HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Hoại tử chỏm xương đùi do rượu bia

    Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi khởi phát lúc đầu âm thần và là hậu quả các yếu tố nguy cơ đã xuất hiện trong một thời gian dài trước đó. Khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng thì tổn thương hoại tử sẽ tiến triển nhanh chóng khiến bệnh nhân mất chức năng vận động khớp háng. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt ở giai đoạn cấu trúc giải phẫu của chỏm xương đùi còn nguyên vẹn là lý tưởng vì dù sao một khớp háng của bản thân bệnh nhân vẫn tốt hơn là sử dụng khớp háng nhân tạo.

    Nguyên nhân bệnh
    Phần lớn các trường hợp bệnh nhân đều bị hoại tử xương đùi sau một chấn thương mạnh như : trật khớp háng, gãy xương đùi, gãy cổ xương đùi…Những chấn thương này làm tổn thương trực tiếp mạch máu nuôi dưỡng chỏm xương . Các tế bào xương bị hoại tử do thiếu oxygen và các chất dinh dưỡng. Những nguyên nhân thường gặp khác là:
    Thuốc corticoid: bên cạnh chấn thương, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là những người dùng thuốc corticoid liều cao trong một thời gian dài để điều trị các bệnh mãn tính hoặc bệnh hô hấp như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, hen phế quản, các bệnh về máu.
    Rượu: cũng là một nguyên nhân khá phổ biến, người uống nhiều rượu sẽ bị hẹp mạch máu do nhiều mỡ tích tụ lên thành mạch. Chỏm xương bị hoại tử do giảm lượng máu nuôi dưỡng.
    Các bác sĩ vẫn chưa biết chắc chắn tại sao thuốc corticoid gây ra hoại tử chỏm xương đùi. Có lẽ các thuốc này làm giảm quá trình phân hủy chất béo, chất lipid máu sẽ tích tụ nhiều trên thành mạch, làm hẹp mạch máu, giảm lượng máu đến chỏm xương.
    Các yếu tố nguy cơ khác thường gặp là:
    – Bệnh Gaucher
    – Bệnh Lupus ban đỏ
    – Bệnh Gout
    – Các bệnh về máu: bệnh hồng cầu lưỡi liềm
    – Bệnh nhân bị ung thư được điều trị hóa chất hoặc xạ trị.
    Triệu chứng 
    Trong giai đoạn đầu khởi bệnh, người bệnh có thể không thấy triệu chứng gì, tuy nhiên khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, người bệnh luôn thấy triệu chứng đau vùng khớp háng, có khi lan xuống đùi. Lúc đầu thấy đau khi đi đứng, về sau đau cả lúc nghỉ ngơi.
    Có  nhiều trường hợp người bệnh chỉ đau khớp gối mà không đau khớp háng cho nên dễ bị nhầm là bệnh thoái hóa khớp gối. Trong giai đoạn này chụp phim XQuang có thể không thấy biểu hiện gì khác thường cho nên người bệnh đi khám bệnh ở nhiều nơi mà vẫn chưa tìm ra bệnh.
    Mạch máu nuôi chỏm và cổ xương đùi
    Giai đoạn muộn, khi chỏm xương bị hư nhiều, sẽ làm ảnh hưởng vận động khớp háng. Người bệnh dạng chân rất khó khăn, nhiều người không thể dạng chân để tự bước lên xe gắn máy.
    Người bệnh có dáng đi khập khễnh, có khi 2 chân so le nhau.Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi mất chức năng khớp háng có thể từ vài tháng đến hơn một năm tùy thuộc từng người bệnh khác nhau.
    Phương pháp chuẩn đoán
    Xquang: có lẽ Xquang là phương tiện chẩn đoán đầu tiên mà hầu hết các bác sỹ đều đề nghị cho bệnh nhân, đây là phương tiện đơn giản và ít tốn kém nhất. XQ có thể thấy được nhưng ổ tiêu xương trong lòng chỏm xương đùi, hình dạng chỏm xương đùi bị xẹp lại,  bề mặt khớp bị sụp xuống. Dấu hiệu sớm nhất  thấy được trên XQ là dấu trăng lưỡi liềm. Tuy vậy XQ không đủ nhạy để phát hiện được giai đoạn sớm của bệnh.

    CT scanner: CT scanner có thể mang lại hình ảnh 3 chiều chỏm xương đùi. Tuy nhiên nó không nhạy hơn MRI cho nên nhiều bác sỹ không đồng ý sử dụng CT để chẩn đoán bệnh.
    Sinh thiết hoặc đo áp lực chỏm xương đùi đều có ý nghĩa chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên nó ít được áp dụng vì chúng là một thủ thuật xâm lấn gần giống như một cuộc phẫu thuật.
    MRI:  là phương tiện nhạy nhất, hiệu quả nhất để phát hiện bệnh hoại tử chỏm xương đùi trong giai đoạn sớm. Không giống như XQuang hoặc CT scanner, MRI phát hiện những thay đổi hóa chất bên trong tủy xương cho nên nó có thể phát hiện được bệnh hoại tử chỏm xương đùi trong giai đoạn rất sớm, thậm chí trước khi có triệu chứng đau khớp háng.
    Phân độ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
    Với sự ra đời của CT và MRI nên chẩn đoán nhạy cảm hơn. Năm 1993 người ta chia ra làm 6 độ và hệ thống phân loại này đang phổ biến nhất.
    Ðộ 0: Người có yếu tố nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi không chẩn đoán được trên Xquang, CT scan, MRI. Giai đoạn này tổn thương quá nhỏ không thể phát hiện bằng các kỹ thuật khoa học hiện đại hay còn gọi là khoảng trống của bệnh.
    Ðộ I: Hư hại mạch máu xảy ra, Xquang chưa phát hiện bất thường nhưng CT, MRI phát hiện được bất thường, bệnh nhân bắt đầu phàn nàn đau âm ỉ không liên tục ở vùng háng bị tổn thương, cũng có thể đau khớp gối.
    Ðộ II: Xquang cho thấy rõ được vùng thấu quang và vùng xơ cứng mô tả sự sửa chữa của quá trình nhồi máu, xạ hình xương. CT, MRI cho phép chẩn đoán (+). Giai đoạn này tương ứng với quá trình tiêu xương và nhồi máu xương. Bệnh nhân thấy đau khi đi lại và giảm đau khi nghỉ ngơi.
    Ðộ III: Ở giai đoạn này biểu hiện nổi bật là sự gãy xương ở dưới mặt sụn, biểu hiện là hình ảnh thấu quang hình trăng lưỡi liềm xuất hiện dưới mặt sụn, chỏm xương đùi vẫn còn nguyên vặn không bị bẹp. Hình ảnh trăng lưỡi liềm này là dấu hiệu của xẹp xương xốp dưới mặt sụn, mặt sụn vẫn còn nguyên vặn. Ở giai đoạn này còn được chia ra làm 3 mức độ: A (nhẹ:< 15% chỏm; B (trung bình: 15 –30%); C (nặng: > 30%).
    Ðộ IV: Mặt sụn bị xẹp vì sự nâng đỡ dưới sụn yếu đi. Ðôi khi sự bẹp của chỏm xương đùi là quá nhỏ để phát hiện trên Xquang thẳng – nghiêng, tuy nhiên CT, MRI thì thấy rất rõ. Ở giai đoạn này ổ cối vẫn còn nguyên vặn.
    Ðộ V: Ổ cối bị ảnh hưởng bởi sự kích thích của không hợp nhau với chỏm xương đùi, điều đó được thể hiện là khe khớp hẹp lại và có sự xơ cứng ở cả ổ cối và chỏm xương đùi. Ở phần rìa có các chồi xương do biến dạng của chỏm xương đùi làm cho bệnh nhân phải chịu đựng đau đớn liên miên. Khớp háng bắt đầu không thể cứu vãn được.
    Ðộ VI: Giống như một viêm xương khớp tiến triển, khe khớp biến mất, chỏm xương đùi vỡ, mặt sụn khớp biến mất. Chỏm xương đùi hoại tử vỡ vụn, bệnh nhân phải chịu đau đớn liên tục, đi lại giảm nghiêm trọng.
    Điều trị 
    Ở giai đoạn nhẹ (chỉ có triệu chứng đau mà không có sự phá hủy đáng kể trên chỏm xương), bệnh nhân được điều trị nội khoa và nâng đỡ (uống thuốc kháng viêm không steroid và đi nạng), hạn chế đi lại, kiêng rượu bia, thuốc lá. Một số bệnh nhân có sự phục hồi chỏm xương và khỏi bệnh hoàn toàn.
    Với những trường hợp nặng, phương pháp hiệu quả duy nhất là thay khớp. Trước khi phẫu thuật, người bệnh phải dành ra 3-6 tháng điều trị nâng đỡ, nâng tổng trạng, tập vật lý trị liệu để ngăn ngừa và kéo giãn sự co rút các khớp; đồng thời điều trị nâng cao chất lượng xương (vì bệnh kéo dài sẽ gây tình trạng loãng xương ngay trên xương bệnh).
    Sau khi thay khớp giả, người bệnh có thể đi bộ nhưng không thể chạy nhảy, chơi thể thao, ngồi xổm, quỳ gối, ngồi xếp bằng, ngồi vắt chân và mang vác nặng. Thậm chí động tác cúi người nhặt đồ lên cũng được khuyến cáo là không nên làm. Bộ khớp giả sẽ bị mòn đi theo thời gian và phải thay mới sau khoảng 10-15 năm.
    Dược sĩ Hưng

    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP 
    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội