau tinh dịch không có màu hồng nữa nghĩa là bạn chỉ bị chấn thương cậu nhỏ, khi cậu nhỏ khỏe lại thì bạn cũng không bị xuất tinh ra máu nữa.
Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống hay chủ quan không theo dõi những biểu hiện liên quan vì bệnh này không đơn giản. Máu trộn lẫn tinh trùng sẽ có hại vì các tế bào bạch cầu trong máu sẽ ăn tinh trùng (hiện tượng thực bào). Nếu tình trạng chảy máu cứ tái diễn thường xuyên, cơ thể sẽ hình thành các kháng thể kháng lại tinh trùng. Tốt nhất là khi phát hiện tinh dịch có màu sắc bất thường, các bạn trai nên đi khám sớm.
Ăn gì khi bị xuất tinh ra máu
Ngoài ra bạn nên thảm khảo những món ăn dưới đây để cải thiện tình trạng trên:
Đậu đen thuốc bắc: đậu đen 500g, thục địa hoàng, sơn thù du, phục linh, bổ cốt chi, dây tơ hồng, hạ liên thảo, vừng đen, đương quy, quả dâu, hạt ngũ vị, câu kỷ tử, địa cốt bì, muối mỗi thứ 10g. Đậu đen ngâm nước cho nở. Cho tất cả các vị thuốc và nước vừa đủ vào nồi nhôm sắc lấy nước, cứ nửa giờ chắt lấy nước 1 lần rồi lại cho nước vào đun tiếp, chắt lấy 4 lần nước đổ lẫn 4 lần nước sắc vào với nhau và cho vào nồi to. Cho đậu đen và muối vào nước thuốc sắc, đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc khô thì thôi. Phơi khô đậu đen, cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày dùng 20 – 30g.
Canh ba ba sườn lợn: thịt ba ba 50g, sườn lợn 100g, ngó sen (tươi) 100g, nhân ý dĩ 50g, bách hợp 50g. Rửa sạch thịt ba ba và sườn lợn rồi cho vào nồi nấu cùng ngó sen, nhân ý dĩ, bách hợp, sau khi đã chín nhừ thì ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, một tháng là một liệu trình.
Cháo ý dĩ bong bóng lợn: bong bóng lợn 2 chiếc, hạt ý dĩ 100g. Bong bóng lợn rửa sạch bằng nước ấm rồi thái chỉ. Đảo qua bong bóng đã thái với mỡ rồi cho ý dĩ và gia vị vào đun nhỏ lửa thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 – 2 lần vào lúc đói, nửa tháng là một liệu trình.
Nhân sâm hoàng kỳ hầm cá chép: cá chép 250g, nhân sâm 10g, hoàng kỳ 30g. Rửa sạch sâm, hoàng kỳ; cá chép bỏ ruột, rửa sạch. Cho tất cả vào nồi với nước vừa đủ, đun lửa nhỏ trong 2 giờ kể từ khi nước sôi, cho gia vị vừa ăn, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, một tháng là một liệu trình.
Cháo quả dâu nấu câu kỷ tử: gạo tẻ 100g, quả dâu 20g, câu kỷ tử 20g. Gạo tẻ, câu kỷ tử vo sạch, quả dâu rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nấu nhừ thành cháo, nêm đường là dùng được. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể ăn thay cơm.
Dược sĩ Hưng
X9 – SỨC MẠNH CỦA ĐÀN ÔNG
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi