HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Cảnh báo về bệnh lao màng bụng

    Lao màng bụng là tình trạng tổn thương viêm đặc hiệu của màng bụng do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, thường là thứ phát sau ổ lao khác. Từ tổn thương ở phổi hoặc cơ quan gần kề như ruột, tử cung, buồng trứng…, vi khuẩn lao có thể đến màng bụng bằng đường máu hoặc đường bạch huyết để gây lao màng bụng. Bệnh có thể bị lầm với các bệnh khác trong ổ bụng…
     
    Biểu hiện 
     
    Biểu hiện lâm sàng của lao màng bụng rất đa dạng và phong phú. Tùy theo vị trí của tổn thương lao, có lao màng bụng lan tỏa, lao màng bụng khu trú. Theo cơ địa và tuổi mà có lao màng bụng người già, trẻ em, lao màng bụng ở người nghiện rượu… Và theo cơ chế lan tràn của vi khuẩn: đường máu, bạch huyết, đường kế cận, tùy thuộc vào độc lực và số lượng của vi khuẩn lao cũng như tình trạng phản ứng của cơ thể người bệnh mà trên lâm sàng có các thể lao màng bụng cấp tính, bán cấp và mạn tính. 
     
    Do bệnh lao màng bụng ở thể cấp tính và bán cấp tính biểu hiện lâm sàng thường rất mờ nhạt, nên hầu hết bệnh nhân không nhận ra, chỉ khi bệnh đã thành mạn tính với những triệu chứng điển hình, rầm rộ hơn thì mới đi khám và điều trị.
     
    Trong thể lao màng bụng mạn tính sẽ chia thành 3 thể: 
     
    Thể cổ trướng
     
    Biểu hiện đầu tiên là sốt nhẹ 37- 38oC kéo dài, thường từ chiều và đêm, nhưng có thể sốt cao 39-40oC hoặc bệnh nhân không nhận ra là có sốt. Bệnh nhân thường ăn uống kém, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, gầy sút. Đau bụng âm ỉ kéo dài hoặc đau từng cơn với vị trí đau không rõ ràng, bụng trướng, rối loạn tiêu hóa (đại tiện phân táo lỏng thất thường). Bụng to dần lên thường ở mức độ vừa, cảm giác tức nặng. Bụng bè ngang, rốn lồi ở tư thế nằm.
     
     
     Khi bệnh nhân ngồi hoặc đứng, bụng sệ và lồi ra phía trước. Da bụng căng, nhẵn bóng, trắng như sáp nến. Khi thăm khám có thể thấy những mảng chắc, rải rác khắp bụng. Ngoài ra có thể có hạch mềm, di động, không đau ở dọc cơ ức đòn chũm (nếu có hạch thì cần phải kiểm tra xem có lao hạch phối hợp không), cũng có thể có tràn dịch màng phổi hoặc màng tim phối hợp. Vì thế, khi có cổ trướng, phải thăm khám lâm sàng toàn diện để phát hiện tổn thương lao ở các nơi khác để xem có bị lao đa màng: màng bụng, màng phổi, màng tim (điều trị lao đa màng khó khăn, tiên lượng xấu).
     
    Thể bã đậu hoá
     
    Bệnh nhân thường sốt nhẹ về chiều hoặc không sốt.Triệu chứng rối loạn tiêu hoá rầm rộ hơn: thường đau bụng, chướng hơi, sôi bụng, đi ngoài phân lỏng, màu vàng.
    – Thăm khám bụng: Sờ thấy có vùng cứng xen kẽ vùng mềm, ấn tay vào vùng cứng có thể nghe thấy tiếng lọc sọc của hơi di động trong ruột. Gõ có vùng đục xen lẫn với vùng trong tuỳ theo vị trí dính của phúc mạc và tạng trong ổ bụng.
    Ở thể này, đôi khi có vùng dính cứng lớn ở các vị trí đặc biệt như hạ sườn phải, vùng hạ vị thì dễ nhầm với gan to hoặc khối u trong ổ bụng.
     
    Thể xơ dính
     
    Rất hiếm gặp thể xơ dính: thường xơ dính toàn bộ phúc mạc với các tạng trong ổ bụng. Thể này thường diễn biến nặng, dễ dẫn đến tử vong
     
    Trên lâm sàng có những biểu hiện: Triệu chứng bán tắc ruột: bụng chướng đau, trung tiện được thì đỡ đau, đau bụng, chướng hơi, bí trung đại tiện.
     
    Thực thể: thăm khám bụng thấy bụng cứng, lõm lòng thuyền, khi sờ khó xác định được các tạng trong ổ bụng, chỉ thấy các khối cứng, dài, nằm ngang như những sợi thừng (do mạc nối lớn xơ cứng lại).
     
    Lao màng bụng thể cổ trướng là thể nhẹ, nếu được điều trị sớm, đúng phác đồ thì đa số diễn biến và tiên lượng tốt. Nếu không được điều trị tốt thì sẽ chuyển nhanh sang thể bã đậu hoá hoặc xơ dính hóa.  
     
    Lao màng bụng có thể nhầm lẫn với các bệnh khác của màng bụng và trong ổ bụng như viêm màng bụng cấp không do lao, ung thư màng bụng nguyên phát hoặc thứ phát sau các ung thư các tạng trong ổ bụng như ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư gan… Hơn thế nữa, có trường hợp được chẩn đoán là viêm ruột thừa, đến lúc mổ ra mới biết là lao màng bụng, còn tắc ruột thì cũng nhiều ca do lao màng bụng.
     
    Điều trị
     
    Điều trị lao màng bụng phải kết hợp tốt giữa điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng và chăm sóc thật tốt. Người bệnh muốn khỏi bệnh trước tiên phải sử dụng thuốc chống lao theo đúng nguyên tắc. Khi trong ổ bụng có nhiều dịch, ép lên ngực làm cho người bệnh khó thở phải chọc hút để giảm áp lực thì triệu chứng khó thở sẽ cải thiện. Nếu người bệnh có các dấu hiệu tắc ruột như đau bụng nhiều, nôn, có dấu hiệu rắn bò… do dính cần phải được sớm can thiệp ngoại khoa… Có thể hạn chế xơ dính màng bụng bằng hút dịch tích cực để không lắng đọng fibrin và sử dụng corticoid. Ngoài ra người bệnh còn phải được nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội